Bị từ chối: Chỉ dẫn cho ‘kẻ thất bại’

bi-tu-choi-chi-dan-cho-ke-that-bai

CHÚNG TA ĐƯỢC “LẬP TRÌNH” ĐỂ THẤY SỢ SỰ KHƯỚC TỪ

Hãy giơ tay bạn lên nếu bạn chưa từng nghe/đọc thấy những dòng sau theo cách này hay cách khác:

Chúng ta hãy làm bạn thôi!

Thật không may, chúng tôi không có vị trí nào phù hợp với bằng cấp của bạn vào lúc này.

Chúng tôi rất tiếc thông báo với bạn rằng chúng tôi không thể nhận bạn vào trường đại học X.

Bạn rất tài giỏi, và tôi nghĩ rằng bạn sẽ làm nên những điều vĩ đại … ở nơi khác.

Nếu bạn đã đọc xong danh sách trên và giơ tay của bạn, xin hãy giữ nó ở mức ngang mặt, đừng giơ quá cao, và hơi úp tay vào má. Đưa tay ra xa khoảng 3-5 inch rồi di chuyển nó với vận tốc tăng dần, tát vào mặt mình thật mạnh. Tại sao? Vì nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm bị từ chối, bài tập nhỏ này sẽ là một sự mô phỏng cảm giác bạn cảm thấy khi bị từ chối. Thật ra, bị tát vào mặt còn dễ chịu gấp mấy lần so với bị từ chối. Sự từ chối giống như một cú đấm cực nhanh và mạnh vào ngay vùng đám rối mặt trời (vùng ngay giữa bụng gần cuối khung xương sườn). Nhưng vì tự đấm vào vùng đám rối mặt trời đòi hỏi sự linh hoạt của cơ tay và kiến thức để xác định đúng vị trí của nó, nên vì mục đích diễn tả, hãy bỏ qua cho việc tôi chọn hình thức đầu – tát vào má.

Tuy nhiên, khả năng là bạn đã không giơ tay. Tôi sẵn lòng cá rằng nếu bạn đang đọc bài này, bạn quá quen thuộc với vị khách không mời đó. Hãy nói “hello” với người bạn tốt của bạn, Sự từ chối.

Xem nào, những gì bạn có lẽ biết về sự từ chối đó là “hắn” không hề mắc cỡ về việc xuất hiện vào thời điểm và địa điểm không thích hợp nhất.

Trên thực tế, nhiều tình huống thông thường khi “hắn” muốn ghé thăm bao gồm lúc bạn:

Yêu sâu đậm

Theo đuổi giấc mơ

Tìm việc làm

Bắt đầu một hướng đầu tư mới

Xin quỹ dự án

Nộp đơn và thi tuyển

Và, Chúa biết rằng danh sách này còn lâu mới đầy đủ. Ngay khi bạn vừa cảm thấy mọi thứ có vẻ “đâu vào đấy” và quên đi những chuyện đã qua, đoán xem ai tìm thấy bạn? Sự từ chối chứ còn ai.

KẺ THÙ CŨ CỦA BẠN: SỰ TỪ CHỐI

Bạn có nhớ lần đầu tiên bạn gặp kẻ lạ mặt thích gây rối đó? Tôi nhớ lần đầu tiên tôi bắt tay hắn, bàn tay lạnh buốt. Tôi vẫn còn cảm thấy mồ hôi toát ra từ tay mình. Đó là một trại hè, khi tôi 7 tuổi. Chúng tôi phải bơi “tự do” băng qua hồ để nhận được một vòng đeo cổ bằng nhựa màu xanh lá, tấm vé vào vòng trong. Tôi đã nghĩ “tự do” có nghĩa là chúng tôi muốn bơi kiểu nào cũng được. Đây là nước Mỹ – xứ sở tự do mà! Thể loại tôi chọn là bơi gần sát đáy hồ mà không cần trồi lên lấy hơi. Tôi đã không có được chiếc vòng cổ màu xanh đầy hấp dẫn. Thay vào đó tôi được trao cho một chiếc vòng đỏ trong suốt trại hè. Tôi đã được vào nhóm “độc quyền” của những đứa không vào vòng trong chỉ gồm 2 đứa con gái, một bạn từ Honduras và tôi. Bởi vì bạn đó không nói được tiếng Anh, chúng tôi cũng không thể an ủi nhau về việc bị loại rất sớm của chúng tôi.

