Thí nghiệm chia lớp của Jane Elliott về định kiến và phân biệt đối xử: nhóm mắt xanh hay nhóm mắt nâu?

thi-nghiem-chia-lop-cua-jane-elliott-ve-dinh-kien-va-phan-biet-doi-xu-nhom-mat-xanh-hay-nhom-mat-nau

Elliott lúc đó quyết định rằng mình cần dạy cho lũ trẻ chính xác thì phân biệt đối xử có cảm giác ra sao để giúp chúng hiểu nó có thể kinh tởm đến mức nào, và đến tột cùng thì định kiến và phân biệt đối xử có khả năng làm gì chúng ta. Cô quyết định thực h

Tháng 4 năm 1968, Jane Elliott đang làm giáo viên lớp 3 tại một thị trấn thôn quê nhỏ toàn người da trắng ở Riceville, Iowa (A Class Divided, 2003). Lúc đó, cô và các học trò của mình đã chọn Martin Luther King Jr. làm “Vị anh hùng của tháng này”. Ngày 4 tháng 4 năm 1968, Martin Luther King Jr. bị ám sát; hôm sau, các học trò của Elliott cực kỳ bối rối với câu hỏi tại sao lại có người muốn giết ông ấy. Bởi họ cảm thấy ông ấy là một vĩ nhân và nên được coi là anh hùng. Elliott lúc đó quyết định rằng mình cần dạy cho lũ trẻ chính xác thì phân biệt đối xử có cảm giác ra sao để giúp chúng hiểu nó có thể kinh tởm đến mức nào, và đến tột cùng thì định kiến và phân biệt đối xử có khả năng làm gì chúng ta. Cô quyết định thực hiện một thí nghiệm diễn ra trong 2 ngày.

Ngày đầu tiên, cô nói với cả lớp rằng họ cần thay đổi cách thức hoạt động trong lớp. Sau đó cô chia cả lớp ra làm hai nhóm, nhóm mắt màu xanh và nhóm mắt màu đen. Elliott bảo với cả lớp rằng nhóm mắt xanh thông minh hơn, tử tế hơn, sạch sẽ hơn và giản dị hơn so với nhóm mắt nâu. Cô cũng cho phép đám trẻ con mắt xanh có nhiều đặc quyền, và bắt đám mắt nâu phải đeo vòng da lên cổ, đồng thời còn chỉ trích mọi thứ chúng làm. Ngày thứ hai, vai trò bị đảo ngược, những đứa trẻ mắt nâu nhận được sự đối xử đặc biệt, còn đám mắt xanh Elliott khiến cho chúng cảm thấy thấp kém. Elliott đã hy vọng thí nghiệm này sẽ giúp lũ trẻ hiểu rõ hơn về cảm giác bị phân biệt đối xử mà những nhóm người nhất định nào đó thường cảm thấy mỗi ngày, nhưng cô đã không ngờ được tầm ảnh hưởng của nó. Những đứa trẻ từng ở trong nhóm ưu việt lúc trước luôn hòa nhã và dễ tiếp thu nay lại trở nên khó ưa, có vẻ thích thú với cảm giác vượt trội hơn người khác.

Những đứa trẻ ở trong nhóm thấp hèn có thành tích kém trong học tập, và về cơ bản chúng cư xử như thể chúng thuộc về tầng lớp dưới vậy. Cô phát biểu rằng “Tôi đã quan sát những đứa trẻ từng rất tuyệt vời, hòa nhã, chu đáo, xuất sắc dần biến thành những kẻ xấu xa, khó ưa, phân biệt đối xử những đứa trẻ lớp 3 khác chỉ trong vòng 15 phút”. Lúc bấy giờ cô mới nhận ra mình đã “tạo ra một mô hình xã hội thu nhỏ trong một lớp học tiểu học năm 3”. Elliott tiếp tục thực hiện bài tập này mỗi năm trong lớp. Các học sinh cũ của cô sau này phát biểu rằng, một khi bạn cảm thấy tổn thương thế nào khi bị phân biệt đối xử, bạn sẽ không muốn làm tổn thương những người khác theo cách đó thêm một lần nào nữa. (A Class Divided, 2003).

