Thiên kiến lạc quan - Đừng chỉ nhìn đời bằng lăng kính màu hồng

thien-kien-lac-quan-dung-chi-nhin-doi-bang-lang-kinh-mau-hong

Khi được hỏi về khả năng gặp phải các sự kiện không may trong đời như ly hôn, bệnh tật, tai nạn, mất việc,… nhiều người có xu hướng tin rằng mình sẽ không trải qua chuyện đó đâu.

Khi được hỏi về khả năng gặp phải các sự kiện không may trong đời như ly hôn, bệnh tật, tai nạn, mất việc,… nhiều người có xu hướng tin rằng mình sẽ không trải qua chuyện đó đâu. Nhưng liệu có thể như thế được chăng?

Bộ não của con người đã có sẵn thiên kiến lạc quan (optimism bias) từ trước. Hiện tượng này cũng thường được gọi bằng những cái tên khác như “ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm” (the illusion of invulnerability), “chủ nghĩa lạc quan phi thực tế” (unrealistic optimism) và “chuyện hoang đường tự tạo” (personal fable).

Thiên kiến này dẫn dắt chúng ta tin rằng chúng ta ít có khả năng gặp phải bất hạnh và có nhiều khả năng đạt được thành công hơn so với tình hình thật. Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ sống lâu hơn người bình thường, rằng con cái chúng ta thông minh hơn số đông và rằng chúng ta sẽ thành công hơn so với người khác. Nhưng dĩ nhiên không phải tất cả chúng ta đều có thể vượt lên trên mức trung bình.

Thiên kiến lạc quan về cơ bản chính là một niềm tin sai lệch rằng chúng ta có ít cơ hội gặp phải các sự kiện tiêu cực và có nhiều cơ hội gặp phải các sự kiện tiêu cực hơn so với những người đồng trang lứa.

Hiện tượng này được Weinstein mô tả lần đầu vào năm 1980. Ông chính là người phát hiện ra phần lớn các sinh viên đại học đều tin rằng cơ hội gặp phải vấn đề liên quan đến rượu bia hay ly hôn của họ là thấp hơn những bạn bè đồng trang lứa. Đồng thời, phần lớn các sinh viên này cũng tin rằng cuộc đời họ nhiều khả năng sẽ có được một cái kết có hậu chẳng hạn như mua được nhà riêng và sống yên ổn đến già.

Thiên kiến lạc quan không có nghĩa là chúng ta nhìn đời bằng lăng kính màu hồng quá mức. Điều này có thể dẫn đến những quyết định nông nổi, đôi khi còn gây hậu quả tồi tệ. Nhiều người hẳn sẽ bỏ qua kiểm tra sức khỏe hằng năm, không thắt dây an toàn, không để dành tiền cho quỹ bảo hiểm hoặc không bôi kem chống nắng bởi họ mù quáng tin rằng những điều xấu sẽ không xảy đến với mình.

Tuy nhiên, thiên kiến này cũng có một số lợi ích.

Nếu chúng ra mong đợi những điều tốt xảy đến với mình, chúng ta sẽ dễ trở nên hạnh phúc hơn. Sự lạc quan này cũng có thể đóng vai trò như một lời tiên tri đối với bản thân. Bằng cách tin rằng mình sẽ thành công, chúng ta càng dễ có khả năng thành công hơn.

Sự lạc quan này cũng thúc đẩy chúng ta theo đuổi mục tiêu. Rốt cuộc thì, nếu chúng ta không tin rằng mình có thể đạt được thành công, thế thì chúng ta chẳng có lý do gì để cố gắng. Những người lạc quan cũng dễ có khả năng thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình hơn, chẳng hạn như tập thể dục, uống vitamin, tuân theo chế độ ăn dinh dưỡng.

Thế tại sao chúng ta lại khao khát sự lạc quan?

Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiên kiến lạc quan, bao gồm các yếu tố về nhận thức và động lực. Khi đánh giá mức độ rủi ro của mình, chúng ta so sánh tình huống của bản thân với những người khác, nhưng chúng ta cũng vị kỷ nữa. Chúng ta tập trung vào bản thân thay vì nhìn nhận một cách thực tế khi so sánh với người khác.

Nhưng chúng ta cũng được thúc đẩy mạnh mẽ để trở nên lạc quan đến vậy. Bằng cách tin rằng mình không dễ thất bại và có nhiều khả năng thành công, chúng ta có lòng tự tôn hơn, ít stress hơn và đời sống tổng thể tốt hơn.

Dưới đây là một số yếu tố góp phần thúc đẩy thiên kiến lạc quan:

  • Những sự kiện không thường xuyên xảy ra dễ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến lạc quan hơn. Người ta có xu hướng nghĩ rằng họ ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay bão tố, đơn giản là vì đây không phải những sự kiện hằng ngày.
  • Người ta rơi vào thiên kiến lạc quan thường xuyên hơn khi họ nghĩ rằng những sự kiện đó nằm dưới tầm kiểm soát và ảnh hưởng của một cá nhân. Như Sharot đã miêu tả trong bài nói chuyện TED, không phải người ta tin rằng mọi thứ sẽ xảy ra như một phép màu, mà là họ có kỹ năng và bí quyết để tạo nên điều đó.
  • Thiên kiến lạc quan có nhiều không gian phát triển nếu các sự kiện tiêu cực được coi là hiếm khi xảy ra. Chẳng hạn như một người tin rằng ung thư da là một bệnh rất không thường gặp, do đó anh ta dễ nảy sinh cảm giác lạc quan phi thực tế về các nguy cơ mắc bệnh này.

Một số yếu tố làm giảm thiên kiến lạc quan:

  • Thực sự trải qua một số sự kiện nhất định có thể giảm thiên kiến lạc quan.
  • Người ta ít có khả năng trải qua thiên kiến lạc quan khi họ so sánh bản thân với những người rất thân thiết như bạn bè và thành viên gia đình.
  • Nghiên cứu năm 2011 cũng chỉ ra rằng những người bị trầm cảm hoặc lo âu ít có khả năng mắc phải thiên kiến lạc quan

Tóm lại, thiên kiến lạc quan gia tăng niềm tin rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy đến trong đời dù thế nào đi nữa, nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm bởi bạn không lo lắng về các nguy cơ.

Theo verywellmind

Người dịch: Tâm lý học mỗi ngày

_________________________

Nếu Bạn đang cần sự hỗ trợ về tâm lý, hãy gọi cho Psychologist Vietnam - Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khỏe Tinh Thần cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và chủ doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về thể chất, tinh thần, với nhiều nhà tham vấn trong nước và nước ngoài có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

Liên hệ với chúng tôi để được tham vấn và đưa ra lộ trình trị liệu (online, trực tiếp) phù hợp:

Phone: 0812151220 (Whatsapp/Viber/Telegram)

Facebook: https://www.facebook.com/PsychologistVietnam

Email: [email protected]

Địa chỉ: 136 Nguyễn Phạm Tuân, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

menu
menu