Có lẽ bạn còn nhớ lần đầu tiên bạn bị từ chối: được chọn cuối cùng trong lớp thể dục hay không vào được lớp nâng cao môn toán thời tiểu học. Có thẻ bạn đã đụng độ “hắn” ở nhà hay ở sân chơi.

Từ khi còn rất bé, chúng ta đã bị hành hạ bởi sự từ chối. Chúng ta bị từ chối ở trường, trong công việc, trong các mối quan hệ và trong hành trình theo đuổi giấc mơ. Qua nhiều năm, chúng ta đã bị từ chối bởi người ta yêu, bởi đồng đội, từ các chương trình, dự án, công ty, vị trí công việc, tổ chức, và các viện/cơ quan.

Theo logic, nếu chúng ta đã không ngừng đối đầu với sự từ chối từ khi còn nhỏ trong nhiều tình huống khác nhau, sau nhiều năm chúng ta có lẽ đã trở thành những chuyên gia trong việc vượt qua cảm giác bị từ chối. Nhưng đó không phải là câu chuyện, tất cả chúng ta đều biết điều đó.

TẠI SAO BỊ TỪ CHỐI LẠI KHIẾN CHÚNG TA ĐAU ĐỚN ĐẾN NHƯ VẬY?

Sự thật cay đắng là bị từ chối là một việc hết sức tồi tệ. Việc bị từ chối đã, đang và sẽ làm bạn tổn thương.

Mục đích của bài viết này là xây dựng hiểu biết của chúng ta về việc tại sao bị từ chối lại đau đến như thế và tại sao sau nhiều năm chúng ta vẫn không thể miễn nhiễm với những hiệu ứng tệ hại của nó. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét sự từ chối ở phương diện tâm lý và tiến hoá, để xem điều gì xảy ra với chúng ta trên cơ sở thần kinh học khi chúng ta cảm thấy bị khước từ; và tại sao nói theo nhân chủng học, chúng ta được lên dây cót để sợ sự từ chối.

“Sự từ chối” (rejection) xuất phát từ tiếng Latin, có nghĩa là bị ném trả lại. Khi chúng ta bị từ chối, chúng ta không những cảm thấy bị khựng lại mà còn bị đẩy ra xa theo hướng ngược với hướng ta muốn tới. Bây giờ hãy xem xét điều này, khi bị từ chối, bạn sẽ mô tả sự việc như thế nào? Chúng ta sẽ có xu hướng nói “Tôi bị từ chối”. Bạn để ý thấy không? Chúng ta dùng từ ở trạng thái bị động. Điều này cho thấy ta cảm thấy như thế nào về vị trí của chúng ta trong sự từ chối. Chúng ta xem mình ở trạng thái bị động, là nạn nhân của một hành động, không hề có tính chủ động hay có tính tham gia.

BỊ TỪ CHỐI CŨNG GIỐNG NHƯ TAN NÁT TRÁI TIM

Bạn có nhớ khi tôi bảo bạn tát vào mặt? Hãy trở lại giây phút đó để tiếp tục cuộc thảo luận về cảm giác khi bị từ chối. Vậy, bạn vừa mới nhận được một “cú” từ chối ập vào mặt bạn khi bạn sơ suất phòng thủ, và điều gì xảy ra? Trước tiên, bạn bị sốc, mất phương hướng vì cú đánh úp. Bạn cảm thấy yếu ớt và bất lực. Cơ thể bạn bắt đầu ngừng hoạt động và ban nằm tê liệt vì tổn thương tinh thần. Bạn có thể nghĩ là có lẽ tôi đã nói quá, nhưng thực sự đó là những gì diễn ra về mặt sinh học khi cơ thể bạn phản ứng trước sự từ chối.

Các nhà khoa học của Đại học Amsterdam phát hiện ra rằng sự từ chối vè mặt xã hội không nằm trong mong đợi có mối liên hệ với phản ứng mãnh liệt của hệ thống neuron đối giao cảm (parasympathetic neuron system). Khi cơ thể ở trạng thái hoạt động, nói chung là như trong một trận đấu hay chế độ bay, hệ thống đối giao cảm hoạt động, nhịp tim tăng nhanh, đồng tử giãn rộng, năng lượng được điều chỉnh cho việc cơ thể có những phản ứng đáp trả nhanh chóng. Tuy nhiên, hệ thống đối giao cảm cũng chịu trách nhiệm cho việc nghỉ ngơi của cơ thể.

