Tự "sơ cứu" khi gặp các vấn đề cảm xúc

tu-so-cuu-khi-gap-cac-van-de-cam-xuc

Một khi chúng ta đã biết là những loại thuốc giảm đau tâm lý có tồn tại, sẽ thật là ngốc nếu chúng ta không dùng chúng.

GIỚI THIỆU SÁCH: Emotional First-Aid – Sơ cứu những vết thương tinh thần


(Phần dịch dưới đây được trích từ chương đầu tiên của cuốn sách EMOTIONAL FIRST-AID của tác giả Guy Winch.)

Hỏi một đứa trẻ mười tuổi xem nên làm gì khi bị cảm và đứa trẻ sẽ ngay lập tức khuyên bạn nên lên giường nằm và ăn súp ấm. Hỏi bạn nên làm gì khi đầu gối bị một vết cắt và đứa trẻ sẽ khuyên nên rửa sạch (hoặc dùng thuốc sát khuẩn) rồi băng bó vết thương. Trẻ em cũng đồng thời biết rằng nếu bạn bị gãy một xương nào đó ở chân, bạn cần phải bó bột nó lại để vết gãy liền lại đúng cách. Nếu tiếp đó bạn liền hỏi tại sao những bước này lại cần thiết, chúng sẽ bảo bạn rằng chữa trị những vết thương như vậy giúp chúng lành lại và ngăn không cho chúng phát triển nặng hơn, để cảm lạnh không biến thành viêm phổi cấp, để vết cắt ở đầu gối không bị nhiễm trùng, và rằng nếu xương không được nối liền lại đúng cách có thể bạn sẽ không đi lại bình thường được nữa trong suốt phần đời còn lại. Chúng ta dạy con cái mình cách chăm sóc cơ thể chúng từ rất bé, và chúng thường nhớ những bài học đó rất tốt.

Nhưng hỏi một người lớn bạn nên làm gì để xoa dịu nỗi đau nhức nhối khi bị khước từ hoặc không được chấp nhận, sự đau đớn đến tàn phá của cảm giác cô đơn, hay sự thất vọng cay đắng khi gặp thất bại, và người lớn đó sẽ gần như chẳng biết gì về cách chữa những vết thương tâm lý thường gặp này. Hỏi bạn nên làm gì để hồi phục sau khi sự tự tin bị suy giảm trầm trọng hay sau những mất mát và sang chấn tâm lý, và những người lớn cũng sẽ lại lúng túng như vậy. Hỏi bạn nên làm thế nào để đối mặt với thói quen tự buộc tội bản thân và thoát được những mặc cảm dằn vặt tội lỗi, và bạn rất có thể sẽ gặp phải những ánh nhìn lúng túng, những người được hỏi di di chân qua lại trong lúc suy nghĩ câu trả lời, và rồi nỗ lực chuyển chủ đề sang chuyện khác.

Một số có thể tự tin gợi ý rằng cách tốt nhất để chữa trị là nói về những cảm giác của mình với bạn bè hoặc các thành viên gia đình, an tâm rằng không chuyên gia tâm lý tỉnh táo nào lại phản đối việc nói lên những cảm giác thật của bản thân. Nhưng trong khi việc nói về các cảm xúc có thể giúp ta cảm thấy nhẹ nhõm phần nào trong một vài tình huống nhất định, nó thực ra lại có thể rất có hại trong các tình huống khác. Chỉ ra những nguy cơ này với họ, và một lần nữa bạn sẽ lại thấy những ánh nhìn lúng túng, những người được hỏi di di chân qua lại trong căng thẳng, và rồi lại những nỗ lực để chuyển chủ đề sang chuyện khác.

Chúng ta ít khi hành động có chủ đích trong việc chữa trị các tổn thương tâm lý chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, vì chúng ta thiếu các công cụ để đương đầu và giải quyết với những tình huống như thế. Đúng, chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp từ các chuyên gia về sức khỏe tâm lý, nhưng trong nhiều trường hợp làm thế là không thực tế, bởi hầu hết các thương tổn tâm lý ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày không đủ nghiêm trọng để phải cần đến sự can thiệp của chuyên gia tâm lý. Cũng giống như việc chúng ta sẽ không xếp hàng trước cửa phòng khám bác sĩ mỗi khi thấy bị chút ho hay sổ mũi, chúng ta không thể lao tới phòng khám bác sĩ tâm lý mỗi lần chúng ta bị khước từ tình cảm trong chuyện yêu đương hay mỗi lần chúng ta bị sếp la mắng.

