"Bản đồ ý thức" đối với quá trình “Chữa lành & Hồi phục”
“Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ bị bệnh”
Cách đây không lâu, có một bài báo nổi cộm lên với một phát hiện kinh ngạc rằng “Tế bào ung thư sợ nhất là tình yêu”. Câu chuyện này nhanh chóng được lan tỏa và chia sẻ rộng rãi bởi nghiên cứu của Tiến sĩ David Hawkins – một bác sĩ nổi tiếng tại Mỹ.
Ông cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao mắc bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không bao giờ tìm thấy chữ “yêu”, chỉ thấy chữ “khổ, hận, phiền muộn” bao bọc toàn cơ thể họ.
“Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ bị bệnh” ông cho biết. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.
TS Hawkins nói, ông đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau. Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có: quan tâm đến người khác, giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng, v.v. Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400-500.
Ngược lại, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.
Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người.
Sau khi nghệ sĩ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn. Ông đã thay đổi tâm trạng, quyết định chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.
Sau một thời gian, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa, đây là kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu. Căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’
Vậy, bản đồ ý thức có giá trị và tác động như thế nào trong quá trình chữa lành và hồi phục?
“Healing & Recovery – Chữa lành và Hồi phục” một cuốn sách tiếp nối những giá trị nghiên cứu của “Power vs Force”. Cuốn sách sẽ đi sâu vào những khía cạnh của đời sống như: căng thẳng, tính dục, lão hoá, cảm giác lo lắng, sợ hãi và bồn chồn, trầm cảm…
Mục lục
Chương 1: Bản đồ ý thức
Chương 2: Hỗ trợ chữa lành
Chương 3: Căng thẳng
Chương 4: Sức khỏe
Chương 5: Bài học tâm linh đầu tiên
Chương 6: Tính dục
Chương 7: Lão hóa
Chương 8: Xử lý những vụ khủng hoảng lớn
Chương 9: Lo lắng, sợ hãi và bồn chồn
Chương 10: Đau và đau đớn
Chương 11: Giảm cân
Chương 12: Trầm cảm
Chương 13: Nghiện rượu
Chương 14: Bệnh ung thư
Chương 15: Chết và hấp hối
Trích đoạn nội dung
- Thờ ơ tương tự như người đàn bà vừa đung đưa trên chiếc ghế xích đu vừa nhìn chằm chằm vô vọng ra ngoài cửa sổ sau khi nhận được bức điện báo nói con trai bà đã hy sinh trong chiến tranh (tin này thực ra là sai). Phần lớn người dân trên thế giới sống trong tình trạng thờ ơ, trong đó có các quốc gia và các tiểu lục địa, nơi dân chúng có cái nhìn đờ đẫn, vô hồn, vì không có hy vọng và không có cơ hội thay đổi. Khoảng một phần ba dân số thế giới sống ở ba tầng cuối cùng là Sợ hãi, Đau khổ và Thờ ơ. Với người đàn bà đang lắc lư trên chiếc ghế xích đu kia, trong não bà cũng đang diễn ra những thay đổi bất lợi.
- Ẩn bên dưới trầm cảm là nỗi sợ mình đã đánh mất một cái gì đó, bởi đau khổ liên quan đến mất mát. Nếu người đó chịu đối mặt với sợ hãi và xử lý nó thì sẽ nhanh chóng vượt qua được chứng trầm cảm.
- Khát khao có thể lèo lái cả một cuộc đời. Nó có thể là động lực để trở thành người thành công hoặc nổi tiếng, có nhiều tiền, hoặc có được bất cứ thứ gì mà người đó cho là sẽ mang lại hạnh phúc, bao gồm cả những mối quan hệ đặc biệt. Muốn và thèm thường là vô độ, vì chúng bắt nguồn từ trường năng lượng không bao giờ có thể thỏa mãn được. Đó là một trường năng lượng liên tục, không ngừng tạo ra nhiều khát khao hơn. Tuy nhiên, trường năng lượng này có thể được sử dụng theo hướng tích cực để trở thành động lực và chủ định nhắm tới thực hiện các mục tiêu tiềm tàng và thầm kín. Không đạt được mục tiêu dẫn đến thất vọng và bất bình.
Bạn đặt sách ở đây nha:
Shopee: https://shope.ee/30J3dm3VgH