Còn nhớ chúng ta đã thảo luận như thế nào về việc chúng ta nói về sự từ chối ở thế bị động: “Tôi bị từ chối”? Các nghiên cứu đã cho thấy sau khi bị từ chối, không những chúng ta suy nghĩ một cách bị động, chúng ta còn hành động một cách bị động. Khi đối mặt với sự từ chối bất ngờ, nghiên cứu cho thấy rằng “cảm giác bạn không được yêu thích” dẫn đến việc tim ta thật ra là đập chậm lại, một chức năng của hệ thống đối giao cảm. Vì vậy, cảm thấy bị khước từ dẫn đến kết quả bạn phản ứng cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Một điều thú vị trong nghiên cứu này là nhịp tim của những người tham gia thực nghiệm tụt xuống không những khi họ nghe thấy ý kiến mang tính từ chối của người khác mà còn ngay cả khi họ nghĩ là họ sẽ nghe thấy như vậy. Nếu được bảo là ý kiến của một người về họ thật sự có nghĩa từ chối, nhịp tim còn giảm xuống nhanh hơn nữa và mất nhiều thời gian để trở lại mức cơ bản. Thêm vào đó, nhịp tim giảm nhanh hơn tất cả những trường hợp kể trên khi những cá nhân này kỳ vọng một ý kiến tích cực nhưng lại nhận được một ý kiến tiêu cực. Điều này giải thích tại sao sự từ chối, đặc biệt là dạng từ chối làm bạn bất ngờ, thực sự cảm thấy như tim tan vỡ.

CHÚNG TA ĐƯỢC “LẬP TRÌNH” ĐỂ THẤY SỢ SỰ KHƯỚC TỪ

Là con người, chúng ta cực kỳ nhạy cảm với sự khước từ, đặc biệt là những dạng bị chối bỏ về mặt xã hội. Chúng ta có động lực to lớn để tìm kiếm sự đồng thuận và chấp nhận. Nếu chúng ta nhìn ở khía cạnh nhân chủng học, chúng ta có thể thấy rằng trước đây – khoảng 10000 năm trước Công Nguyên – việc chỉ tồn tại một mình sẽ làm giảm khả năng sinh tồn xuống mức 0. Chúng ta cần có bộ lạc để tìm kiếm thức ăn, chỗ ở và sự bảo vệ che chở. Bị từ chối, hay vào thời điểm đó, bị loại ra khỏi bầy đàn đồng nghĩa với cái chết trước mắt. Nhìn ở khía cạnh tiến hoá, chúng ta được lập trình để hình thành các mối quan hệ xã hội và được thôi thúc để cảm thấy được người khác yêu thích thừa nhận và chúng ta thuộc về một cái gì đó.

VƯỢT QUA SỰ ĐAU BUỒN CỦA CUỘC CHIA TAY GIỐNG NHƯ VƯỢT QUA CƠN NGHIỆN COCAINE

Trên cái nhìn khoa học thần kinh, bị khước từ vô cùng tệ hại! Và, có thể nói rằng dạng tồi tệ nhất trong các dạng từ chối chính là sự từ chối tình cảm. Vượt qua cuộc chia tay cũng giống như vượt qua cơn nghiện cocaine. Và đó không phải chỉ là ý kiến cá nhân tôi; đó còn là ý kiến và những phát hiện khoa học của các nhà nghiên cứu ở Đại học Stony Brook. Các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng não hoạt động mạnh khi ta trải nghiệm đau đớn và dằn vặt khổ sở trong quá trình chia tay cũng chính là vùng có liên hệ với động lực, sự tưởng thưởng, và sự thèm thuồng do nghiện. Ảnh chụp não bộ cho thấy sự tương đồng giữa sự bị từ chối tình cảm và nghiện cocaine.

Bị từ chối làm chúng ta rất đau vì chúng ta đã “bị nghiện” mối quan hệ, và mối quan hệ đó bị lấy đi khỏi chúng ta. Và sau đó, cũng giống như đối với nghiện thuốc, chúng ta sẽ trải qua thời gian cai nghiện đầy đau đớn.