Nhưng trong khi mỗi gia đình đều có một tủ thuốc đầy những băng Urgo, dầu sát khuẩn, và thuốc giảm đau để chữa trị những vết thương cơ thể đơn giản, chúng ta lại không có một tủ thuốc nào như thế cho những tổn thương tâm lý nhỏ mà chúng ta liên tục gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi một chấn thương tâm lý được đề cập đến trong cuốn sách này đều cực kỳ phổ biến, và mỗi cái trong số chúng đều gây ra đau đớn về mặt tinh thần và có nguy cơ gây thương tổn cao về mặt tâm lý. Ấy vậy nhưng, cho đến giờ, chúng ta vẫn không có những cách chữa trị phổ phiến nào để xoa dịu những nỗi đau, giảm bớt cảm giác nhức nhối, và đỡ đi sự khổ sở của những sự kiện này, bất chấp việc chúng xuất hiện trong cuộc sống chúng ta với mức độ thường xuyên đến thế nào.

Áp dụng những biện pháp “sơ cứu vết thương tâm lý” này có thể giúp ngăn chặn chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, và cả sự ổn định về tâm lý của chúng ta về lâu về dài. Thực vậy, rất nhiều tình trạng tâm lý khiến chúng ta phải tìm đến bác sĩ tâm lý hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu chúng ta áp dụng những biện pháp sơ cứu vết thương tâm lý này ngay khi chúng ta gặp phải chúng. Ví dụ, một thói quen hay để ý suy nghĩ quá nhiều có thể nhanh chóng leo thang trở thành chứng bất an và trầm cảm, trong khi những trải nghiệm khi gặp phải thất bại có thể dễ dàng dẫn đến sự sụt giảm trầm trọng lòng tự tin. Chữa trị những vết thương tâm lý đó không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục chúng, mà còn giúp ngăn chặn chúng phát triển phức tạp và nghiêm trọng thêm sau này.

Tất nhiên, khi một vết thương tâm lý là quá nghiêm trọng, các phương pháp sơ cứu vết thương tinh thần này sẽ không thể thay thế được việc gặp chuyên gia tâm lý; cũng giống như việc có đầy một tủ thuốc cấp cứu trong nhà cũng không thay thế được nhu cầu gặp bác sĩ và vào bệnh viện mỗi khi gặp bệnh nặng. Nhưng trong khi chúng ta biết khá rõ giới hạn sức khỏe thể chất của chúng ta để biết khi nào phải đến bác sĩ, chúng ta lại không được như thế khi giải quyết các vấn đề tâm lý của mình. Hầu hết chúng ta có thể nhận ra khi một vết cắt sâu đến độ cần được khâu lại, chúng ta cũng luôn có thể phân biệt một vết bầm đơn giản với một ca gãy xương nghiêm trọng, và chúng ta thường biết khi nào cơ thể mình đang thiếu nước đến độ cần được truyền dịch ngay lập tức. Nhưng khi đụng đến các vết thương tâm lý của chúng ta, chúng ta không chỉ thiếu kỹ năng để biết nên làm gì để sơ cứu chúng, mà chúng ta còn không biết được khi nào chúng đủ nghiêm trọng để phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Do vậy, chúng ta thường không để tâm đến những tổn thương tâm lý này cho đến khi chúng trở nên trầm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ để mặc một vết cắt đầm đìa máu trên chân mình để rồi nó khiến ta không đi được nữa, nhưng chúng ta lại thường xuyên bỏ mặc các vết thương tâm lý cho đến khi chúng thực sự ngăn không cho chúng ta bước tiếp trong cuộc sống.

Sự khác biệt giữa khả năng chữa trị vết thương cơ thể khá tốt của chúng ta và sự hoàn toàn thiếu kiến thức đến trầm trọng của chúng ta trong việc chữa trị các vết thương tinh thần là một sự hoàn toàn không may. Nếu không có phương pháp sơ cứu vết thương tâm lý nào tồn tại thì đã đi một nhẽ; nếu sức chúng ta không thể chữa trị nỗi những vết thương tâm lý này thì mọi chuyện còn có thể hiểu được. Nhưng mọi chuyện đâu phải như thế. Các tiến bộ gần đây trên vô số lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học đã tiết lộ rất nhiều phương pháp chữa trị phù hợp cho chính các loại tổn thương tâm lý chúng ta gặp phải nhiều nhất.

