7 cách bộ não vẫn tự đánh lừa chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày

7-cach-bo-nao-van-tu-danh-lua-chinh-chung-ta-trong-cuoc-song-hang-ngay

Bộ não là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể người, nhưng cơ quan này vẫn thường xuyên "đánh lừa" chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Bộ não là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể người, nhưng cơ quan này vẫn thường xuyên "đánh lừa" chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
 

Thị giác có thể đánh lừa cảm nhận về hương vị đồ ăn

 

Nghiên cứu cho thấy màu sắc của thực phẩm và bát đĩa có thể tác động cảm nhận về hương vị của thực phẩm.

Ví dụ chocolate nóng sẽ có vẻ ngon hơn khi để trong cốc màu cam hoặc màu kem, thạch dâu tây có vẻ hấp dẫn hơn khi được bày trong đĩa trắng thay vì đĩa tối màu.

Dưới đây là một số sự thật thú vị về tác động của màu sắc đến cảm nhận hương vị của con người:

  • Đĩa màu vàng khiến mùi chanh có vẻ mạnh hơn
  • Nước lạnh có vẻ ngon hơn khi để trong ly màu mát
  • Đồ ăn có vẻ ngọt hơn khi để trên đĩa màu hồng

Tay phải thường có vẻ dài hơn tay trái

 

Nghiên cứu cho thấy những người thuận tay phải thường có cảm giác tay phải dài hơn tay trái ít nhất 1 inch (2,54 cm). Do đó chúng ta thường có ảo giác rằng bạn có thể với đồ vật nhanh hơn nếu dùng tay phải.

Tuy nhiên người thuận tay trái lại không có ảo giác này.

Chúng ta thường tưởng tượng về bản thân trong tương lai như đang tưởng tượng về một người xa lạ

 

Có thể bạn thấy quen thuộc với cảm giác này: ngày mai là một ngày quan trọng, bạn cần chuẩn bị cho nó, thế nhưng bạn đang mải mê xem tập phim yêu thích hay đi loanh quanh trong nhà uống trà.

Vì sao chúng ta lại làm như vậy? Lý do là khi chúng ta nghĩ về tương lai của chính mình, bộ não chúng ta sẽ tưởng tượng ra một người xa lạ mà ta không biết.

Bộ não nghĩ rằng ai đó sẽ giải quyết những vấn đề xảy ra do sự trì hoãn hôm nay.

Và người lạ này có khả năng giải quyết vấn đề, không phải bạn. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người có lối sống không lành mạnh, làm những việc trái đạo đức hay trì hoãn việc điều trị bệnh mặc dù biết mình có thể nhận hậu quả.

Bộ não không nhận ra những thay đổi hiển nhiên nhất

 

Hiện tượng này trong tâm lý học được gọi là "mù thoáng qua" (change blindness). Đây là cơ chế tự vệ của bộ não để nó không phải xử lý tất thông tin mà nó không ngừng tiếp nhận trong ngày.

Ví dụ, khi bạn nhìn vào một bức ảnh trong thời gian ngắn rồi bị xao nhãng, đến khi nhìn lại bạn có thể không nhận ra sự thay đổi dù là hiển nhiên nhất.

Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó các sinh viên đến phỏng vấn việc làm và được tiếp tân A hướng dẫn điền đơn thông tin cần thiết. 

Các sinh viên không được biết rằng còn một tiếp tân B đang trốn dưới gầm bàn, khi tiếp tân A giả vờ cúi xuống lấy đồ và trốn bên dưới, tiếp tân B sẽ đứng lên thay thế.

Tiếp tân A và B không hề giống nhau, thậm chí trang phục còn khác màu, nhưng các sinh viên không hề nhận ra sự thay đổi đó.

Thí nghiệm này được tiến hành rất nhiều lần và kết quả đều giống nhau. Điều đó cho thấy bộ não chúng ta bỏ qua rất nhiều sự việc hiển nhiên ngay trước mắt mỗi ngày.

Thành công là lý do khiến chúng ta nuông chiều bản thân

 

Nghiên cứu được thử nghiệm như sau. Các nhà khoa học chia 2 nhóm tình nguyện viên, yêu cầu họ theo chế độ ăn kiêng trong một thời gian dài và nhận được một vài kết quả rõ rệt.

Nhóm đầu tiên được khen, còn nhóm thứ hai không được biểu dương về những thay đổi.

Sau đó cả hai nhóm được cho lựa chọn phần thưởng: một quả táo hoặc một thanh chocolate.

Kết quả 85% nhóm đầu tiên chọn choocolate trong khi con số này ở nhóm 2 chỉ là 58%.

Bộ não của chúng ta thường tìm kiếm biện hộ cho sự nuông chiều bản thân, điều đó có thể dẫn tới thất bại.

Ví dụ với một người bị nghiện nặng thứ gì đó, khi bạn khen họ, họ rất có khả năng mắc lại thói quen xấu đã bỏ.

Bộ não luôn thích những hoạt động hay cách làm ít hao tốn năng lượng hơn, cho dù điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn càng tự ti thì càng thấy người khác đẹp

 

Một thí nghiệm đơn giản đã được tiến hành: các tình nguyện viên được đưa 3 bức ảnh của người nổi tiếng, một bức ảnh gốc, bức thứ 2 được chỉnh sửa cho mập lên, bức thứ 3 được chỉnh sửa cho thon gọn hơn.

Các tình nguyện viên được yêu cầu tìm bức ảnh thật.

Kết quả khá thú vị: bất kể giới tính nào, những người hài lòng với thân hình của mình sẽ dễ dàng nhận ra bức ảnh gốc.

Trong khi đó những người lo lắng mình quá mập hoặc quá gầy sẽ lựa chọn bức ảnh trái ngược với thể trạng của họ.

Thí nghiệm này cho thấy cái nhìn của chúng ta về sự vật, hiện tượng thường bị bóp méo tùy theo sự tự ti của chúng ta, vì chúng ta cho rằng những người khác không gặp vấn đề như mình.

Bộ não không thể phân biệt thực tế và tưởng tượng

 

Bộ não phản ứng tương tự trước những việc bạn tưởng tượng trong đầu và những việc bạn làm.

Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm trong đó một nhóm người được yêu cầu chơi piano, nhóm thứ hai được yêu cầu tưởng tưởng là mình đang chơi piano. Kết quả, phản ứng của bộ não ở hai nhóm là giống nhau.

Một thí nghiệm khác, các nhà khoa học yêu cầu họ tưởng tượng ra một món ăn và ăn nó. Tình nguyện viên giả vờ nhai và nuốt thức ăn trong tưởng tượng. Kết quả họ đã thấy bớt đói bụng.

Suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta có liên quan đến nhau. Phản ứng cơ thể xảy ra tương tự bất kể tình huống đó là thực tế hay tưởng tượng.

Ví dụ nếu bạn lo âu quá nhiều, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol (hormone căng thẳng) trong máu.

Ngược lại nếu bạn tưởng tượng mình đang vui vẻ, cơ thể sẽ tiết ra hormone serotonin (hormone vui vẻ), khiến bạn cải thiện tâm trạng của mình.

 

Theo https://brightside.me/inspiration-psychology/7-ways-our-brain-can-trick-us-796164/

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn
menu
menu