10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bế tắc trong cuộc sống
"Tôi 20 nhưng sống như người 40 tuổi" là câu nhiều người trẻ nói về cuộc sống khi chán nản. 10 dấu hiệu sau đây giúp bạn kiểm nghiệm xem mình có rơi vào tình trạng tương tự.
Ảnh: Elena Poletaeva
Không còn điều gì gây ngạc nhiên, hứng thú. Bạn đón nhận mọi tin tức chỉ bằng một cái cau mày hoài nghi. Chẳng còn điều gì khiến bạn reo lên sung sướng trong những năm gần đây. Tất cả là dấu hiệu của một cuộc sống đang tụt dốc. Tuổi của một người được xác định không chỉ là những con số trên giấy tờ, mà còn bởi khả năng tìm thấy điều mới cho bản thân, để tìm hiểu và phát triển. Nếu không còn hứng thú với điều gì, bạn cũng không còn bận tâm đến việc nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Ảnh: @yaoyaomva
Không quan tâm bản thân hoặc nhà cửa. Nếu không còn bận tâm đến ngoại hình của chính mình và lần cuối cùng dọn nhà là tháng trước, bạn có thể đối mặt nguy cơ khủng hoảng. Sự thờ ơ với cơ thể và môi trường xung quanh cho thấy mọi thứ không diễn ra suôn sẻ trong cuộc sống, và bản thân đã chấp nhận điều này, từ bỏ các giải pháp khắc phục. Một số người thường nói rằng nếu muốn thay đổi trong cuộc sống, hãy bắt đầu với việc chăm sóc nhà cửa, bởi nó giúp quên đi những suy nghĩ tiêu cực. Đối với phụ nữ, làm tóc cũng được xem là một loại "trị liệu" tương tự như thế.
Chán ghét công việc. Ngày làm việc vừa mới bắt đầu, bạn đã đếm ngược thời gian và chờ đợi nó kết thúc. Chỉ mới là thứ tư, bạn đã tuyệt vọng sao chưa đến cuối tuần... Chán ghét công việc là yếu tố khiến cuộc sống người trẻ dễ rơi vào bế tắc. Không thích vị trí nhàm chán hiện tại, đồng nghiệp không thân thiện, hoặc mệt mỏi với chuyện kẹt xe mỗi ngày đi làm trong giờ cao điểm... Khi chán ghét một điều gì đó, con người có xu hướng nghĩ về lý do thay vì giải pháp. Tuy nhiên, nếu muốn thoát khỏi tình trạng ngột ngạt, bế tắc, bạn hãy tìm kiếm cách giải quyết vấn đề thay vì chỉ biết kêu ca.
Từ chối giao tiếp. Mọi người đều cần không gian riêng tư. Nếu bạn hoàn toàn không muốn gặp hoặc giao tiếp với bất cứ ai, thậm chí né tránh bạn bè, người thân và đặt chế độ “ẩn danh” trên các mạng xã hội, mọi chuyện có thể đã đi quá xa. Hãy nhớ đến Holly, nữ chính của bộ phim P.S I love you. Chính những người thân và bạn bè đã giúp cô thoát khỏi vực thẳm bế tắc và tuyệt vọng. Rất có thể, những người gần gũi chỉ muốn bạn tốt hơn. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Ảnh:
Dễ dàng tức giận và nổi cáu. Bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi mọi thứ theo nghĩa đen: Chồng quên đổ rác khi đi làm, điểm số của các con ở trường, thời tiết bên ngoài hay kể cả màu sơn móng tay của mình. Luôn tìm kiếm thứ để trút giận, nhìn đời bằng đôi mắt tiêu cực thể hiện bạn chỉ đang muốn quên đi những vấn đề thực sự khiến bản thân phiền não. Tất cả điều này sẽ dừng lại nếu mỗi người thành thật thừa nhận với chính mình những vấn đề khó khăn và đối mặt để loại bỏ nó.
Có những thói quen xấu. Nhiều người tìm đến những thói quen xấu như rượu, thuốc lá, đồ ăn, hay thức đêm như một giải pháp hữu ích để quên đi mọi vấn đề khiến bản thân lo sợ. Tuy nhiên, tất cả chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn khi chúng còn gây ra thêm hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Sống trong quá khứ hoặc luôn mơ về tương lai. Bạn cho rằng "mọi thứ đã qua luôn tốt đẹp hơn hiện tại" và cuộn mình vào những kỷ niệm. Hoặc, ngược lại, bạn nghĩ "ngày mai có thể sẽ tốt hơn chăng" và luôn đợi chờ hôm nay qua đi. Điều này kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm, khiến chúng ta quên đi cuộc sống hiện tại. Những hoài niệm hay mơ ước quá nhiều là biểu hiện rõ ràng nhưng không bao giờ là giải pháp để thoát khỏi một cuộc sống bế tắc.
Ảnh: Al Margen
Không thể nạp năng lượng. Mỗi người đều có cách thức riêng để đối phó với tâm trạng xấu: Thể thao, du lịch, thiền... Nhưng nếu không có điều gì gây hứng thú tương tự như vậy, cuộc sống dễ bị khủng hoảng và stress. Do đó, các phương pháp giải quyết vấn đề triệt để là cần thiết, bạn có thể cần tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia.
Trở thành tù nhân của điện thoại. Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Pittsburgh, Mỹ, phát hiện ra rằng những người dành hơn một giờ mỗi ngày trên các mạng xã hội dễ bị trầm cảm hơn. Các quan điểm về cuộc sống của một người hiện đại dễ dàng được hình thành thông qua các nguồn tin tức trên mạng xã hội, đã khơi gợi cảm giác ghen tỵ và một niềm tin méo mó rằng người khác sống tươi sáng và thành công hơn bạn. Liên tục "dán mắt" trên điện thoại dẫn đến sự mặc cảm, suy nhược thần kinh và cảm giác cô đơn. Cố gắng vận động, tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Xem cuộc sống là "bản nháp" và luôn muốn viết lại nó. Không thể có “cuộc sống mới” bắt đầu từ thứ hai, ngày đầu năm, hay Tết Nguyên đán. Hãy nhớ bài học từ truyện Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên: “Ngày mai không bao giờ là ngày hôm nay! Bạn có thể thức dậy vào buổi sáng và nói: 'Vâng, bây giờ nó cuối cùng là ngày mai?'. Trì hoãn vô tận chắc chắn sẽ không làm chúng ta hạnh phúc. Nếu bạn muốn thay đổi một điều gì đó, đừng tìm kiếm một dịp đặc biệt hoặc một ngày tốt đẹp, chỉ cần bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ".
Nguồn
https://ng.opera.news/ng/en/health/ad04d7c57d7b3404dde3ad3231669599