Mỗi chương trong cuốn sách này miêu tả một dạng vết thương tâm lý thường gặp và các kỹ thuật sơ cứu khác nhau chúng ta có thể áp dụng để xoa dịu nỗi đau tinh thần và ngăn không cho vấn đề tâm lý đó phát triển trầm trọng thêm. Những kỹ năng có cơ sở khoa học này có thể được tự chúng ta áp dụng lên chính mình, cũng như việc chúng ta có thể tự sơ cứu các vết thương thể chất của mình vậy; và chúng cũng có thể được dạy cho con cái chúng ta. Những kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ đại diện cho những thứ có mặt trong tủ thuốc sơ cứu tâm lý của chúng ta, trong túi đồ y tế về sức khỏe tinh thần mà chúng ta có thể mang theo trong cuộc sống của mình.

Trong những năm tôi học tâm lý y học tại trường cao học của mình, tôi thường xuyên bị phàn nàn bởi luôn bày cho các bệnh nhân của mình những gợi ý cụ thể và rõ ràng về việc làm cách nào họ có thể giảm nhẹ những nỗi đau tâm lý. “Chúng ta ở đây để làm những nghiên cứu tâm lý sâu sắc”, một giáo viên giám sát từng mắng tôi, “chứ chúng ta không phải ở đây để phát thuốc giảm đau tâm lý – thứ đó không tồn tại!”

Nhưng giúp đưa ra những cách giảm nhẹ nỗi đau tâm lý và nghiên cứu tâm lý sâu sắc không loại trừ nhau. Tôi tin rằng tất cả mọi người đều nên có kiến thức về những phương pháp sơ cứu vết thương tâm lý, cũng như việc họ nên biết về những kỹ năng chữa trị khác cho các thương tổn tinh thần này. Trong dần dần qua nhiều năm, tôi đã thực hành việc áp dụng những thành quả nghiên cứu mới vào những gợi ý và lời khuyên cụ thể, những cách chữa trị mà bệnh nhân của tôi có thể áp dụng lên những vết thương tâm lý họ gặp phải hàng ngày. Tôi đã làm thế vì một lý do chính – vì chúng thực sự có hiệu quả. Suốt nhiều năm rồi, các bệnh nhân, bạn bè và thành viên gia đình của tôi đã hối thúc tôi tập hợp các biện pháp chữa trị và sơ cứu vết thương tâm lý này thành một cuốn sách. Tôi quyết định làm thế vì đã đến lúc chúng ta coi sức khỏe tâm lý của mình là một chuyện nghiêm túc. Đã đến lúc chúng ta thực hành giữ vệ sinh tinh thần mình cũng như cách chúng ta giữ vệ sinh cơ thể mình vậy. Đã đến lúc mỗi chúng ta đều nên sở hữu một tủ thuốc sơ cứu với những loại băng gạc, thuốc sát trùng và thuốc hạ sốt đặc biệt chuyên để chăm sóc sức khỏe tinh thần rồi.

Bởi cuối cùng thì, một khi chúng ta đã biết là những loại thuốc giảm đau tâm lý có tồn tại, sẽ thật là ngốc nếu chúng ta không dùng chúng.

— GUY WINCH, Ph.D. “Emotional First Aid: Healing Rejection, Guilt, Failure, and Other Everyday Hurts

 

Và đây là nội dung bài Ted của tác giả Guy Winch

0:14
Tôi lớn lên với người anh sinh đôi của tôi, là một người đáng yêu đến kinh ngạc. Bây giờ, một điều về anh em sinh đôi là nó làm bạn trở thành một chuyên gia trong vị trí của sự thiên vị. Nếu bánh quy của anh ấy chỉ cần nhỏ hơn của tôi một chút xíu, tôi cũng thắc mắc. Và rõ ràng là tôi không thấy
đói. (Cười)

