9 mẹo tốt nhất cho một cuộc sống không trì hoãn

9-meo-tot-nhat-cho-mot-cuoc-song-khong-tri-hoan

Trong nhịp sống nhanh của thế giới hiện tại, khái niệm của sự trì hoãn ngày càng trở nên có hại trong cuộc sống của chúng ta.

Trong nhịp sống nhanh của thế giới hiện tại, khái niệm của sự trì hoãn ngày càng trở nên có hại trong cuộc sống của chúng ta. Trì hoãn thường xuyên đồng nghĩa với lười biếng. Nó tạo ra cảm giác thất bại hoặc căng thẳng khi chúng ta không thể hoàn thành việc gì một cách hiệu quả.

Nhưng chúng ta đều trì hoãn. Chúng ta đều giống nhau ở chỗ tránh những việc khó nhằn và thích những việc dễ hơn hoặc thú vị hơn. Đối với một vài người trong số chúng ta, nó đã trở thành một thói quen và là thứ gì đó mà chúng ta biết rằng mình phải thay đổi.

Cho dù đó là sự sợ thất bại, cảm xúc đau khổ, trốn tránh hay việc bạn tự thuyết phục bản thân rằng bạn quá bận để hoàn thành việc gì, bạn vẫn có thể cải thiện khả năng của bạn để làm việc hiệu quả hơn và bắt đầu loại bỏ những việc làm trì hoãn.

1. Xác định nguyên nhân gây ra sự trì hoãn của bạn

Nếu bạn đang trì hoãn việc gì đó ngày này qua ngày khác thì tìm ra nguyên nhân khiến bạn trì hoãn là một ý hay.

Hãy hỏi bản thân bạn rằng tại sao bạn lại làm như vậy.

Hiểu được càm xúc của bạn sau sự lảng tránh ấy có thể giúp bạn vượt qua nó. Có lẽ đó chỉ là sự thiếu tự tin, sợ thất bại hoặc chỉ là nó quá đáng sợ.

Tìm ra nguyên nhân và thay đổi suy nghĩ có thể giúp bạn trở lại đúng hướng.

2. Đơn giản hóa những gì phức tạp

Suy nghĩ nhiều và quá cầu toàn chỉ càng làm tăng sự trì hoãn. Khi mục tiêu quan trọng với chúng ta nhưng nỗi sợ lại xuất hiện thì đầu óc chúng ta bắt đầu rối loạn theo cái cách ngăn cản ta đạt được mục tiêu.

Chúng ta trì hoãn bởi vì chúng ta đang đợi một khoảnh khắc hoàn hảo bắt đầu hoặc một tình huống thay đổi, nhưng thực ra đó chỉ là ảo tưởng

Thời gian hoàn hảo luôn là hiện tại.

Đừng để tâm trí bạn quá rối loạn vì bất cứ điều gì. Nếu trong đầu bạn xuất hiện một cái cớ để trì hoãn thì hãy nói với bản thân mình rằng nó không đúng. Việc cố gắng để đạt được mục tiêu của bạn đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều.

3. Khiến mọi thứ trở nên bé bằng đầu ngón tay

Rất nhiều khi sự trì hoãn bắt nguồn từ suy nghĩ quá nhiều.

Nếu bạn phải giải quyết một vấn đề quá lớn và không biết bắt đầu từ đâu, nó sẽ khiến bạn rất chật vật. Điều này cũng xảy ra tương tự khi mục tiêu của bạn quá mơ hồ và thiếu định hướng.

Chia những nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và biến chúng thành những mục tiêu hàng ngày hay hàng tuần. Những nhiệm vụ nhỏ hơn dường như là cách tiếp cận mục tiêu chậm hơn, nhưng nó sẽ dẫn bạn tới kết quả bạn muốn nhanh hơn bởi động lực to lớn bạn có.

4. Làm những việc khó trước

Mặc dù bạn có thể không phải là một người quen dậy sớm, thời điểm bắt đầu ngày mới là lúc não bạn hoạt động hiệu quả nhất. Hãy dùng khoảng thời gian này để làm những việc khó trước.

Nếu bạn để những nhiệm vụ khó khăn lại làm sau thì bạn thường dễ hoãn chúng lại bởi lúc ấy bạn mệt mỏi và thiếu động lực.

