Vùng an toàn tâm lý mang lại cảm giác kiểm soát

vung-an-toan-tam-ly-mang-lai-cam-giac-kiem-soat

Phải bước ra khỏi vùng an toàn tâm lý, người ta vẫn hay nói như vậy, nhưng rốt cuộc vùng an toàn tâm lý là gì, không phải ai cũng hiểu.

Phải bước ra khỏi vùng an toàn tâm lý, người ta vẫn hay nói như vậy, nhưng rốt cuộc vùng an toàn tâm lý là gì, không phải ai cũng hiểu.

Có thể bạn sẽ nghĩ vùng an toàn tâm lý chính là môi trường an toàn. Ví dụ, có người tìm được việc làm ổn định nhàn hạ ở thành phố nhỏ, tuy không có thành công gì lớn nhưng rất dễ chịu thoải mái, lâu dần người đó không muốn đối mặt với khó khăn và thách thức bản thân nữa. Chúng ta nói rằng người này ở trong vùng an toàn tâm lý.

Nhưng thực ra như vậy là hiểu sai về vùng an toàn tâm lý. Vùng an toàn tâm lý không nhất định phải mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái. Dù nhiều lúc ở trong hoàn cảnh rất đau khổ và khó khăn nhưng con người vẫn không muốn thay đổi, đó cũng là một loại vùng an toàn tâm lý, vì người ta đã quen thuộc với nó.

Vậy vùng an toàn tâm lý có phải môi trường quen thuộc không? Thực ra cũng không phải. Rất nhiều người sau khi đổi chỗ ở, đổi công việc liền lập tức thay da đổi thịt. Vì mỗi người đều mang theo quá khứ của mình, nhưng quá khứ này không nằm ở môi trường, mà nằm trong đầu óc, trong suy nghĩ của chúng ta, trong tương tác giữa chúng ta và môi trường.

Cho nên vùng an toàn tâm lý đích thực là cách thức quen thuộc và cố hữu khi chúng ta ứng xử với môi trường. Ra khỏi môi trường quen thuộc không có nghĩa ra khỏi vùng an toàn tâm ly. Chỉ khi thay đổi cách ứng xử, chúng ta mới thực sự ra khỏi vùng an toàn tâm lý.

Vậy cách ứng xử là gì? Chính là cách chúng ta xử lý những khó khăn trong cuộc sống.

Nói cụ thể, cách ứng xử có hai hàm nghĩa. Hàm nghĩa thứ nhất là ứng xử trong hành vi, tức phản ứng với sự việc cụ thể. Ví dụ khi gặp nguy hiểm, chọn chiến đấu hay bỏ chạy; khi gặp nhiệm vụ khó khăn trong công việc, chọn giải quyết vấn đề hay trì hoãn. Hàm nghĩa thứ hai là ứng xử trong tâm lý.

Vùng an toàn tâm lý có gì hay mà người ta không thể thoát khỏi nó, rõ ràng muốn thay đổi nhưng chẳng thay đổi được?

Đơn giản mà nói, phần thưởng lớn nhất nó mang lại là cảm giác kiểm soát.

Cảm giác kiểm soát là nhu cầu cơ bản của mỗi người, cũng là nguồn cội của cảm giác an toàn. Phần lớn cách ứng xử của chúng ta ban đầu đều để đối phó với sự lo âu. Càng cảm thấy bị uy hiếp, lo lắng càng cần cảm giác kiểm soát, con người càng dễ bám chặt lấy cách ứng xử vốn có. Còn ra khỏi vùng an toàn tâm lý nghĩa là chúng ta từ bỏ vũ khí trước kia từng dùng để đối phó với sự lo âu, đối mặt với nó và tìm cách thích ứng mới. Cảm xúc khó chịu được điều này. Nên sự trốn tránh lo âu và nhu cầu tìm kiếm cảm giác kiểm soát thường khiến cảm xúc quay về với cách ứng xử quen thuộc của nó, điều này khiến con người khó thay đổi được hành vi của bản thân.

Vùng an toàn tâm lý có một điểm đặc biệt: Không chọn cách ứng phó phù hợp với cuộc sống hiện tại mà xây dựng cuộc sống hiện tại theo cách thức quen thuộc.

Rõ ràng cuộc sống đã thay đổi, nhưng chúng ta cứ kiên quyết nghĩ nó vẫn như cũ, do chúng ta vẫn quen với cách thức vốn có nên cứ bám chặt lấy cách thức ấy. Dần dần điều chúng ta lo sợ thực sự xảy ra. Đây cũng chính là nguồn gốc của rất nhiều bi kịch.

 

Trích từ cuốn sách “Tâm lý học phát triển cái tôi" | Trần Hải Hiền

https://shope.ee/8UffRomrPW

menu
menu