0:39
Khi tôi trở thành nhà tâm lý, tôi bắt đầu chú ý một thể loại khác của sự thiên vị. và đó là chúng ta quý trọng cơ thể nhiều hơn tâm trí bao nhiêu. Tôi đã dành 9 năm ở trường đại học để lấy bằng tiến sĩ trong ngành tâm lý học. và tôi không thể nói với bạn đã bao nhiêu người nhìn vào danh thiếp của tôi và nói, “Oh, nhà tâm lý gia. Vậy không phải là một bác sĩ thật sự,” cho dù là nó đã được nói trên thẻ của tôi. (cười) Sự thiên vị này chúng ta thể hiện cơ thể vượt qua lí trí, tôi thấy nó khắp mọi nơi.

1:20
Gần đây tôi đã ở nhà một người bạn, và đứa con 5 tuổi của họ đang chuẩn bị đi ngủ. Cậu ấy đang đứng trên cái ghế đẩu gần cái bồn rửa mặt để đánh răng, khi cậu ấy trượt chân, và quẹt chân vào cái ghế khi cậu té. Cậu ấy khóc một lúc, nhưng sau đó cậu đứng dậy, leo lại lên ghế, và với tay lấy hộp băng cá nhân để dán một cái vào vết đứt. Bây giờ, cậu bé này ít khi cột dây giày của cậu, nhưng cậu biết mình phải dán vết thương, để vết thương không bị nhiễm trùng, và mình phải quan tâm đến răng của mình bằng việc đánh răng 2 lần một ngày Tất cả chúng ta đều biết cách gìn giữ sức khoẻ thể chất và cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, phải không? Chúng ta đã được biết từ khi chúng ta lên 5 tuổi. Nhưng chúng ta biết cái gì về việc duy trì sức khoẻ tâm lý của chúng ta? Ồ, không có gì. Chúng ta dạy con chúng ta cái gì về vệ sinh cảm xúc? Không có gì. Làm thế nào mà chúng ta dành nhiều thời gian chăm sóc răng miệng hơn tinh thần của chúng ta. Tại sao mà sức khoẻ thể chất lại quan trọng đối với chúng ta nhiều hơn sức khoẻ tâm lý?

2:32
Chúng ta chịu đựng vết thương tâm lý thậm chí thường xuyên hơn vết thương thể chất, những vết thương giống như thất bại hoặc từ chối hoặc sự cô đơn. Và nó có thể trở nên tệ hơn nếu chúng ta bỏ qua nó, và nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể. Vậy mà, mặc dù đã có nhiều kĩ thuật được khoa học chứng minh mà chúng ta có thể sử dụng để điều trị những loại tổn thương tâm lý này, nhưng chúng ta không dùng. Thậm chúng ta không bao giờ nghĩ rằng mình nên dùng. “Oh, bạn đang cảm thấy buồn chán? Chỉ cần bỏ nó đi; đó chỉ do tưởng tượng thôi.” Bạn có thể hình dung nói điều đó với người bị gãy chân không? “Oh, cứ đi đi; Đó chỉ do chân bạn thôi.” (Cười) Đã đến lúc chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa sức khoẻ thể chất và tâm lý. Đã đến lúc chúng ta làm chúng nó cân bằng hơn, giống cặp sinh đôi hơn.

