7 cách đối phó khi cảm thấy kiệt quệ về thể chất và tinh thần

7-cach-doi-pho-khi-cam-thay-kiet-que-ve-the-chat-va-tinh-than

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, căng thẳng là không thể tránh khỏi. Nếu không can thiệp sớm, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, căng thẳng là không thể tránh khỏi. Nếu không can thiệp sớm, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Theo Healthshots, kiệt sức là kết quả của việc căng thẳng kéo dài. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra và quá mức sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng kiệt quệ về thể chất và tinh thần. 

Dần dần có thể dẫn đến suy giảm hiệu suất công việc, giảm động lực sống và làm việc,… Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị kiệt sức và các giải pháp để đối phó với tình trạng này.

KIỆT SỨC VỀ THỂ CHẤT

Một trong những dấu hiệu kiệt sức phổ biến nhất là kiệt quệ về thể chất. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Cơ thể của bạn đau nhức và bạn có thể cảm thấy như mình không có năng lượng để làm bất cứ điều gì.

Giải pháp: Theo Tiến sĩ Kamna Chhibber - Nhà tâm lí học lâm sàng, Fortis Healthcare khuyên rằng bạn nên giảm mức độ làm việc xuống. 

Hãy cho bản thân nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành nhiệm vụ. Đảm bảo bạn cố gắng ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, đồng thời tập trung vào chế độ dinh dưỡng và tập thể dục.

CẠN KIỆT CẢM XÚC

Kiệt sức cũng có thể dẫn đến cạn kiệt cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy khó vui vẻ hay nhiệt tình với bất cứ điều gì. Bạn cũng có thể thấy mình trở nên cáu kỉnh, dễ thất vọng hoặc tức giận.

Giải pháp: Bạn nên dành thời gian cho các hoạt động giúp bạn cảm thấy thư giãn và trẻ hóa. 

THIẾU ĐỘNG LỰC

Khi kiệt sức, bạn có thể thấy mình thiếu động lực để làm bất cứ việc gì. Bạn có thể cảm thấy như mình đang bị mắc kẹt trong một lối mòn và không thể tiến lên phía trước.

Giải pháp: Đôi khi, tất cả những gì cần làm chỉ đơn giản là thay đổi khung cảnh học tập và làm việc, tự làm mới cách tiếp cận công việc để khơi dậy động lực trong bạn.

GIẢM SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC

Kiệt sức cũng có thể dẫn đến giảm sự hài lòng trong công việc. Bạn có thể cảm thấy như mình không tạo ra sự khác biệt hoặc công việc của bạn không được đánh giá cao.

Giải pháp: Hãy tìm ra ý nghĩa và mục đích trong công việc của bạn. Xác định các khía cạnh công việc mà bạn yêu thích và tập trung vào những khía cạnh đó. 

Đôi khi, việc tìm kiếm một thử thách mới hoặc học một kĩ năng mới có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn cảm nhận về công việc của mình.

THIẾU TẬP TRUNG

Khi bạn kiệt sức, thật khó để tập trung vào bất cứ điều gì. Bạn có thể thấy mình dễ bị phân tâm hoặc không thể tiếp tục công việc.

Giải pháp: Hãy tìm cách quản lí suy nghĩ và cảm xúc của bạn, điều chỉnh chúng sao cho chúng không lấn át bạn. Cố gắng giảm thiểu những thứ gây sao nhãng, tạo một không gian làm việc yên tĩnh và thường xuyên nghỉ giải lao để đầu óc minh mẫn.

GIẢM KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

Sự kiệt sức cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của bạn. Bạn có thể thấy khó nảy ra ý tưởng mới hoặc cảm thấy như bị mắc kẹt trong lối mòn.

Giải pháp: Tham gia vào các hoạt động sáng tạo không liên quan đến công việc. Có thể là bất cứ thứ gì, từ vẽ tranh, chơi nhạc cụ đến viết thơ. Tìm một lối sáng tạo khác có thể giúp bạn khai thác khả năng sáng tạo và cải thiện tâm trạng.

BỎ QUA CÁC MỐI QUAN HỆ

Khi bạn kiệt sức, bạn có thể dễ dàng bỏ bê các mối quan hệ với bạn bè và gia đình. Bạn có thể cảm thấy mình không có năng lượng để giao tiếp hoặc không có gì để nói.

Giải pháp: Hãy cố gắng duy trì kết nối với mọi người trong cuộc sống của bạn. Tìm thời gian để bắt chuyện với họ hoặc lên kế hoạch đi chơi vui vẻ.

Nhận biết các dấu hiệu kiệt sức và hành động để giải quyết tình trạng này là điều quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Hãy nhớ rằng, chăm sóc bản thân không phải là một điều xa xỉ, đó là một điều cần thiết.

HƯƠNG LÊ (THEO HEALTHSHOTS)

menu
menu