5 dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng ám ảnh sợ xã hội (chứ không phải là người hướng nội)

5-dau-hieu-cho-thay-ban-mac-chung-am-anh-so-xa-hoi-chu-khong-phai-la-nguoi-huong-noi

Có bao giờ bạn thấy mình né tránh đám đông? Có bao giờ bạn thấy mình thoải mái khi chỉ ở một mình? Khi người khác nói về bạn, họ thường gọi bạn là một người hướng nội.

Có bao giờ bạn thấy mình né tránh đám đông? Có bao giờ bạn thấy mình thoải mái khi chỉ ở một mình? Khi người khác nói về bạn, họ thường gọi bạn là một người hướng nội. Họ thấy bạn né tránh những nơi tụ tập và huỷ bỏ các kế hoạch ra ngoài khi có nhiều người. Nhưng bản thân bạn lại cảm thấy bản thân khác xa định nghĩa một người hướng nội. Bạn hoang mang không biết liệu mình có thực sự là người hướng nội hay còn điều gì khác nữa. Thông thường, hướng nội (Introversion) và hội chứng ám ảnh sợ xã hội (Social phobia) hay bị nhầm lẫn với nhau, từ đó khiến chúng ta không biết nên làm gì cho đúng. Vậy thì, dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người hướng nội (Introversion), mà bạn đang mắc chứng ám ảnh sợ xã hội (Social phobia). 

Thứ nhất, bạn luôn lo sợ bị đánh giá.

Tưởng tượng bạn đi vào một cửa hàng tạp hoá và cảm thấy dường như mọi người xung quanh đang phán xét bạn. Bạn cảm thấy những người khác đang chế giễu bạn, thậm chí không muốn nói chuyện với bạn. Bạn không ngừng lo sợ, rằng bất cứ điều gì bạn nói hay bất cứ việc gì bạn làm đều sẽ được dùng làm thước đo để người khác phán xét bạn. Những người hướng nội có thể đi đến các cửa hàng tạp hoá mà không hề nghĩ đến những điều như vậy, nhưng những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội thì lại không thể. Khi bạn mắc chứng ám ảnh sợ xã hội, bạn liên tục cảm thấy bản thân đang bị đánh giá bởi cả những người quen biết và không quen biết bạn (theo Cuncic, 2020). Những suy nghĩ này cứ đi vòng quanh trong tâm trí bạn, và chính bởi thế mà sự ám ảnh về nó luôn khiến bạn cảm thấy căng thẳng lo lắng dù ở bất cứ đâu.

Photo by Keira Burton on Pexels.com

Thứ hai, bạn chủ động xa lánh và tránh né.

Bởi vì bạn sợ bị đánh giá nên bạn chủ động tách khỏi mọi người. Khi bạn bè cùng nhau lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại vào cuối tuần, bạn có xu hướng lựa chọn “có việc bận” và trở thành “người ngoài cuộc”. Khi gia đình tổ chức một chuyến đi nghỉ dưỡng, bạn chỉ muốn “được” bỏ quên ở nhà. Điều này không có nghĩa là vì bạn muốn có thời gian cho bản thân, mà là bởi bạn sợ rằng, ở đó sẽ bị chỉ trích nếu có lỡ làm gì đó. Người hướng nội không thường xuyên né tránh các chuyến đi chơi như vậy đâu. Có thể họ vẫn sẽ cảm thấy tốt hơn khi ở một mình. Tuy nhiên, họ không thường xuyên “huỷ kèo” chỉ để né tránh đám đông hay kết nối với tập thể. Chủ động xa lánh những người xung quanh chỉ xuất hiện khi bạn lo sợ việc phải ở cùng với mọi người, và đây là một dấu hiệu của chứng ám ảnh sợ xã hội.

Thứ ba, bạn dần bị rút kiệt sức lực.

Bạn có cảm thấy nỗi sợ hãi và sự căng thẳng khi gặp mặt mọi người đã cản trở bạn làm những việc bạn cần làm hay không? Theo như DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 5, năm 2013), khi một người mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội (Social anxiety, cách gọi khác của chứng ám ảnh sợ xã hội – Social phobia), người đó có xu hướng trì hoãn các trách nhiệm công việc mà họ cần phải làm. Những suy nghĩ do hội chứng sợ hãi mang lại đã ăn mòn tâm trí bạn, chúng có thể làm sụt giảm năng suất làm việc của bạn. Có thể bạn suy nghĩ quá nhiều về những điều đáng sợ sẽ xảy đến, từ đó có thể bạn sẽ muốn từ bỏ và trì hoãn mọi thứ.