3:26
Nhân tiện, anh tôi cũng là một nhà tâm lý học. Vì thế anh ấy cũng không phải là một bác sĩ thật sự. (Cười) Mặc dù chúng tôi đã không học chung. Thật ra, điều khó khăn nhất mà tôi đã từng làm trong đời là vượt qua Đại Tây Dương đến thành phố New York để lấy bằng tiến sĩ về ngành tâm lý học. Chúng tôi đã xa nhau lần đầu tiên trong cuộc đời chúng tôi, và sự chia cách đã rất khủng khiếp cho hai chúng tôi. Nhưng trong khi anh ấy vẫn sống chung với gia đình và bạn bè, tôi thì cô đơn ở một đất nước mới. Chúng tôi đã nhớ nhau ghê gớm, nhưng những cuộc gọi quốc tế thì thật sự mắc tiền và chúng tôi chỉ đủ trả tiền để nói trong vòng 5 phút mỗi tuần. Khi sinh nhật của chúng tôi sắp tới, đó là lần đầu tiên chúng tôi đã không ở bên nhau. chúng tôi quyết định phúng phí, và chúng tôi sẽ nói chuyện 10 phút trong tuần đó. Tôi đã dành buổi sáng chạy vòng quanh phòng tôi, chờ cuộc gọi từ anh ấy và chờ và chờ, nhưng điện thoại đã không reo. Tôi đã cho rằng, chắc khác múi giờ “Ok, anh ấy đang đi chơi với bạn bè, anh ấy sẽ gọi sau.” Không có những cuộc điện thoại nào sau đó. Nhưng anh ấy đã không gọi. Và tôi đã bắt đầu nhận ra rằng sau khi xa nhau hơn 10 tháng, anh ấy đã không còn nhớ tôi như tôi nhớ anh ấy. Tôi biết anh ấy sẽ gọi điện buổi sáng, nhưng tối hôm đó là một trong những buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời tôi. Tôi thức dậy vào sáng hôm sau. tôi nhìn xuống điện thoại, và tôi nhận thấy tôi đã đá ống nghe ra ngoài khi đang chạy vào hôm trước. Tôi đã tuột xuống giường, tôi đã để ống nghe vào vị trí, điện thoại reo lên vài giây sau đó, và đó là anh của tôi, và, cậu ấy, cũng rất buồn. (Cười) Đó cũng là buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời của anh ấy Tôi ráng giải thích chuyện đã xảy ra, nhưng anh nói, ” Tôi không hiểu. Nếu cậu không thấy tôi gọi cậu, tại sao cậu không nhấc điện thoại lên và gọi cho tôi?” Anh ấy đã đúng. Tại sao tôi không gọi anh ấy? Lúc đó tôi đã không có câu trả lời, nhưng bây giờ thì tôi có, và điều đơn giản là: sự cô đơn.

5:42
Sự cô đơn đã tạo ra một vết thương tâm lý rất sâu, nó đã bóp méo những nhận thức của chúng ta và lấn át suy nghĩ của chúng ta. Nó làm chúng ta tin rằng mọi người xung quanh ta quan tâm ít hơn họ thật sự làm. Nó làm chúng ta thật sự sợ giang tay, vì tại sao bản thân chúng ta sẵn sàng cho từ chối và nhức đầu trong khi đầu bạn đã nhức nhiều hơn bạn có thể chịu đựng? Lúc ấy tôi đã trong vòng kìm kẹp của sự cô đơn thật sự, nhưng mọi người xung quanh tôi mỗi ngày, vì thế cô đơn không bao giờ xảy ra với tôi Nhưng sự cô đơn được định nghĩa hoàn toàn chủ quan. Nó chỉ phụ thuộc vào bạn cảm nhận như thế nào về mặt cảm xúc hay mặt xã hội ngắt kết nối với mọi người xung quanh bạn. Và tôi đã làm vậy. Có rất nhiều bài nghiên cứu về sự cô đơn, và tất cả thì rất kinh khủng. Cô đơn sẽ không chỉ làm bạn trở nên đáng thương, mà nó sẽ giết bạn. Tôi không đùa đâu. Nỗi cô đơn lâu dài làm tăng xác xuất của chết sớm ở mức 14%. Nỗi cô đơn gây ra huyết áp cao, cholesterol cao. Nó thậm chí còn kìm nén chức năng của hệ miễn dịch, làm bạn dễ bị tổn thương với tất cả các loại bệnh và dịch bệnh. Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng đó là một kết hợp, nỗi cô đơn lâu dài gây ra như một rủi ro đáng kể cho sức khoẻ lâu dài và tuổi thọ giống như là hút thuốc lá. Ngày nay, những gói thuốc lá đi kèm với lời cảnh báo, ” Nó có thể giết bạn.” Nhưng nỗi cô đơn thì không. Và đó cũng là lý do quan trọng rằng chúng ta nên ưu tiên sức khoẻ tâm lý, rằng chúng ta nên rèn luyện vệ sinh cảm xúc. Bởi vì bạn không thể chữa một tổn thương về mặt tâm lý nếu bạn thậm chí còn không biết mình đang bị tổn thương. Nỗi cô đơn không chỉ là tổn thương về mặt tâm lý mà nó bóp méo nhận thức của chúng ta và dẫn chúng ta đi sai đường.

