An ủi Đúng Cách: Chúng Ta Có Thực Sự Hiểu Rõ Điều Người Khác Cần

an-ui-dung-cach-chung-ta-co-thuc-su-hieu-ro-dieu-nguoi-khac-can

Chúng ta thường rơi vào những tình huống trớ trêu như muốn giúp đỡ và động viên bạn bè, nhưng bản thân lại không hiểu được chính xác điều bạn mình cần vào lúc này.

Chúng ta thường rơi vào những tình huống trớ trêu như muốn giúp đỡ và động viên bạn bè, nhưng bản thân lại không hiểu được chính xác điều bạn mình cần vào lúc này. Chúng ta có xu hướng thắt chặt hơn mối quan hệ này, luôn cố gắng trở nên có ích, trong khi chưa thực sự hiểu rằng ta có thể làm gì cho họ; tâm trí họ còn đang rối như tơ vò, vấn đề họ gặp phải cũng rất khó để tìm ra lời giải. Vào những thời điểm như vậy, chúng ta nên tự nhắc nhở bản thân rằng mình cũng sở hữu một sức mạnh siêu nhiên, năng lực trao tới cho người khác những điều thiết yếu nhất đối với họ, khám phá ra từ sự thấu hiểu cơ bản và nguyên sơ nhất của tâm hồn con người: đó là sự khao khát cảm giác an toàn. Cuộc sống này ít nhiều gì cũng giống như luôn trong tình trạng khẩn cấp.

Chúng ta thường bị ám ảnh từ những nghi ngờ về giá trị bản thân, lo lắng về tương lai, vô vàn nỗi lo không tên khác và sợ hãi từ quá khứ của mình, trăn trở bởi cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Mỗi ngày trôi qua mang tới những mối đe dọa có thể vấy bẩn lòng chính trực của chúng ta, ngoại trừ những lần hiếm hoi bạn cảm thấy mình bắt đúng tần số với thế giới, ở đâu đó trong tâm trí chúng ta luôn thoắt ẩn thoắt hiện bóng hình của sự bất ổn. Bất kể là người già hay thanh niên, đã có sự nghiệp hay mới khởi nghiệp, đang đứng trên đỉnh cao danh vọng hay đang trong tình trạng chật vật mỗi ngày, ta có thể nhận ra điểm chung của tất cả những người ta gặp là: họ đều bị quấy rối bởi cảm giác bất an và, ẩn đằng sau lớp ngụy trang hoàn hảo không thể không có sự tuyệt vọng, dù nhiều hay ít.

Đồng nghĩa với việc, dù có hay không thể nhận ra thì tâm hồn của họ vẫn sẽ khao khát ai đó mang đến lời thăm hỏi ân cần, thay cho những liều thuốc mang tới động lực sống, đó là niềm tin của chúng ta dành cho họ, chúng ta biết rằng cuộc sống của họ cũng không hề dễ dàng và bằng cách thể hiện tuy mờ nhạt nhưng chân thành - chúng ta sẵn sàng ở cùng chiến tuyến với họ. 

Dấu hiệu nhận biết có thể cực kỳ nhỏ bé, và khó mà nhận ra nhưng hiệu ứng mà nó mang lại quả thật khó mà che dấu nổi: có thể là một điều thú vị nào đó được họ nói ra cứ mãi luẩn quẩn trong tâm trí chúng ta, và biết rằng vài tháng vừa rồi là quãng thời gian khó khăn với họ, nhận ra bản thân cứ không ngừng nghĩ về họ kể từ cuộc hẹn cuối cùng, chúng ta đã bị thu hút và ngưỡng mộ cách họ bắt đầu một câu chuyện, và từ quan điểm của chúng ta, họ xứng đáng được hưởng một kỳ nghỉ sau tất cả những gánh nặng, đè nén bấy lâu. Rất khó để tìm ra sự khác nhau giữa hành động xoa dịu và tâng bốc.

Nhưng tâng bốc là một lời nói dối nhằm giành được mục đích, mặt khác hành động xoa dịu bao gồm những cử chỉ chân thành - kết quả khi chúng ta gạt sự ngượng nghịu của mình sang một bên - với tất cả mong muốn có thể giúp đỡ ai đó đang mang gánh nặng trên vai. Chúng ta nịnh bợ chỉ khi muốn thỏa mãn lợi ích cá nhân, mặt khác việc xoa dịu người khác bắt nguồn từ mong muốn giúp đỡ. Ngoài ra, những người xảo ngôn thu phục con mồi bằng những điểm mạnh của chúng; người giúp đỡ ta mặt khác lại có những hành động tinh tế hơn: họ âm thầm gợi ý rằng họ đã nhìn thấu sự yếu đuối, và đồng cảm cùng với khoan dung xuất phát trong họ trên nền tảng được chia sẻ cùng với những tâm hồn đồng điệu. “Tớ tin rằng cậu sẽ vượt qua được thôi”; “mọi người đều phải trải qua những chuyện như cậu vậy”; “cậu không cần phải cảm thấy tội lỗi …”.

Câu từ mà ta cần nói ra để xoa dịu không hề mới lạ, bạn có thể đã quá nhàm chán với hàng tá những mẫu câu như vậy, nhưng chúng ta không thể bỏ ngoài tai chúng vì bộ não con người cực kỳ dở tệ trong việc lưu giữ điều chân ái. Chúng là những câu thoại cực quý giá và để lại dấu ấn khó quên nếu được gửi tới từ ai đó hơn là được sinh ra trong đầu chúng ta. Vào năm 1425, nghệ sĩ Masaccio của thành Florence sáng tác nên bức họa lấy cảm hứng từ sự trục xuất Adam và Eva khỏi Vườn Địa Đàng trên tường của Nhà Thờ Florence Santa Maria del Carmine.

Chúng ta không cần tin vào bất kì khía cạnh thần thánh nào trong Kinh thánh để cảm được nỗi kinh sợ trên gương mặt của họ. Và nếu đức tin đó có tồn tại, đó là vì những gì chúng ta nhìn thấy chính là nỗi đau đớn mang tính toàn cầu - ẩn chứa trong những người đã trượt ngã khỏi vương quốc an nhàn và đủ đầy để bị đẩy tới vùng đất đầy rẫy lo âu, tủi nhục, muộn phiền. Tất cả chúng ta đều có những vết sẹo gây ra từ nỗi đau, gói ghém thật kỹ điều lo lắng, khát khao sự hưởng thụ và luôn thiếu thốn tính kiên nhẫn và hòa nhã.

Một phần trách nhiệm khi sống trong thời đại mà phần lớn không còn tin vào lời răn của đấng tối cao là mỗi người trong chúng ta có vai trò tự khuyên nhủ, an ủi những người bạn đau khổ, trong những khoảnh khắc bình thường của cuộc đời chúng ta. Chúng ta không thể biết chi tiết chính xác về hành trình khó khăn mà người khác đã trải qua, nhưng ta có thể chắc chắn về một số việc quan trọng ngay từ đầu: họ đang ở trong trạng thái đau khổ và tự nghi ngờ bản thân, nhất định có những điều quan trọng đã không xảy ra đúng hướng, sự cô đơn, lo lắng và xấu hổ sẽ diễn ra với tần suất cao. Vì thế, một sự khác biệt rất lớn có thể được tạo ra nếu chúng ta có thể nói điều gì đó, dù khiêm tốn và thậm chí không phải là do ta nghĩ ra, để mang lại một chút yên tâm trong ngày của họ.

Dịch: Jade - A Crazy Mind - Ybox.vn

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/what-everybody-really-wants/

menu
menu