Bạn là người hướng nội, người thấu cảm hay người cực kỳ nhạy cảm?

ban-la-nguoi-huong-noi-nguoi-thau-cam-hay-nguoi-cuc-ky-nhay-cam

Mọi người thường gộp những người hướng nội, đồng cảm và những người rất nhạy cảm với nhau.

Mọi người thường gộp những người hướng nội, đồng cảm và những người rất nhạy cảm với nhau. Mặc dù họ có chung một số đặc điểm nhưng cũng có một số điểm khác nhau. Vì vậy, sự khác biệt giữa họ là gì – và bạn có thấy mình có một trong những biểu hiện này không? Hãy cùng tìm hiểu.

Người hướng nội

Trong vòng một thập kỷ qua, nhận thức của con người về những người hướng nội đã được nâng cao và hầu hết đều hiểu rằng là người hướng nội thì không nhất thiết bạn phải ngại ngùng hay tránh tương tác xã hội. Trên thực tế, có nhiều người hướng nội là những người hòa nhập với xã hội, họ thích dành thời gian với những người bạn thân của mình. Nhưng những người hướng nội rất nhanh chóng cảm thấy hết hứng thú và cần thời gian để nạp năng lượng. Đó là lý do tại sao những người hướng nội thường thích ở nhà một mình hay dành thời gian chỉ với một hoặc hai người hơn là một nhóm có nhiều người.

Hướng nội có tính di truyền, và nó liên quan đến sự khác biệt trong cách não sản sinh dopamine, một dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác thích thú, hứng phấn và tràn đầy cảm hứng. Những người sinh ra đã là người hướng nội không cảm thấy hưng phấn bởi các kích thích bên ngoài như tiệc tùng hoặc chitchat, và kết quả là, họ bị hao mòn trong những tình huống đó tương đối nhanh chóng. Mặt khác, nhiều người hướng nội cảm thấy hài lòng hay thích thú với các hoạt động như đọc sách, các sở thích mang tính sáng tạo và thời gian yên tĩnh để suy ngẫm.

Nếu bạn là một người cực kỳ nhạy cảm (HSP), thì rất có thể bạn cũng là một người hướng nội. Tiến sĩ Elaine Aron, tác giả của cuốn The Highly Sensitive Person (Tạm dịch là Người cực kỳ nhạy cảm), ước tính rằng khoảng 70 phần trăm HSP cũng là người hướng nội – vì vậy điều này có thể lý giải tại sao người hướng nội và người cực kỳ nhạy cảm lại dễ bị nhầm lẫn với nhau.

Tuy nhiên, bạn có thể là một người hướng nội mà không phải là người cực kỳ nhạy cảm. Nó giống như ít hiểu ai đó hơn (đối với những người cực kỳ nhạy cảm, mối quan tâm nhiều nhất của họ là người khác!), cũng như ít bị căng thẳng hơn bởi một số loại kích thích, như áp lực thời gian, cảnh phim bạo lực, tiếng ồn, v.v – mặc dù bạn vẫn cần nhiều thời gian một mình.

Ngoài ra:

  • Khoảng 30 đến 50 phần trăm dân số là người hướng nội
  • Một số người hướng nội không phải là người thấu cảm cũng không phải người cực kỳ nhạy cảm.
  • Hướng nội là một đặc điểm tính cách được nghiên cứu kỹ lưỡng tách biệt với hai loại tính cách kia

Người thấu cảm

Người thấu cảm là những người nhận thức rất rõ cảm xúc của những người xung quanh. Với một người thấu cảm,  không chỉ là chú ý vào cảm xúc của người khác mà họ cũng đặt mình vào đối phương để suy nghĩ và cảm nhận. Nó giống như thể bạn đang cảm nhận được cảm xúc của người khác giống họ. Và, theo Tiến sĩ Judith Mitchoff, tác giả của cuốn sách The Empath’s Survival Guide, điều này thậm chí có thể bao gồm cả các triệu chứng trên cơ thể. Theo như những gì nhà văn viết, khi bị căng thẳng quá mức, người thấu cảm có thể bị hoảng loạn, trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và xuất hiện các triệu chứng về mặt thể lý bất chấp chẩn đoán y học truyền thống.

Với những người thấu cảm, khả năng này vừa là một món quà vừa là một tai họa. Họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát nó bởi vì nhiều người thấu cảm thấy họ không thể dừng việc thấu hiểu những cảm xúc của người khác hay phải mất nhiều năm để hình thành và phát triển những phương pháp để giảm thiểu năng lực này khi cần. Kết quả là, một người thấu cảm có thể thấy chính mình đi từ cảm giác hạnh phúc dâng trào đến căng thẳng choáng ngợp, lo lắng hoặc các cảm xúc khác chỉ đơn giản là vì có người khác bước vào tâm trí họ.

Đồng thời, khả năng thấu hiểu cảm xúc là điểm mạnh lớn nhất của người thấu cảm. Khả năng này cho phép những người thấu cảm thấu hiểu và kết nối sâu sắc với người khác. Bên cạnh đó, nó cũng là phương tiện giúp họ trở thành những người bạn, người đồng hành, và người hỗ trợ tinh thần phi thường – đặc biệt là khi người khác hiểu và trân trọng sự chân thành của họ.

Tương tự như những người cực kỳ nhạy cảm, những người thấu cảm cũng có các giác quan nhạy bén, trực giác mạnh mẽ và có thể cần thời gian một mình để giải tỏa, theo Orloff.