7:39
Thất bại cũng làm như vậy. Một lần tôi đi thăm trung tâm chăm sóc trẻ ở đó tôi thấy 3 đứa trẻ nhỏ chơi những món đồ chơi giống nhau. Bạn phải trượt nút màu đỏ và một chú chó dễ thương sẽ hiện ra. Một cô gái nhỏ cố gắng kéo nút màu tím, sau đó ấn nó, và sau đó cô bé chỉ ngồi yên và nhìn chiếc hộp, với môi dưới đang run. Cậu bé nhỏ ngồi kế bên cô quan sát sự việc xảy ra, sau đó quay sang cái hộp của cậu và bật khóc mà thậm chí không chạm vào nó. Trong khi đó, một đứa bé khác cố gắng mọi cách mà cô có thể nghĩ ra cho đến khi cô trượt nút màu đỏ, chú chó dễ thương hiện ra, và cô hét lên trong sự vui sướng. Vì thế ba đứa bé với món đồ chơi giống nhau, nhưng với những phản xạ khác nhau dẫn đến thất bại. Hai đứa bé hoàn toàn có khả năng trượt nút màu đỏ. Điều duy nhất mà ngăn cản chúng nó đến thành công là tư tưởng của chúng nó lừa chúng nó tin rằng chúng nó không làm được. Ngày nay, người lớn cũng bị lừa bằng cách như vậy, bất cứ lúc nào. Thực tế, tất cả chúng ta đều có một chế độ mặc định cảm xúc và niềm tin mà chuẩn bị nổ mỗi khi chúng ta gặp phải sự thất vọng và khó khăn.

8:54
Bạn có nhận thấy tinh thần bạn phản xạ với thất bại thế nào không? Bạn cần phải biết. Vì nếu trí óc bạn cố gắng thuyết phục bạn rằng bạn không thể làm một cái gì đó và bạn tin điều đó, sau đó giống như hai đứa trẻ kia, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vô dụng và bạn sẽ dừng cố gắng rất sớm, hoặc thậm chí bạn sẽ không thử một chút nào Và sau đó bạn sẽ bị thuyết phục hơn bạn không thể thành công. Bạn thấy đó, lý do tại sao rất nhiều người làm việc dưới khả năng thật sự của họ. Vì ở đâu đó trên con đường, đôi khi một thất bại thuyết phục bạn rằng bạn không thể thành công, và sau đó bạn tin điều đó.

9:26
Một khi chúng ta bị thuyết phục bởi điều gì đó, nó sẽ rất khó để thay đổi suy nghĩ. Tôi đã học bài học đó một cách khó khăn khi tôi là một thiếu niên với anh tôi. Chúng tôi đang lái xe với bạn xuống một con đường tối trong đêm, khi xe cảnh sát dừng chúng tôi. Đã có một vụ cướp trong khu vực đó và họ đang truy tìm kẻ tình nghi. Cảnh sát viên tiến gần đến xe, và ông ấy chiếu đèn pin vào người lái xe, sau đó chiếu vào anh tôi ở ghế trước, và tiếp theo là tôi. Và mắt ông ấy mở to và ông nói, ” Tôi đã gặp bạn ở đâu trước đây?” (Cười) Và tôi nói, “Ở ghế trước.” (Cười) Nhưng ông ấy nghe mà chẳng hiểu gì hết. Vì thế ông đã nghĩ tôi đang dùng thuốc. (Cười) Vì thế ông ấy kéo tôi ra khỏi xe, ông lục soát tôi, ổng dẫn tôi đi tới xe cảnh sát, và chỉ tới khi ông ấy xác nhận rằng tôi không có tiền án. tôi có nên cho ông ta thấy tôi có người anh sinh đôi ở ghế xe trước. Nhưng thậm chí khi chúng tôi lái xe đi, bạn có thể thấy nét mặt ông ấy Ông ta bị thuyết phục rằng tôi đang trốn thoát với cái gì đó.