CHÚNG TA KHÔNG GIỎI ỨNG PHÓ VỚI MẤT MÁT

Nhìn chung con người không giỏi ứng phó với sự mất mát. Chúng ta có xu hướng coi sự mất mát ở mức độ sâu sắc hơn những gì chúng ta đạt được. Nhà tâm lý học Daniel Kahneman đã nhận giải Nobel cho công trình của ông về Lý thuyết Viễn cảnh. Lý thuyết Viễn cảnh mô tả cách người ta đưa ra lựa chọn trong những tình huống buộc họ phải quyết định giữa các lựa chọn thay thế có chứa đựng yếu tố rủi ro. Mô hình cũng thảo luận cách người ta quyết định trong thực tế hơn là dẫn chứng cách mà một người nên đưa ra quyết định tối ưu nhất. Sử dụng các chứng cớ mang tính kinh nghiệm làm nền tảng, lý thuyết mô tả cách mà mỗi cá nhân đánh giá những gì mình có khả năng có được hay mất đi.

Mỗi người chúng ta xem nỗi đau của việc mất đi 50$ là mạnh mẽ hơn nhiều so với niềm vui nhận được 50$. Vì thế, chúng ta có xu coi sự mất mát rất rất tồi tệ và sẽ cố né tránh những sự mạo hiểm có thể dẫn đến mất mát hơn dù cho sự mạo hiểm đó cũng có thể dẫn đến tiềm năng có được một điều gì đó.

Và khi này đây khi chúng ta có thể đưa ra giải thích rõ ràng cho việc tại sao bị từ chối lại khiến ta cảm giác tồi tệ đến thế, chúng ta hãy khám phá cách mà sự từ chối làm ta “tê liệt” không chỉ trong khoảnh khắc nó được nói ra, mà còn ảnh hưởng lâu dài.

SAU KHI BỊ TỪ CHỐI, CHÚNG TA NGỪNG CỐ GẮNG VÀ MẠO HIỂM

Trước hết, chúng ta thấy rằng bị từ chối có thể dẫn đến suy giảm hy vọng của chúng ta và sự giảm sút khả năng mạo hiểm.

Các nghiên cứu tâm lý đã chứng minh luận điểm này. Hiện tượng này được biết đến trong cộng đồng khoa học dưới cái tên “sự bất lực do học được”. Nhà tâm lý học Martin Seligman và Steve Maier đã khám phá ra rằng trong một loạt các thí nghiệm trong đó, những chú chó đã “học được” trước đó rằng không có gì chúng có thể làm để ngăn chặn việc bị sốc điện, đơn giản chỉ nằm xuống một cách bị động và rên rỉ. Sự bất lực do học được nói đến tình trạng mà động vật hay con người học cách hành xử một cách bất lực, xem hành động của mình hoàn toàn không có kết quả gì ngay cả khi cố gắng để tránh một tình huống không tốt đẹp hay gây tổn hại.

Sau khi đối mặt với sự từ chối, chúng ta thường cảm thấy như thể hành động của chúng ta không tạo ra một hiệu quả mong đợi nào. Kết quả là chúng ta có thể mất hy vọng rằng tình huống có thể được cải thiện. Và, cũng như những chú chó trong thí nghiệm trên, chúng ta có xu hướng làm gì sau khi bị một cú đánh mạnh của việc bị từ chối? Chúng ta nằm xuống một cách bị động và than khóc. Chúng ta than vãn rằng chúng ta đã bị vùi dập như thế nào, nói về việc cả thế giới ghét chúng ta và rằng kết quả ta nhận được là không công bằng. Nhưng, chúng ta có cố gắng và hành động không? Không. Thay vào đó, ta vẫn nằm ở vị trí đó và ca bài ca sầu não của chúng ta, nghĩ rằng chúng ta cố gắng làm gì khi mọi cố gắng đều vô nghĩa.

Chúng ta đúng là những học trò tận tụỵ của “sự bất lực do học được” đến độ chúng ta có thể học nó từ người khác. Bằng cách quan sát những sự kiện không thể kiểm soát khác mà ta có thể bắt gặp, chúng ta cũng có thể trở nên bất lực và bị động. Sự từ chối quá mạnh mẽ đến độ thậm chí sự có mặt của nó ở xung quanh ta cũng làm chúng ta muốn chạy về nhà với mẹ, lo lắng rằng nếu “hắn” – sự từ chối – có thể dập Timmy tơi bời, ai biết được “hắn” sẽ làm gì khi “hắn” tóm được ta. Kết quả là: chúng ta từ bỏ mục tiêu của chúng ta vì chúng ta bị choáng ngợp bởi viễn cảnh thất bại.

