5 dấu hiệu đáng cảnh báo về mặc cảm ngoại hình

5-dau-hieu-dang-canh-bao-ve-mac-cam-ngoai-hinh

Mặc cảm ngoại hình (Body dysmorphic disorder – BDD) hay hội chứng sợ xấu là sự ám ảnh với khiếm khuyết nào đó trên cơ thể.

Mặc cảm ngoại hình (Body dysmorphic disorder – BDD) hay hội chứng sợ xấu là sự ám ảnh với khiếm khuyết nào đó trên cơ thể. Tình trạng này có thể vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Đối với một số người, ngay cả rời khỏi nhà cũng là một việc hết sức khó khăn.

Tình trạng này thậm chí có thể khiến người trẻ làm ra những quyết định nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Mặc cảm ngoại hình xảy ra ở cả nam và nữ với tỉ lệ ngang nhau.

Do vậy, việc phát hiện các dấu hiệu của mặc cảm ngoại hình ở bản thân, người thân và bạn bè là rất quan trọng. Nó CÓ THỂ bao gồm 5 đặc điểm sau:

  1. So sánh vẻ ngoài của mình với những người khác

Họ có dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội không? Tất nhiên, tự bản thân hành động này không phải một dấu hiệu cảnh báo, nhưng thường xuyên sử dụng mạng xã hội như một công cụ để so sánh bản thân với người khác lại là một thói quen thiếu lành mạnh. Có thể họ sẽ không ngừng tìm kiếm sự trấn an của bạn, hỏi ý kiến của bạn về ngoại hình của mình, nhưng nhiều khi họ chẳng tin lời bạn nói.

  1. Liên tục xem xét lại vẻ ngoài của mình hoặc trốn tránh vẻ ngoài của chính mình

Những tấm gương có thể gây cản trở trong việc giải quyết các mối lo lắng khôn nguôi về hình dáng bản thân. Camera cũng vậy. Có lẽ bạn sẽ nhận ra họ ghét bị chụp ảnh – rồi tới thời điểm họ sẽ tránh né camera bằng bất cứ giá nào. Hoặc có thể lúc nào họ cũng tự chụp ảnh cho mình. Có thể họ sẽ dùng ảnh selfie như một cách để kiểm tra vẻ ngoài của mình.

  1. Thấy lo lắng khi ở gần những người khác

Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến lòng tự tôn của một người và cách họ nghĩ về cảm xúc của người xung quanh đối với họ. Họ có thể rất lắng không biết người khác nghĩ gì về họ. Điều này có thể dẫn tới hành động rút lui khỏi các hoạt động xã hội hoặc né tránh những hoàn cảnh nhất định do lo ngại về hình tượng của chính mình.

  1. Tìm kiếm phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật thẩm mỹ để “sửa chữa” những khiếm khuyết đã quan sát được

Có thể họ sẽ tiêu tốn vô số thời gian và tiền bạc để cố “sửa những chỗ sai”. Cần lưu ý những khiếm khuyết này thậm chí còn chẳng đáng kể trong mắt người khác – chúng có thể rất nhỏ nhặt hoặc thậm chí do tưởng tượng mà ra.

Có thể họ sẽ trải qua rất nhiều lần sửa sang kiểu đó nhưng càng cố tìm kiếm sự hoàn hảo, kết quả càng không thể khiến họ thỏa mãn.

  1. Ở họ dần phát sinh những hành vi mang tính ám ảnh và cưỡng chế

Những hành vi này có thể bao gồm: dành quá nhiều thời gian khắc phục hay che phủ khuyết điểm, chẳng hạn như trang điểm. Có thể họ sẽ chải tóc và tạo kiểu một cách ám ảnh, mặc quần áo hoặc đeo phụ kiện để che lấp chính mình, chẳng hạn như mũ hay khăn quàng.

Kèm theo việc không ngừng kiểm tra “các khiếm khuyết”, có khả năng họ sẽ tạo ra thói quen liên tục chạm vào hoặc cân đo chính mình để xem xem mình có thay đổi gì hay không.

Hãy lưu ý nếu người thân của bạn đang chìm ngập trong ám ảnh về ngoại hình. Cho họ thấy bạn sẵn sàng giúp đỡ và khiến họ hiểu ra rằng bạn luôn ở đó với họ - sự tử tế chính là chìa khóa.

_____________________________________

Nguồn: counselling directory

Dịch: Tâm lý học mỗi ngày  

_________________________

Nếu Bạn đang cần sự hỗ trợ về tâm lý, hãy gọi cho Psychologist Vietnam - Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khỏe Tinh Thần cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và chủ doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về thể chất, tinh thần, với nhiều nhà tham vấn trong nước và nước ngoài có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

Liên hệ với chúng tôi để được tham vấn và đưa ra lộ trình trị liệu (online, trực tiếp) phù hợp:

Phone: 0812151220 (Whatsapp/Viber/Telegram)

Facebook: https://www.facebook.com/PsychologistVietnam

Email: [email protected]

Địa chỉ: 136 Nguyễn Phạm Tuân, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

menu
menu