Thư tư, bạn suy nghĩ “thái quá”. 

Bạn có phải một người hay để tâm đến những lỗi sai có thể xảy ra trong một buổi biểu diễn? Bạn có liên tục nghĩ về những khả năng thất bại của một buổi thuyết trình? Lưu tâm đến những điều này có thể giúp bạn tránh được những sai lầm có thể mắc phải, nó đúng thậm chí với cả những người hướng nội. Nhưng nếu bạn không ngừng nghĩ về những thất bại này bởi bạn sợ hãi phản ứng của khán giả, vậy thì có thể bạn mắc chứng ám ảnh sợ xã hội rồi đấy (theo Ray Pole, năm 2021). Khi tất cả những gì bạn làm là ngẫm nghĩ về những thứ có thể “đi chệch hướng” trong tương lai, thì có khả năng bạn đã mắc chứng ám ảnh sợ xã hội thay vì là một người hướng nội.

Thứ năm, khi mắc chứng ám ảnh sợ xã hội, bạn “không tương hợp bản ngã” (Non-Ego Syntonic*)

* Chú thích từ dịch giả: Ego Syntonic: tương hợp bản ngã là hành vi, giá trị, cảm xúc hài hòa hoặc tương thích với các nhu cầu và mục tiêu của bản ngã, hoặc nhất quán với hình ảnh lý tưởng của bản thân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Ramani (2020), đồng thời là một nhà giáo và một nhà tâm lý học lâm sàng, cô ấy đã phân biệt hướng nội và hội chứng ám ảnh sợ xã hội bằng cách đề cập đến phạm trù “tương hợp bản ngã” (Egocentrism). Điều này có nghĩa là, những người hướng nội vẫn thấy ổn khi ở một mình. Thực tế là, người hướng nội có nhiều năng lượng hơn khi ở một mình thay vì ở cạnh những người khác. Nhưng việc ở một mình không phải là lựa chọn của những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội. Thay vào đó, việc này chứng minh nỗi sợ của họ. Họ ở một mình nhưng họ cũng cảm thấy bản thân thật đáng thương khi ở một mình. Thậm chí có thể họ còn không cảm thấy mình “nạp lại được năng lượng” khi ở một mình. Đối với họ, việc đặt xuống những sợ hãi của việc ở một mình là rất khó. Chính vì vậy, khi bạn cảm thấy, việc bản thân đang ở một mình là một lựa chọn cưỡng ép thì có thể bạn không phải là người hướng nội đâu. Thay vào đó, bạn đang mắc chứng ám ảnh sợ xã hội mà bản thân cần định hình ra nó đấy.

Người hướng nội cảm thấy an toàn khi ở một mình. Họ vui vẻ ngay cả khi chỉ ở một mình. Nhưng họ không cần thiết phải khép mình chỉ vì sợ hãi. Họ không để tâm đến những gì người khác nghĩ về họ, dù cho họ rất hiếm gặp mặt mọi người đi chăng nữa. Hướng nội và hội chứng ám ảnh sợ xã hội là những phạm trù loại trừ lẫn nhau (Mutually Exclusive Categories, nghĩa là hai việc này không thể xảy ra đồng thời cùng một lúc). Theo lời Tiến sĩ Ramani, “hướng nội là con đường bạn đi, trong khi ám ảnh sợ xã hội hay rối loạn lo âu xã hội là thứ cản trở con đường bạn đi”. Người hướng ngoại và người hướng nội đều có khả năng mắc chứng ám ảnh sợ xã hội như nhau. Ám ảnh sợ xã hội không chỉ nằm ở việc bạn ở một mình. Nó cũng không nằm ở việc bạn có vui vẻ với khoảng thời gian mình ở một mình hay không. Ám ảnh sợ xã hội là một vấn đề cần phải được nhận thức đầy đủ và tách rời với hướng nội, từ đó bạn mới có thể tự đưa mình ra khỏi sự ràng buộc và xiềng xích ấy.

Tài liệu tham khảo

American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (5th ed.). https://doi.org/10.1176/appi.books.9780890425596

Cuncic, A. (2020, December 16). The social anxiety disorder criteria have evolved and changed. Verywell Mind.

Durvasula, R., (August 2020.) Introvert, Social Anxiety, and Depression? The Differences. MedCircle.

Raypole, C. (2021, March 19). Introvert vs. Social Anxiety: How to tell the difference. Healthline.

Tác giả: Mirzi

Dịch giả: Dương Hy – Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Link bài gốc: 5 Signs It’s Social Phobia (Not Introversion)

menu
menu