Tâm lý học dưới góc độ Phật giáo: Cái tôi là một ảo giác

tam-ly-hoc-duoi-goc-do-phat-giao-cai-toi-la-mot-ao-giac

“Vô ngã - Không có tôi” có lẽ là khái niệm khó nắm bắt nhất trong Phật giáo.

Trong cuốn sách kinh điển của Phật giáo thời kỳ đầu Bài giảng về đặc trưng vô ngã, Đức Phật cùng năm nhà sư đã có một cuộc tranh luận nổi tiếng. Trong cuộc tranh luận này, Đức Phật đã đưa ra một khái niệm cốt lõi trong Phật học - Vô ngã (Không có tôi). Người muốn chứng minh với năm nhà sư, cái tôi là một ảo giác.

“Vô ngã - Không có tôi” có lẽ là khái niệm khó nắm bắt nhất trong Phật giáo. Có thể bạn sẽ nghĩ, nếu “tôi” không tồn tại, vậy thì ai đang đọc những dòng này? Thực ra Đức Phật không phủ nhận chúng ta có ý thức chủ quan trong tâm trí. Nhưng nếu phân tích kỹ càng những yếu tố mà chúng ta tin rằng chúng nằm trong “cái tôi”, sẽ nhận ra những yếu tố ấy hoàn toàn không thuộc “cái tôi”. Do đó, “Vô ngã” mà Đức Phật nhắc đến thực ra là “Phi ngã” (đều không phải là cái tôi). “Vô ngã - Không có tôi” trong tiếng Anh là not-self, không phải là no-self. Để chứng minh cho “Vô ngã”, Đức Phật đưa ra hai luận cứ trong Bài giảng về đặc trưng vô ngã.

1. “Tôi” không thể kiểm soát “cái tôi” 

Trước tiên, Đức Phật nói đến sự liên hệ giữa “cái tôi” và “khả năng kiểm soát”: Nếu có một thứ thuộc về bạn, là một phần của bạn, có nghĩa là bạn có thể kiểm soát nó. Theo Đức Phật, cái tôi gồm năm phần, được gọi là “ngũ uẩn”, gồm sắc uẩn (cơ thể), thọ uẩn (cảm xúc), tưởng uẩn (nhận thức), hành uẩn (hình thái tâm lý bao gồm: tư tưởng, xu hướng tư duy, thói quen,…), thức uẩn (ý thức). Nếu ngũ uẩn tạo thành “tôi”, có nghĩa là chúng sẽ bị “tôi” kiểm soát. Ví dụ, nếu “sắc uẩn là tôi” (thân thể của tôi là tôi), vậy thì khi bị ốm, tôi có thể điều khiển cơ thể mình khiến nó hồi phục. Nhưng trên thực tế chúng ta không thể kiểm soát nó nên sắc uẩn không phải là tôi. Đức Phật đưa ra từng ví dụ để chứng minh trên thực tế ngũ uẩn không bị ý chí chủ quan khống chế. Do đó năm yếu tố tạo nên cái tôi không phải là một phần của cái tôi.

2. Vạn vật biến hóa không ngừng, không có cái tôi vĩnh hằng  

Sau đó, Đức Phật hướng lập luận của mình về “tính vĩnh hằng”. Nhắc đến cái tôi, chúng ta nghĩ ngay đến thứ có thể tồn tại xuyên không gian, thời gian. Từ năm mười tuổi đến nay, tôi đã thay đổi rất nhiều. Lẽ nào bên trong tôi không có phần nội tại nào vẫn luôn duy trì từ đó đến nay sao? Phần nội tại này không phải là cái tôi sao?

Đức Phật không phủ nhận quan niệm này. Vạn vật không ngừng thay đổi, không có gì tồn tại mãi mãi. Sắc uẩn là vĩnh hằng sao? Không, thân thể của chúng ta luôn thay đổi. Tưởng uẩn là mãi mãi ư? Không, thay đổi về nhận thức của chúng ta còn mạnh mẽ hơn thay đổi thể xác rất nhiều. Đức Phật lại lần lượt đưa ra từng ví dụ chứng minh ngũ uẩn nằm trong sự biến hóa vô thường. Vạn vật đều biến hóa không ngừng, bạn đi đâu để nhốt một “cái tôi” trường tồn với thời gian? Vì các thành phần tạo nên cái tôi là không bị kiểm soát và luôn biến hóa vô thường nên chúng ta không thể định nghĩa rõ ràng “cái tôi” là gì. Bạn có đồng ý với lập luận của Đức Phật không?

(Trích từ cuốn sách Tâm lý học hiện đại: Nhìn thấu tâm can, thay đổi tâm trí)

https://shope.ee/5pe8PjOqcq

menu
menu