  • Người thấu cảm có thể là người hướng nội hoặc người hướng ngoại
  • Thấu hiểu cảm xúc thường được diễn ra nhờ quá trình chọn lọc một cách tinh tế những tín hiệu xã hội/cảm xúc và sau đó nhập tâm hóa chúng – một quá trình vô thức mà người thấu cảm thường không thể kiểm soát.
  • Nhiều người thấu cảm có thể là những người cực kỳ nhạy nhạy cảm

Người cực kỳ nhạy cảm

Những người cực kỳ nhạy cảm thường hay bị hiểu lầm. Người ta sử dụng phổ biến từ “nhạy cảm” với ý nghĩa không mấy tích cực, điều đó dễ khiến những người cực kỳ nhạy cảm mang tiếng xấu. Nhưng sự thật là, cực kỳ nhạy cảm có nghĩa là bạn xử lý nhiều thông tin về thế giới xung quanh hơn những người khác.

Đối với những người cực kỳ nhạy cảm, điều đó có nghĩa là:

  • Xử lý mọi thứ rất sâu sắc và chú ý vào những mối liên kết mà đôi khi người khác không nhận thấy
  • Đôi khi trở nên bị choáng ngợp hoặc bị kích thích quá mức vì não của bạn đang xử lý quá nhiều thông tin (đặc biệt là trong môi trường kích thích cao)
  • Chú ý đến các tín hiệu cảm xúc, như những người thấu cảm và đồng cảm sâu sắc đối với người khác
  • Nhận thấy những điều nhỏ nhặt và tinh tế mà người khác không nhận thấy (như kết cấu và tiếng động mờ nhạt)

Nói cách khác, cực kỳ nhạy cảm có một khía cạnh cảm xúc với nó, và hầu hết những người cực kỳ nhạy cảm sẽ đủ tiêu chuẩn để được xem là một người thấu cảm – họ có xu hướng cảm nhận cảm xúc của người khác. Đồng thời, trở thành một người cực kỳ nhạy cảm cũng liên quan đến việc nhạy cảm hơn với tất cả các tín hiệu cảm giác, không chỉ cảm xúc. Những người cực kỳ nhạy cảm có thể bị choáng ngợp trong các tình huống đơn giản là quá ồn ào, đông đúc hoặc có diễn biến nhanh, cho dù có những cảm xúc cụ thể để giải quyết hay không.

Giống như hướng nội, sự nhạy cảm cao đã được nghiên cứu kỹ. Phần lớn mang tính di truyền và liên quan đến một số khác biệt trong não. Nó cũng là một đặc điểm tính cách lành mạnh, bình thường với 20 phần trăm dân số sở hữu.

  • Người cực kỳ nhạy cảm có thể là người hướng nội hoặc người hướng ngoại
  • Hầu hết (nếu không nói là tất cả) những người cực kỳ nhạy cảm có khả năng cao cũng là người thấu cảm.
  • Người thấu cảm và người cực kỳ nhạy cảm có thể trở thành hai mặt của cùng một tính cách vì người thấu cảm được nghiên cứu nhiều hơn.

Đối lập với người hướng nội, người thấu cảm và người cực kỳ nhạy cảm

Đối lập với người hướng nội là người hướng ngoại. Người hướng ngoại đôi khi được cho là lấy năng lượng từ các tình huống xã hội. Họ có nguồn năng lượng để tham gia các hoạt động xã hội cao hơn so với người hướng nội, và não bộ của những người hướng ngoại có những mối liên kết để có thể nhận được hạnh phúc từ những tình huống xã hội.

Đối lập với những người thấu cảm hay người cực kỳ nhạy cảm đôi khi được cho là người ái kỷ, nhưng điều đó là không đúng. Giống như việc cực kỳ nhạy cảm hay thấu cảm là lành mạnh, việc ít nhạy cảm hay thấu cảm hơn cũng có thể là một đặc điểm lành mạnh. Những người ít nhạy cảm hơn chỉ đơn giản là không bị tác động nhiều bởi các kích thích xung quanh họ. Giống như việc cực kỳ nhạy cảm có thể rất có giá trị trong một số trường hợp nhất định, ít nhạy cảm hơn cũng có thể có giá trị, đặc biệt là trong môi trường ồn ào, đòi hỏi khắt khe như các công trường công nghiệp, quân đội và và một số môi trường khác. Những người này không nhất thiết là tự ái hay ích kỷ.

Tất cả các đặc điểm tính cách đều có ý nghĩa tồn tại của nó. Hướng nội, thấu cảm và nhạy cảm cao là những đặc điểm có giá trị và hữu ích. Và xã hội loài người sẽ vận hành tốt nhất khi chúng ta có một quần thể đa dạng với nhiều mặt khác nhau trong tính cách con người. Tất cả phụ thuộc vào tình huống mà bạn rơi vào và việc bạn học được cách khai thác các điểm mạnh tự nhiên vốn có của mình như thế nào.

Bạn là người hướng nội, thấu cảm hay là người cực kỳ nhạy cảm – hoặc sở hữu nhiều hơn một trong những đặc tính trên? Hãy để lại cho tôi một bình luận dưới đây và chia sẻ suy nghĩ của bạn.

Dịch: Tú Anh

Nguồn: https://introvertdear.com

Nguồn: Acrazymind.vn 

menu
menu