NẾU TA NGHĨ TA SẼ THẤT BẠI, CHÚNG TA SẼ CỐ GẮNG ÍT LẠI

Các nghiên cứu cho thấy niềm tin của chúng ta rằng chúng ta sẽ thành công hay thất bại có ảnh hưởng đến việc chúng ta bỏ bao nhiêu công sức và nỗ lực vào hành động. Các nhà khoa học thần kinh tai Caltech đã nghiên cứu hoạt động não ở vùng sau thuỳ giữa vỏ não (posteior parietal cortex – gọi tắt là vùng PPC), vùng não nơi mà các kích thích giác quan được chuyển đối thành các kế hoạch cho các cử động. Trong nghiên cứu này, các chủ thể tham gia thực hiện một bài kiểm tra phức tạp và sau đó báo cáo xem họ nhận thấy và thể hiện như thế nào. Điều thú vị là khả năng thể hiện của các chủ thể đánh giá qua cảm nhận lại không có mối quan hệ nào với sự thể hiện trên thực tế. Một vài cá nhân được xếp hạng là sẽ thể hiện tốt lại không thể hiện tốt trên thực tế và ngược lại.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng hoạt động não ở vùng PPC có mối liên hệ trực tiếp tới cách mà các cá thể nghĩ họ đã thể hiện tốt hơn là họ thực tế đã thể hiện, cũng như bao nhiêu tiền họ sẽ có hay mất đi từ thí nghiệm. Điều này có nghĩa là mức độ nỗ lực, việc một cá nhân cố gắng nhiều đến mức nào, phụ thuộc vào việc các nhân đó có nghĩ anh/cô ta sẽ thành công hay thất bại. Cũng cần chú ý là khi chúng ta hoạch định cho tương lai, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ làm tốt hay tệ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng, trong thí nghiệm này cách mà mọi người nhận định họ đã thể hiện như thế nào trong bài kiểm tra thậm chí không có liên hệ nào với thể hiện thực sự của họ. Có nghĩa là chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhận định chủ quan và kém chính xác về việc chúng ta đã làm tốt đến mức nào. Nếu chúng ta nghĩ chúng ta sẽ thành công, chúng ta sẽ cố gắng nhiều hơn và bỏ nhiều công sức vào hơn. Khi chúng ta nghĩ chúng ta sẽ thể hiện kém, chúng ta ám ảnh với việc cố tránh thất bại và tạo ra nhiều hoạt động não bộ hơn khi có một cái giá đắt cho thất bại. Chúng ta bắt đầu tập trung năng lượng vào việc tránh bị từ chối trong sự tương quan với nỗ lực để thành công. Chúng ta càng tập trung nhiều vào việc né tránh thất bại, chúng ta càng lo lắng nhiều hơn về thất bại, và ít nguồn lực hơn cho việc cố gắng để đạt được mục tiêu.

CÀNG THẤT BẠI NHIỀU, MỤC TIÊU CÀNG CÓ VẺ KHÓ ĐẠT ĐƯỢC

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi tần suất bị từ chối tăng lên, mục tiêu của chúng ta càng có vẻ khó đạt được. Nhà tâm lý học Jessica Witt ở Đại học Purdue nhận thấy rằng sau một loạt các cú sút trượt khung thành, các cầu thủ cảm nhận thấy cột khung thành dường như cao hơn và hẹp hơn so với trước đây. Tuy nhiên, sau một loạt các cú đá thành công, các cầu thủ báo cáo rằng cột khung thành có vẻ rộng hơn trước đây.

Rất dễ để chứng kiến sức mạnh của sự từ chối. Chúng ta va chạm với sự khước từ càng nhiều, chúng ta càng thấy nỗ lực của chúng ta là vô nghĩa, chúng ta cố gắng ít đi, và càng trôi xa khỏi mục tiêu của chúng ta.

