Tại sao cân bằng giữa công việc-cuộc sống là một ảo tưởng

tai-sao-can-bang-giua-cong-viec-cuoc-song-la-mot-ao-tuong

Từ xưa đến nay, việc phải chọn lựa luôn là thách thức khó khăn nhất với loài người, ngay cả với một việc đơn giản như tối nay ăn gì.

Từ xưa đến nay, việc phải chọn lựa luôn là thách thức khó khăn nhất với loài người, ngay cả với một việc đơn giản như tối nay ăn gì.

Engines Audi 3.2 V6 FSI

Tương tự như vạn vật, động cơ Audi V6-FSI đạt tốc độ đỉnh cao khi nó chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: làm xe ô tô chạy! 

Phía trên là một trong những động cơ chạy bằng xăng mạnh mẽ nhất trên thế giới từ trước đến nay. Động cơ V6-FSI được sản xuất bởi Audi cho những chiếc xe dòng A5 thế hệ mới: nó tạo ra 199kW ở tốc độ 6500 vòng/phút và mô-men xoắn 330 Nm ở 4000 vòng/phút. Lí do mà nó hiệu quả đến nỗi con người hoàn toàn thua xa vì chiếc động cơ này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, vô cùng rõ ràng: đẩy chiếc xe đi trên đường.

Thêm một ví dụ nữa về hiệu năng của máy móc. Một con robot có thể leo cầu thang và làm bánh rán sẽ kém xa so với hai robot khác chỉ tập trung vào mỗi một việc: hoặc leo cầu thang, hoặc làm bánh rán. Với số lượng mục tiêu càng hạn chế thì hiệu suất thực hiện việc đó càng cao. Một cỗ máy đa nhiệm - ví dụ như con người - sẽ luôn kém hiệu quả hơn một thứ gì đó được sinh ra với chỉ một mục đích duy nhất.

© Flickr/biologycorner

Bộ não con người không thể tập trung vào một việc duy nhất.

Như một quy luật bất biến: không có bất kì thứ gì có thể đạt được hiệu quả tối ưu nếu như nó làm nhiều hơn một việc. Không giống như động cơ V6 của Audi hay động cơ gì đó của robot chuyên rán bánh, não bộ chúng ta không được thiết kế hay tiến hóa để tối ưu hiệu quả cho một việc duy nhất. Thay vào đó, cỗ máy lí trí - cảm xúc này chuyên thực hiện nhiều việc hơn, khái quát hơn - nó được trang bị đầy đủ để thực hiện được vô số việc trên đời: viết tiểu thuyết, câu cá, sinh con đẻ cái, đua xe bốc đầu, ngồi cả ngày trong văn phòng, lên kế hoạch ám sát, sống trong hang động, làm chính trị, hay mở cửa hàng để kinh doanh…

Mặc dù chúng ta được trời phú cho khả năng tập trung, nhưng thực sự thì chẳng có ai có thể tập trung vào một thứ duy nhất. Luôn luôn có một cái gì đó chen ngang vào trong tâm trí. Chúng ta đành phải lựa chọn một giải pháp kém hiệu quả hơn - trong công việc và cuộc sống đời thường - để đổi lấy sự đa dạng và niềm vui cuộc sống.

Tập trung vào một thứ duy nhất và bỏ qua những thứ khác sẽ khiến bạn phải trả giá. Hay như những đánh đổi mà vận động viên điền kinh phải trả để có được đỉnh cao trong sự nghiệp.

Tập trung làm duy nhất một việc là điều không thể, do vậy con người phải “mỗi ngày tôi chọn một việc thôi”.

Lựa chọn là một việc mọi cá thể người sống (có thể là cả người chết nữa, ai biết đâu đấy…) đều phải thực hiện. Mỗi ngày - mỗi giờ - mọi lúc mọi nơi, sự lựa chọn to nhỏ có thể đến theo đủ kích cỡ và tầm quan trọng.