Hoàn thành nhiều việc đơn giản vào buổi sáng ví dụ như đọc hết các email mới sẽ chỉ khiến bạn ảo tưởng là mình làm việc năng suất.

5. Nghỉ ngơi điều độ

Bộ não của chúng ta bẩm sinh không thể làm một công việc liên tục và điều này có thể là nguyên nhân gây ra sự trì hoãn.

Hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi thường xuyên, điều độ khi làm việc để bạn luôn trở lại làm việc một cách sảng khoái và sẵn sàng làm việc hiệu quả.

6. Tự thưởng cho bản thân

Công nhận và tự thưởng cho bản thân kể cả khi chỉ hoàn thành mục tiêu nhỏ là việc rất quan trọng. Điều này tạo ra động lực và những cảm xúc vui vẻ, hữu ích để thúc đấy bạn nhiều hơn nữa.

Phần thưởng của bạn nên tương xứng với nhiệm vụ mà bạn làm được, vì thế hoàn thành nhiệm vụ nhỏ thì bạn sẽ được một cốc cà phê hay đồ ăn vặt yêu thích. Rồi hãy lên kế hoạch cho một ngày nghỉ cuối tuần bên ngoài hay là các hoạt động giải trí cho nhiệm vụ lớn hơn.

7. Làm rõ lại mục tiêu của bạn

Nhiều khi khuynh hướng trì hoãn xuất hiện đơn giản là vì chúng ta luôn đòi hỏi nhiều hơn mục tiêu của mình. Chúng ta luôn thay đổi và điều chúng ta muốn cũng thế. Hãy thử nhìn lại mục tiêu của bạn và hỏi bản thân rằng liệu chúng có còn là thứ bạn muốn không.

Hãy dành thời gian để tập hợp chúng lại và hỏi bản thân bạn xem điều bạn thực sự muốn đạt được là gì:

  • Bạn cần thực hiện những việc gì?
  • Những gì bạn làm có phản ánh thứ bạn muốn không?
  • Bạn cần thay đổi những gì?

Hãy chép những câu hỏi này ra, gạch chúng đi và viết lại.

  1. Xây dựng một thời gian biểu với nhiều deadline

Đặt ra một deadline cho một mục tiêu dường như là một ý kiến hay nhưng thực chất đó là một lời mời gọi sự trì hoàn.

Nếu đó là một deadline bản thân tự đặt ra với không một chút áp lực nào, chúng ta thường hoãn nó lại mỗi khi đến hạn và rồi cảm thấy bản thân làm “chưa đủ” nhiệm vụ đó.

Hãy xây dựng một thời gian biểu lớn hơn và đặt ra các deadline trong suốt thời gian ấy. Cái hay của việc này là sự hoàn thành deadline này phụ thuộc vào cái tiếp theo. Nó sẽ giúp bạn tiếp tục và làm bạn có trách nhiệm để liên kết với tổng thể thời gian biểu.

Viết một danh sách những việc cần làm (và không cần làm) hàng ngày

Việc ghi chép có tác động mạnh và sẽ làm tăng nhu cầu hoàn thành công bạn về mặt tâm lý.

Mỗi ngày, hãy tạo thói quen viết ra một danh sách những điều bạn sẽ thử và sẽ tránh.

Bằng cách làm này, nó sẽ làm bạn chú ý tới những nhiệm vụ khó khăn thay vì nhốt chúng ở đâu đó trong sự lảng tránh của bạn.

Nhớ là, nghĩ đến việc gạch tên một nhiệm vụ đã được hoàn thành mãn nguyện và hữu ích như thế nào

Thay đổi thói quen và cách suy nghĩ của bạn

Sự trì hoãn xảy ra với nhiều lý do và chỉ chúng ta mới biết nguyên nhân là gì. Hiểu được nguồn cơn sự trốn tránh rất quan trọng trong việc ngăn nó cản đường bạn.

Nhưng hãy hiểu rằng chỉ cần tạo ra một vài thói quen mới và đưa chúng vào cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ cho bạn động lực làm việc hiệu quả. Thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ về mục tiêu của bạn cũng là chìa khóa để trở thành một người hữu ích và thành công.

Link bài gốc: http://www.lifehack.org/669902/9-best-tips-for-a-procrastination-free-life?ref=category_page_latest_section_post_669902

Dịch giả: Ngọc Mai – Bookademy

menu
menu