5 lý do khiến một người ở lại trong một mối quan hệ bạo lực ngôn từ

5-ly-do-khien-mot-nguoi-o-lai-trong-mot-moi-quan-he-bao-luc-ngon-tu

Thoát khỏi đó có thể gây khó khăn với một người theo những cách không ngờ.

Chúng ta đều biết bạo lực ngôn từ có thể chịu đựng được trong một số nền văn hóa vì nhiều người tin rằng chỉ tổn thương vật lý mới là sai trái. Bạo lực thể chất là “tiêu chuẩn vàng” của bạo lực, và nếu không đạt tới mức độ đó, nhiều người vẫn giữ thái độ hoài nghi về bạo lực ngôn từ. Nhưng nhận biết bạo lực ngôn ngữ thực sự phức tạp hơn bạn nghĩ.

Có một vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu của tôi dành cho quyển sách thứ 4 về bạo lực ngôn từ là 20/20 nhận thức muộn biểu hiện ở cả nam giới và nữ giới khi họ bàn luận về các mối quan hệ bạo lực ngôn từ với cha mẹ, anh chị em, bạn đời hay thậm chí là sếp. Celia, 50 tuổi tự hỏi động cơ thúc đẩy hành vi của cô ấy với người yêu là gì:

“Đúng là tôi bị hắn dọa sợ, hắn cũng làm nhiều cách khiến tôi thấy mình thật tệ khi liên tục phàn nàn về cân nặng của tôi hoặc chỉ trích thói quen chi tiêu của tôi, khả năng không thể kiểm soát cơn giận của hắn cũng khiến tôi thấy mình ở vị thế cao hơn theo cách nào đó. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao tôi chịu đựng hắn bạo lực ngôn từ trong nhiều năm cho đến khi hắn bắt đầu làm thế với con trai chúng tôi. Tôi có cảm giác mình là 'người tốt đẹp hơn’ khi tha thứ cho hắn ta mỗi khi hắn làm rối tung mọi thứ lên vì tôi nghĩ hắn không thể ‘chịu’ được. Tôi biết nó nghe có vẻ kỳ lạ vì chuyên gia tâm lý của tôi nhấn mạnh sự sỉ nhục của hắn đã ảnh hưởng tới tôi thế nào nhưng tin tôi đi, có điều gì đó khác nữa xảy ra.”

Dan, 41 tuổi, miêu tả cách giải quyết với việc bạo lực ngôn từ của cha bằng những từ ngữ tương tự:

“Tôi đã bình thường hóa một phần hành vi của cha vì khi còn nhỏ, cuộc đời ông cũng đầy trắc trở và cha của ông là một người bạo lực và ngược đãi khủng khiếp. Nhưng giờ nhìn lại, tôi nghĩ mình đã trở thành một người đàn ông mạnh mẽ hơn vì đã không cúi đầu hoặc to tiếng với ông. Sau cùng thì vợ là người đã nói chuyện với tôi vì cô ấy cảm giác tôi đã tạo điều kiện để ông ấy làm vậy. Có lẽ là thế.”

Nhưng trong khi dành lòng cảm thông với kẻ bạo hành – và tự thưởng bản thân vì điều đó – có thể là một phần của phương trình nhưng nó thường không phải nhân tố chính. Rõ ràng không phải tất cả mọi người đều chịu đựng bạo hành ngôn từ, một số người sẽ rời khỏi mối quan hệ này với thay đổi mơ hồ trong suy nghĩ. Những người đó nhìn thấy các dấu hiệu nguy hiểm, tương tự cánh đồng hoa anh túc. Vậy điều gì khiến người ta ở lại?

Mối quan hệ giữa kẻ bạo hành và mục tiêu của hắn/ cô ta hình thành dựa trên sự mất cân bằng quyền lực. Thông thường, so với kẻ bạo hành, người bị bạo hành bỏ nhiều sức lực hơn để tiếp tục ở lại mối quan hệ này hoặc khiến hành vi này xảy ra; sự “bỏ ra” này có thể là về mặt tình cảm (một người trưởng thành với tâm tính của một đứa trẻ vẫn khao khát tình yêu của bố mẹ hoặc mối quan hệ lãng mạn với bạn đời sẽ không sẵn lòng bỏ cuộc), phản ánh nguồn lực kinh tế không cân bằng, lo lắng về con cái chung hoặc các nhân tố khác ngăn cản cô/ anh ấy rời đi.

Nhưng điều gì giữ họ lại trong mối quan hệ này mà không phải là chạy trốn?