Nhưng có khi nào bạn tự lẩm bẩm rằng “mình làm thế là đúng hay sai nhỉ”, tự đắn đo “hình như có gì đó sai sai”, và sau cùng là tự bứt rứt “thôi chết rồi…”. Đừng lo, đây là chuyện xảy ra với 100% con người, bạn không đơn độc. Thậm chí tại Đan Mạch thế kỉ 19 còn tồn tại hẳn một trường phái triết học chuyên nghiên cứu những cái “lẩm bẩm, đắn đo, bứt rứt” ấy của con người, hay còn được gọi với cái tên rất triết học là Chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa tập trung nghiên cứu những khó khăn về thời gian và kiến thức cần kíp để con người có thể có thể đưa ra sự lựa chọn.

Không hề tồn tại khái niệm “lựa chọn hoàn hảo” - “Đây, thưa các quý ông, chính là điều cốt lõi của triết học!”

Triết gia hiện sinh vĩ đại Soren Kierkegaard đã vật lộn cả đời với một vấn đề mang tính trọng đại: Mình nên cưới ai làm vợ. Trong suốt những ngày tháng chật vật tìm ra được “sự lựa chọn hoàn hảo” cho một người bạn đời gắn bó, có lúc ông nghĩ đã tìm ra câu trả lời là một người phụ nữ hấp dẫn có tên Regin Olsen.

Tất nhiên, cũng như mọi con người nói chung và chị em phụ nữ nói riêng khác, quý bà Regine của chúng ta ở đây cũng tự có cho mình những “lẩm bẩm, đắn đo, bứt rứt” khi đứng trước sự lựa chọn: có nên lấy Soren Kierkegaard làm chồng? Bộ não đa năng nguyên thủy của loài người đã khiến bà lựa chọn đáp án từ chối, sau đó lại cũng chính bộ não tội nghiệp lại xui đẩy bà rút lại câu từ chối, e thẹn gật đầu chấp nhận lời cầu hôn của nhà triết học lỗi lạc. Và lại tất nhiên, bộ não bé nhỏ gánh vác quá nhiều nhiệm vụ của Soren Kierkegaard lại khiến ông nghi ngờ tình cảm người đó dành cho mình. Câu chuyện còn kéo dài tớn hơn 10 năm cuộc đời và gây tổn thương cho cả hai bên. 

Søren Kierkegaard (1838)

Nỗi tuyệt vọng của Kierkegaard đã được đưa vào trong tuyệt tác của ông, cuốn Either/Or (Có hay Không):

“Kết hôn và ngươi sẽ hối hận, không kết hôn, ngươi cũng sẽ hối hận, dù có kết hôn hay không thì ngươi cũng đều hối hận. Cười vào sự ngu dốt của loài người, ngươi sẽ hối hận, than khóc vi nó, ngươi cũng sẽ hối hận; dù khóc hay cười thì ngươi đều hối hận. Tin một người phụ nữ, ngươi sẽ hối hận; không tin cô ấy, ngươi cũng sẽ hối hận… Treo cổ tự sát, ngươi sẽ hối hận; không tự sát, ngươi cũng sẽ hối hận; dù có treo cổ hay không thì ngươi đều hối hận. Đây, thưa các quý ông, chính là điều cốt lõi của triết học.”

Vậy làm gì khi quyết gì cũng thấy hối hận, tiến thoái lưỡng nan, đi không được ở cũng không xong? Câu trả lời cũng lại nằm không xa, tại chính não bộ đa năng nguyên thủy của chúng ta: Khả năng chọn lựa - bản thân nó đã là một món quà! Động cơ Audi V6-FSI thậm chí còn không có quyền tự quyết xem mình thích làm cho xe chạy hay thích rán bánh giống con robot mà bài viết mới đề cập đến. Nhưng con người thì khác, chúng ta có quyền tự quyết từ những việc nhỏ như sáng nay ăn gì, đến những việc lớn xem học ngành gì, lấy ai làm vợ…

 

Theo  https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/why-work-life-balance-is-an-illusion/

Trạm Đọc dịch

menu
menu