Thất nghiệp? Bị người khác ghét? Liệu bạn có đang bị chi phối bởi những nỗi lo lắng?

that-nghiep-bi-nguoi-khac-ghet-lieu-ban-co-dang-bi-chi-phoi-boi-nhung-noi-lo-lang

Có rất nhiều lý do để cảm thấy lo lắng. Không riêng gì ngày nay, mà ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Đây là đặc tính của loài người.

Có rất nhiều lý do để cảm thấy lo lắng. Không riêng gì ngày nay, mà ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Đây là đặc tính của loài người.

Không thể phủ nhận rằng chúng ta là những sinh vật mong manh. Bây giờ, tôi có thể ra ngoài đi dạo, trượt vỏ chuối, đập đầu vào lề đường, rồi mọi thứ tắt ngúm. Có hàng triệu điều tồi tệ có thể xảy ra với bạn và tôi. Nhưng như Epictetus đã nói: “Nếu muốn tiến bộ, hãy ngừng lo lắng về mọi thứ”.

Thật khó để có được một cuộc sống hạnh phúc và bình yên nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy lo lắng. Tôi nghĩ sẽ dễ chịu hơn nếu chúng ta chấp nhận rằng, lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Giống như cảm giác đói vậy. Khi bạn không ăn trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ bắt đầu gửi tín hiệu đến bạn. "Này, anh bạn! Tôi đang đói. Cho tôi ăn. NGAY BÂY GIỜ!" Vì vậy, bạn lấy thứ gì đó để ăn và cơ thể bạn sẽ ngừng gửi tín hiệu. Điều đó thực sự hữu ích.

Tâm trí cũng hoạt động theo cách tương tự – nhưng điều này không phải lúc nào cũng hữu ích. Khi tâm trí xác định điều gì đó mà nó không thích, nó sẽ nói: “Bạn hãy làm gì đó với thứ mà tôi không thích này”. Tôi thường lo lắng không biết mọi người có thích mình hay không. Bạn hiểu cảm giác đó không? Tôi hay nghĩ những điều như, “Nếu người mà tôi làm việc cùng không thích tôi thì sao? Tại sao họ không trả lời email của tôi trong vòng một giờ? Có phải vì lần cuối nói chuyện, tôi đã quá vồ vập không?”

Vậy thì sao? Bạn không thể khiến tất cả đều thích mình – và điều đó hoàn toàn ổn. Thế giới rất rộng lớn. Luôn có những người sẽ thích bạn. Nếu bạn là một người tốt và ý thức được hành vi của mình, bạn không cần phải lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Đó không phải là vấn đề của bạn.

Còn về kinh tế và tương lai thì sao? Đúng, đó là một chủ đề yêu thích khác của những người đang đấu tranh với chứng lo âu. Nếu tôi mất việc thì sao? Nếu có một loại virus mới thì sao? Nếu mọi người không còn mua sản phẩm của tôi nữa thì sao?

Chúng ta có thể tự rèn luyện để không lo lắng về những điều này. Điều quan trọng là bạn cần tập luyện việc phân tách trong từng nhận định. Hãy bắt đầu từ những chuyện nhỏ. Giả sử bạn đã mua 1000 đô la Bitcoin và ngày hôm sau, bạn mất 10%, điều này rất có thể xảy ra. Hãy nói với bản thân, “Tôi đã mạo hiểm, và tôi sẵn lòng chấp nhận việc mất 100 đô la. Có thể nó sẽ trở lại, hoặc có thể không. Dù sao đi nữa, tôi cũng sẵn lòng từ bỏ khoản lỗ này để có được sự yên tâm. Còn nhiều thứ quan trọng hơn.”

Bạn thấy đấy, lo lắng luôn là về nỗi sợ. Chúng ta sợ rằng thực tế khác với kỳ vọng của mình. Nhưng thực tế không nhất thiết phải giống với mong đợi, thì chúng ta mới cảm thấy bớt lo lắng hơn. Epictetus đã giải thích rất rõ: “Mọi thứ có thể không diễn ra theo cách ta muốn. Khi ta chọn không lo lắng, ta sẽ làm điều đó bất chấp những kỳ vọng chưa được thỏa mãn của mình. Những gì ta mất là những gì ta phải trả cho sự an tâm của mình.”

Bạn muốn và mong đợi mọi người sẽ thích mình, nhưng nếu điều đó không xảy ra, bạn nên chấp nhận và bước tiếp. Đừng để lo lắng chi phối bạn. Hãy sẵn lòng nếu không được yêu mến. Điều đó có tệ lắm không? Phải chăng sự bình yên trong tâm trí bạn không quan trọng bằng những gì đồng nghiệp hoặc người lạ nghĩ về bạn?

Hãy từ từ xây dựng tư duy này và kiên nhẫn một chút. Tôi phải mất vài năm mới vượt qua được nỗi lo lắng về tương lai. Nhưng sẽ luôn còn lại một số dấu vết. Thành thật mà nói, lo lắng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn khỏi con người bạn. Vì nó thuộc về bản chất của con người. Nhưng thông qua luyện tập, bạn có thể đảm bảo rằng lo lắng sẽ không còn chi phối mình nữa.

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ chấp nhận rằng cuộc sống là như vậy. Một số người thích bạn, số khác thì không. Mất việc sẽ mở ra cơ hội cho những lựa chọn nghề nghiệp mới. Không gì là mãi mãi. Và kể cả khi có trong tay tất cả mọi thứ, bạn cũng vẫn sẽ nảy sinh những nỗi lo âu khác. Nhưng hãy nhớ rằng: Không có gì đáng để bạn từ bỏ sự bình thản trong tâm trí của mình. Chúc bạn may mắn.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách: https://shope.ee/7UoYgxLKUc



menu
menu