Đây không phải một danh sách gây mệt mỏi đâu nhưng nó sẽ kéo dài từ các chủ đề phổ biến liên quan tới câu chuyện của mọi người trong nghiên cứu dành cho quyển sách của tôi.

Source: Yevhun Buzak/Unsplash

  1. HỌ KHÔNG NHẬN RA MÌNH BỊ BẠO LỰC NGÔN TỪ.

Hãy bắt đầu với điểm khởi đầu – thời thơ ấu – vì đây thực sự là thời điểm khởi đầu với hầu hết các mục tiêu bị bạo lực ngôn từ. Họ lớn lên trong những ngôi nhà mà bạo lực ngôn từ (sỉ nhục, không được lắng nghe, bị lờ đi hoặc bị ngăn cản, bị bắt nạt, bị cho ra rìa, bị la hét hoặc gaslighting (một thủ thuật thao túng tâm lý khi ai đó khiến nạn nhân nghĩ rằng nhận thức và cảm nhận của mình là sai lầm hoặc bị “làm quá") là trải nghiệm mỗi ngày. Từ các trải nghiệm thuở nhỏ, trẻ em hình thành khuôn mẫu tâm lý về cách thế giới vận hành và nếu bạo lực ngôn ngữ xảy ra liên tục trong thời gian dài, chúng sẽ nghĩ nó diễn ra ở mọi nơi. Khi đến tuổi vị thành niên, chúng có xu hướng bị thu hút bởi những người đối xử với chúng theo cách tương tự vì chúng nghĩ hành vi đó là “bình thường”. Chúng cũng có khuynh hướng chối bỏ ảnh hưởng của từ ngữ vì “đó chỉ là từ ngữ thôi, không phải nắm đấm” – và sẽ bao biện cho kẻ bạo hành (“Mẹ đối xử nghiêm khắc với tôi vì bà mong tôi mạnh mẽ”, “Anh ấy có ý tốt, nhưng đôi khi cách thể hiện hơi quá” và rất nhiều câu tương tự).

  1. SỰ BẠO HÀNH KHÔNG DIỄN RA LIÊN TỤC.

Thí nghiệm về những con chuột đói của B. F. Skinner tiết lộ về sức mạnh của việc củng cố không liên tục. Trong chiếc lồng đầu tiên, con chuột có một đòn bẩy mà khi nhấn sẽ luôn có đồ ăn. Con chuột làm theo. Trong chiếc lồng thứ hai, đòn bẩy không mang tới thức ăn và con chuột cũng không bận tâm về điều đó. Nhưng ở chiếc lồng thứ ba, đòn bẩy chỉ mang tới thức ăn trong một số thời điểm và con chuột phải chuyển đổi và tập trung vào đó.

Điều này cũng xảy ra với con người. Khi nhận được thứ mình mong muốn trong một số thời điểm, chúng ta sẽ tập trung để dành lấy nó lần nữa. Vì thế trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ, khi hành vi của kẻ bạo hành ngừng lại – hắn/ cô ta không nói gì hạ thấp bạn hoặc thậm chí còn trao cho bạn lời khen và tỏ ra ngọt ngào – người bị bạo hành sẽ trở thành con chuột đói đó, trừ việc rằng vì là con người, họ bắt đầu suy nghĩ từ hành vi đó và nổi lên hy vọng. “Thấy chưa?” Họ nói với bản thân: “Chúng ta bắt đầu thành công rồi.” Hoặc là “Anh/ Cô ấy thực sự rất yêu quý chúng ta đấy, và mấy thứ tồi tệ kia chỉ là thoáng qua thôi.” Đó là sự gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ, gồm cả những vấn đề xảy ra với cha mẹ.

  1. HỌ KHÔNG NHÌN THẤY CÁC NHÂN TỐ KIỂM SOÁT.

Vì bình thường hóa và hợp lý hóa việc sử dụng bạo lực ngôn từ, họ không nhìn thấy đó chính là công cụ để kiểm soát mình. Họ chấp nhận nó như một cách để “cố giữ lấy hòa bình” hoặc “hạ nhiệt” sự căng thẳng, họ cũng không nhận ra hành động đổ lỗi của kẻ bạo hành (“Tôi đã không phải hét lên nếu ngay từ đầu bạn chịu nghe tôi”) là sự thao túng. Họ tự nói với bản thân rằng ai ở trong một mối quan hệ thì đều sẽ có tranh luận, họ không nhận ra những gì mà bác sĩ John Gottman đã chỉ ra: đó là không quan trọng bạn tranh cãi hay không mà là bạn tranh cãi như thế nào. Họ không thấy mình bị cướp mất quyền tự quyết vì họ quá tập trung vào việc giữ mối quan hệ lâu bền, hoặc “hạ nhiệt” sự căng thẳng bằng cách xoa dịu nó, và có thể còn quay lại một trong những “giây phút đẹp đẽ” ngắt quãng đó.