Hơn 20 năm sau, chương trình truyền hình “The Oprah Winfrey Show” quyết định áp dụng mô hình của Jane Elliott để thực hiện một thử nghiệm định kiến chủng tộc lên khán giả của mình, bởi vào thời điểm đó, xung đột sắc tộc đang lên cao do vụ việc các nhân viên cảnh sát người da trắng đánh đập Rodney King da màu nhưng lại được tha bổng. Khán giả cũng được chia nhóm dựa vào màu mắt giống như thí nghiệm của Elliott, và những cá nhân mắt nâu trở thành một phần của nhóm ưu việt. Jane Elliott đã nói chuyện với những khán giả không biết tên và bảo họ rằng cô đã giảng dạy hơn hai thập kỷ qua và theo kinh nghiệm của cô, những người mắt nâu có năng lực và thành tích cao hơn những người mắt xanh (Capretto, 2015). Lúc bấy giờ các khán giả bắt đầu cảm thấy bị phân biệt đối xử và la ó phản đối. Một người thậm chí còn chỉ ra rằng Jane có mắt màu xanh; nghe vậy cô cũng không nao núng mà còn tuyên bố mình đã học được cách cư xử như những người mắt nâu, và nếu bọn họ làm theo cô, bọn họ cũng có thể cởi bỏ được chiếc vòng da của mình. Khán giả bắt đầu đấu tranh với nhau, thậm chí còn đưa ra các ví dụ tại sao sự phân biệt đối xử này là thích đáng. Cuối cùng họ phát hiện ra bản thân là một phần của cuộc thí nghiệm và tới lúc đó Elliott nói với họ rằng “Chúa chỉ tạo ra một chủng tộc: loài người. Chính loài người mới sinh ra sự phân biệt chủng tộc.”

Gần đây khi được hỏi về thí nghiệm, Elliott chia sẻ rằng lý do cô lấy màu mắt làm căn cứ chia nhóm chính là vì cả da và màu mắt đều được quy định bởi melanin, và con người ta không có khả năng kiểm soát lượng melanin họ sở hữu trong da và mắt; vì vậy, phán xét một người dựa trên điều đó là không thực tế. Elliott nói sau quá nhiều năm thực hiện thí nghiệm này lên những đứa trẻ học lớp 3 của mình, cô đã nhận ra chuyện này tác động mạnh mẽ đến thế nào. Elliott cũng nói thêm “Hãy cho tôi một đứa trẻ 8 tuổi và để tôi làm thí nghiệm này với nó, đứa trẻ sẽ thay đổi mãi mãi.”

Định kiến và phân biệt đối xử gây ra tác động to lớn trong nhiều mặt như tâm lý, xã hội, chính trị và kinh tế; chúng được thúc đẩy bởi cảm giác giá trị bản thân thấp kém, sự ghẻ lạnh của xã hội và những bất bình đẳng khác chẳng hạn những thứ thuộc về trí óc trong tự nhiên (van den Hoonaard, 1993). Những việc Jane Elliott đang làm để giảm bớt định kiến và phân biệt đối xử do khác biệt chủng tộc ở khắp nơi trên thế giới mang đến hy vọng có thể hạ thấp tầm ảnh hưởng của định kiến và phân biệt đối xử bằng cách ngăn chặn nó trước khi nó kịp bắt đầu.

Khái niệm: Định kiến là đưa ra ý kiến phiến diện về người khác chỉ dựa vào tư cách thành viên của họ trong một nhóm nhất định (Schneider, Gruman, & Coutts, 2012). Những ý kiến phiến diện là nền tảng của định kiến và có nguồn gốc từ các thành kiến; thành kiến là ý kiến về các thành viên thuộc những nhóm khác dựa trên các thuộc tính, đặc điểm và thái độ được kỳ vọng của các nhóm này; đa phần những thành kiến này đều có nền tảng văn hóa (Schneider và cộng sự, 2012).

Phân biệt đối xử là khi ý kiến về các thành viên của những nhóm nhất định trở thành hành vi trực tiếp hướng tới những người khác dựa vào hiểu biết đã có với thành viên của nhóm đó (Schneider và cộng sự, 2012). Định kiến, phân biệt đối xử và thành kiến có thể căn cứ trên tuổi tác, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp, tình trạng khuyết tật,… (van den Hoonaard, 1993). Nguồn gốc trực tiếp của định kiến và phân biệt đối xử còn chưa được khẳng định, tuy nhiên, các học giả đồng tình với nhau rằng con người vốn sinh ra chưa có định kiến; điều này đã được chứng minh bởi cấu trúc xã hội của những quan điểm, thái độ này, và sự thật là có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng định kiến không được tìm thấy ở trẻ nhỏ (van den Hoonaard, 1993). Họ cũng đồng ý rằng đó là hành vi được học từ bố mẹ, về sau bị ảnh hưởng bởi giáo viên, bạn bè và các phương tiện truyền thông (van den Hoonaard, 1993). Do bản chất của thành kiến đã học được là không thể hoàn toàn loại bỏ, cho nên điều tốt nhất có thể kỳ vọng chính là giảm bớt các ví dụ về thành kiến; nhưng chỉ mỗi việc liên hệ trong nhóm là chưa đủ.

________________________________________

Theo https://sites.psu.edu/.../blue-or-brown-a-classroom-divided/

Dịch: Tâm lý học mỗi ngày

menu
menu