10:33
Suy nghĩ của chúng ta rất khó thay đổi khi chúng ta bị thuyết phục. Vì thế, sẽ rất tự nhiên khi cảm thấy nản lòng và bị đánh bại sau khi bạn thua. Nhưng bạn không thể để bản thân bị thuyết phục rằng bạn không thể thành công. Bạn phải đấu tranh với cảm giác vô ích. Bạn phải giành lại khả năng kiểm soát tình huống. Và bạn phải phá vỡ loại quy trình tiêu cực này trước khi nó bắt đầu. Trí óc và cảm xúc của chúng ta, chúng nó không phải là những người bạn đáng tin cậy như ta nghĩ. Chúng giống một người bạn thay đổi theo tâm trạng hơn, người mà có thể hoàn toàn ủng hộ trong một phút và thật sự khó chịu ngay sau đó. Tôi một lần làm việc với một phụ nữ người sau 20 năm lấy nhau và một cuộc li dị rất xấu, cuối cùng cũng sẵn sàng cho cuộc hẹn đầu tiên. Cô ấy gặp anh chàng này qua mạng, và anh ta trông tử tế và thành công, và quan trọng nhất, anh ta thật sự say mê cô. Vì thế cô rất phấn khởi, cô đã mua một cái đầm mới, và chúng tôi gặp nhau và uống với nhau tại quán bar thành phố New York sang trọng. 10 phút trong cuộc hẹn, người đàn ông đứng dậy và nói, “Tôi không có hứng thú gì cả,” và bước đi. Từ chối thật sự là đau đớn. Cô ấy đau đến nỗi cô không thể di chuyển. Tất cả cô có thể làm là gọi bạn cô. Đây là những gì bạn cô đã nói: “Chà, Cô mong muốn gì? Cô có cái hông to, Cô không có chút gì thú vị để nói, tại sao một người đàn ông đẹp trai, thành công như thế có thể từng hẹn hò với một người thất bại như cô?” Sốc, phải không, rẳng một người có thể quá tàn nhẫn? Nhưng điều đó sẽ ít sốc hơn nếu tôi nói với bạn người nói ra không phải từ người bạn. Mà đó là những gì cô gái tự nói với bản thân. Và đó là điều tất cả chúng ta làm, đặc biệt là sau khi bị từ chối. Tất cả chúng ta bắt đầu nghĩ về những lỗi lầm và khuyết điểm của chúng ta, Cái ta ước mình là, cái ta ước mình không là, chúng ta kêu tên bản thân. Có thể sẽ không thậm tệ như thế, nhưng tất cả chúng ta làm. Và điều thú vị chúng ta làm, bởi vì lòng tự trọng cá nhân đã bị tổn thương. Tại sao chúng ta muốn đi và làm tổn thương nó nhiều hơn nữa? Ta sẽ không cố tình làm vết thương thể chất tệ hơn. Chúng ta sẽ không cắt tay và quyết định, “Oh, tôi biết! Tôi sẽ lấy con dao và xem tôi có thể cắt sâu đến cỡ nào.”

12:51
Nhưng hầu hết chúng ta lại làm như vậy với vết thương tâm lý. Tại sao? Vì thói quen vệ sinh cảm xúc kém. Vì chúng ta không ưu tiên sức khoẻ tâm lý của chúng ta. Chúng ta biết từ nhiều nghiên cứu rằng khi lòng tự trọng bản thân bị giảm xuống, Bạn dễ bị sự căng thẳng và nỗi sợ hãi làm tổn thương, thất bại và từ chối làm tổn thương bạn hơn và sẽ lâu hơn để bạn bình phục trở lại. Vì thế khi bạn bị từ chối, điều đầu tiên bạn nên làm là là giữ lòng tự trọng bản thân, đừng tham gia nhóm Đánh nhau và đánh nó bầm dập. Khi bạn bị tổn thương cảm xúc, đối xử bản thân giống như sự thương hại mà bạn mong đợi từ một người bạn tốt thật sự. Chúng ta phải nắm bắt được những thói quen hại sức khoẻ tinh thần và thay đổi chúng. Một trong những thói quen hại sức khoẻ nhất và phổ biến nhất là trầm ngâm Trầm ngâm nghĩa là suy nghĩ lại Đó là khi xếp bạn mắng bạn, hoặc thầy giáo bạn làm bạn cảm thấy mình ngu trong lớp, hoặc bạn có một trận đấu dữ dội với bạn bè và bạn không thể dừng việc quay lại cảnh đó trong tâm trí bạn trong nhiều ngày, đôi khi trong mấy tuần liền. Suy ngẫm những sự kiện buồn theo cách này sẽ dễ dàng trở thành một thói quen, và nó sẽ tốn rất nhiều tiền. Vì khi dành quá nhiều thời gian cho những suy nghĩ buồn và tiêu cực, bạn đang thật sự đặt bản thân vào chỗ cực kì nguy hiểm trong việc phát triển triệu chứng của sự chán nản, nghiện rượu, rối loạn dinh dưỡng và thậm chí là chứng bệnh về tim mạch.