  1. HỌ TIN NHỮNG GÌ ĐƯỢC NÓI VỚI HỌ VÀ VỀ HỌ.

Những ai dễ bị tổn thương nhất khi phải chịu bạo lực ngôn từ trong các mối quan hệ trưởng thành là những người đã trải nghiệm nó khi còn trẻ và vẫn tiếp tục bình thường hóa những trải nghiệm thời thơ ấu này. Về cơ bản, những gì được phát ngôn khi trưởng thành ở hiện tại đều tái khẳng định và xác nhận những gì được nói trong quá khứ. Bất kỳ phản đối nào đến từ nạn nhân thường bị chệch hướng bởi những câu quen thuộc như “Tôi chẳng nói điều gì tổn thương cả, bạn quá nhạy cảm thì có” hoặc phiên bản gaslighting là “Bạn không biết đùa à? Đấy không phải ý của tôi đâu”.

Như Melanie, 55 tuổi giải thích rằng:

“Quá trình chuyển từ nhà của cha tôi tới nhà của chồng vào năm tôi 23 tuổi cứ diễn ra trôi chảy như thế, và trong khoảng thời gian rất dài, tôi đã chấp nhận những điều hắn ta nói về mình vì nó lặp lại những gì tôi luôn được nghe về bản thân. Rằng tôi rất lười biếng. Rằng tôi cẩu thả. Rằng tôi không đủ năng lực. Nhưng giáo viên, và sau này là đồng nghiệp của tôi lại nói khác. Tôi bắt đầu quá trình trị liệu vào năm 27 tuổi. Năm 29 tuổi, tôi ly hôn và rời đi, bắt đầu một cuộc sống không còn bạo lực ngôn từ.”

  1. HỌ KHÔNG SẴN SÀNG NHẬN RA BẠO LỰC NGÔN TỪ

Có lẽ những câu chuyện được tiết lộ nhiều nhất là những chuyện được những người chủ động chống lại bạo lực ngôn từ kể lại bằng cách xác định và chỉ trích nó, thậm chí là bởi các nhà trị liệu. Một người dí dỏm sẽ lưu ý về “lần thứ ba đầy ấm áp” khi nhà trị liệu thứ 3 mà anh tham vấn vào năm anh 40 tuổi một lần nữa chỉ ra hành động bạo lực của cha anh (và sự hợp tác ngầm của mẹ anh) và lời phủ nhận của anh rằng “rồi nó sẽ trôi qua”. Theo như anh nói thì “Nghe này, tôi đã nghe đi nghe lại điều đó rồi, và tất cả những gì nó làm là cổ vũ tôi bảo vệ cha mình và biết rằng ông ấy yêu tôi, ông đã cố gắng để tôi mạnh mẽ hơn bằng cách đối xử nghiêm khắc với tôi. Tôi đã không thể nghe nó vào những năm tôi 20 hay 30 tuổi, nhưng sau cùng thì nó đau đớn đến mức tôi không thể không nghe nó trong lần cuối cùng này.”

Tôi đã viết về sự phủ nhận này trong quyển sách Daughter Detox của mình và gọi nó là “mâu thuẫn cốt lõi” – là sự giằng co giữa việc nhận thức được hành vi bạo hành của mẹ và sự hi vọng rằng bà và hành vi của bà có thể thay đổi bằng cách nào đó. Mâu thuẫn này thường kéo dài hàng thập kỷ trong quãng đời trưởng thành khi có sự can dự của cha hoặc mẹ.

TỪ GÓC NHÌN NGƯỜI TRONG CUỘC

Với tư cách là người xem – như họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp – chúng ta thấy thật khó tin khi người mình quan tâm lại ở trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ vì chúng ta là người lạc quan nhưng nó có thể rất khác khi là người trong cuộc. Đúng vậy, điều này có thể do sự mù quáng (có chủ ý hoặc không), sự phủ nhận, hy vọng và thất bại trong việc tưởng tượng một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Hãy cố gắng giúp đỡ họ mà không phán xét. Gợi ý người đó đến gặp một nhà trị liệu là cách tốt vì bạo lực ngôn từ không bao giờ là ổn cả, nó luôn gây ra tổn thương.

 

Nguồn: Psychology Today

menu
menu