LÀM CHO SỰ VIỆC DÃ TỆ LẠI CÀNG TỒI TỆ: KHỦNG HOẢNG HOÁ

Chúng ta ngồi đó vỗ về vết thương, nhìn vào cái thế giới không thể khuất phục xung quanh ta. Vì cú đánh vừa mới đây của sự từ chối khiến chúng ta choáng váng, tầm nhìn của chúng ta về thực thực tế bị xuyên tạc. Điều này đã bao giờ xảy ra với bạn? Bạn không nhận được cuộc gọi lại sau buổi phỏng vấn xin việc. Bạn bắt đầu suy nghĩ sẽ như thế nào nếu công ty này không gọi lại cho bạn, vậy thì tại sao bạn lại trông đợi nhận được cuộc gọi từ những công ty khác. Bạn bắt đầu tự hỏi liệu bạn có bao giờ nhận được một công việc. Bạn bắt đầu nghĩ về vợ/chồng và con cái của bạn và lo lắng làm sao bạn có thể chu cấp cho họ nếu bạn cứ thất nghiệp. Rồi bạn tự hỏi liệu vợ/chồng bạn có sẽ chịu ở bên cạnh bạn nếu bạn chỉ là một khối thịt sống, không có cung cấp gì cho gia đình. Bạn có thể thấy chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi vợ/chồng bạn cùng với mấy đứa con bước lên một chiếc xe tải nhỏ và lái đi, bỏ lại mình bạn với món nợ thuế chấp và chủ nợ. Bạn nhận ra bạn sẽ không có khả năng để giữ căn nhà hay trả tiền thuê nhà và kết thúc là việc vất vưởng ở đường phố, sống trong một thùng các tông dậy mùi nước tiểu.

Việc này được biết đến như là “khủng hoảng hoá”. Khủng hoảng hoá thật ra là một vấn đề nghiêm trọng có thể xảy đến với nhiều người phải hứng chịu sự khước từ. Trong một nghiên cứu thú vị, Christopher Peterson và đồng nghiệp đã phân tích bảng trả lời câu hỏi từ nghiên cứu Terman Life-Cycle và thấy rằng khủng hoảng hoá tiên đoán đặc biệt tốt sự nguy hại tính mạng hay cái chết do tai nạn hay bạo lực. Hãy dành ra một lúc để nghĩ về những gì mà nghiên cứu này phát hiện. Những người khủng hoảng hoá và những người có xu hướng sợ một cách vô lý các sự kiện, kết quả tồi tệ, thậm chí cái chết, thường có khả năng chết vì tai nạn hay bạo lực. Điều này quá sốc, nhưng hoàn toàn có lý. Hãy xem ví dụ về việc cố gắng ném phạt trong bóng rổ. Nếu bạn quá lo lắng về việc ném trượt, bạn sẽ có khả năng cao là trượt thật. Như chúng ta đã biết, chúng ta có xu hướng chuyển nỗ lực của chúng ta vào việc lo lắng sẽ thất bại hơn là chuyển nó vào việc cố gắng để thành công. Chúng ta biết từ kinh nghiệm bản thân là khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực, chúng ta có khuynh hướng rơi vào những tình huống tiêu cực. Nhưng cũng rất quan trọng để nhớ rằng đây không chỉ là những tình huống tiêu cực đơn thuần, chúng ta đang nói về nhân tố nguy hiểm của việc thiệt mạng.

CHỈ ĐƠN GIẢN BIẾT LÀ BẠN CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN TÌNH HUỐNG THẬT SỰ LÀM NÊN SỰ KHÁC BIỆT

Còn nhớ thí nghiệm về những chú chó với sự “bất lực do học được”? Một thí nghiệm tương tự cũng đã được thực hiện ở người. Các cá thể được cho nghe một âm thanh cực kỳ phân tán sự chú ý trong lúc thực hiện một bài kiểm tra tri tuệ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người tham gia có thể nhấn một cái nút để tắt tiếng ồn thể hiện tốt hơn, đúng như mong đợi; tuy nhiên, điều không mong đợi chính là những người ít quan tâm tới việc sử dụng cái nút. Thực tế việc học được trao cho quyền sử dụng cái nút để điều khiển tình huống là đủ để đối kháng lại tác động phân tâm của tiếng ồn. Vì vậy, chúng ta phải nhớ rằng khi đối diện với việc bị từ chối, biết rằng chúng ta có thể hành động (thậm chí nếu chúng ta không chọn hành động) cũng đủ để giúp ta ngăn chặn khởi phát của sự trầm cảm từ việc bị từ chối.

Trần Đình Tuấn dịch

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/thriving101/201012/rejection-losers-guide

 

menu
menu