14:21
Vấn đề là sự thúc giục để suy ngẫm lại có thể cảm nhận rất mạnh mẽ và quan trọng, vì thế đó là một thói quen rất khó để dừng. Tôi biết điều này một cách thực tế, vì hơn một năm về trước, tôi đã phát triển thói quen này trong tôi. Bạn thấy đó, anh sinh đôi của tôi bị chẩn đoán bệnh u lymphô Hodgkin giai đoạn III Bệnh ung thư của anh ấy rất trầm trọng. Anh ấy có rất nhiều khối u có thể nhìn thấy được khắp cơ thể. Và anh ấy phải bắt đầu hoá trị khắc nghiệt. Và tôi không thể dừng suy nghĩ về những gì anh ấy đang trải qua. Tôi không thể dừng suy nghĩ anh ấy đang trải qua bao nhiêu thứ, thậm chí anh ấy chưa bao giờ than vãn, dù chỉ một lần. Anh ấy có một thái độ lạc quan đáng kinh ngạc. Sức khoẻ về tâm lý của anh ấy rất đáng ngạc nhiên. Tôi có sức khoẻ về thể chất tốt, nhưng về mặt tinh thần thì tôi quá tệ. Nhưng tôi đã biết phải làm gì. Nghiên cứu nói với tôi chỉ cần 2 phút phân tâm là đủ để phá vỡ những hối thúc suy nghĩ lại trong khoảnh khắc đó. Và vì thế mỗi lần tôi có những suy nghĩ lo lắng, buồn, tiêu cực, tôi ép bản thân tập trung vào một thứ khác cho đến khi cơn thúc giục trôi qua. Và trong vòng một tuần, toàn bộ quan điểm của tôi thay đổi và trở nên lạc quan hơn và nhiều hi vọng hơn. 9 tuần sau khi anh ấy bắt đầu xạ trị, anh tôi phải chụp CAT, và tôi đã ở bên cạnh anh khi anh ấy có kết quả. Tất cả những khối u đã biến mất. Anh ấy vẫn còn làm thêm 3 lần xạ trị nữa, nhưng chún tôi biết anh ấy sẽ bình phục. Bức hình này được chụp 2 tuần trước.

16:04
Bằng việc hành động khi bạn cô đơn, bằng việc thay đổi phản ứng của bạn với thất bại, bằng việc bảo vệ lòng tự trọng bản thân của bạn, bằng việc đấu tranh với suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ không chỉ làm lành những tổn thương tinh thần, mà bạn sẽ xây dựng cảm xúc kiên cường, bạn sẽ thành công. 100 năm trước, con người bắt đầu tập vệ sinh cá nhân, và tỷ lệ tuổi thọ trung bình tăng hơn 50% trong một vài thập kỷ. Tôi tin rằng chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ tăng đáng kể nếu tất cả chúng ta bắt đầu rèn luyện vệ sinh cảm xúc.

16:42
Bạn có tưởng tưởng trái đất sẽ như thế nào nếu mọi người khoẻ mạnh về mặt tinh thần không? nếu ít sự cô đơn và ít sự buồn rầu không? nếu con người biết cách vượt qua thất bại không? nếu họ cảm thấy tốt về bản thân hơn và có động lực hơn không? nếu họ vui hơn và được đong đầy nhiều hơn không? Tôi có thể, vì đó là thế giới mà tôi muốn sống, và đó là thế giới mà anh tôi cũng muốn sống. Và nếu bạn chỉ cần tiếp thu thông tin và thay đổi vài thói quen đơn giản, Chà, đó là thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể sống.

17:17
Cám ơn mọi người rất nhiều.

Dịch: Đạt Nguyễn

Nguồn: https://akachan-raion-book.blogspot.com/2015/04/gioi-thieu-sach-emotional-first-aid-so.html?showComment=1474935698921#c753955499516178654

menu
menu