Cái giá đắt của nỗi sợ cô đơn - The School Of Life

cai-gia-dat-cua-noi-so-co-don-the-school-of-life

Không khó để hiểu về nỗi sợ cô đơn trong mỗi người: căn hộ tối đèn sau ngày làm việc mệt mỏi, những buổi chiều Chủ nhật man mác, cảm giác bơ vơ vào những ngày nghỉ,...

Không khó để hiểu về nỗi sợ cô đơn trong mỗi người: căn hộ tối đèn sau ngày làm việc mệt mỏi, những buổi chiều Chủ nhật man mác, cảm giác bơ vơ vào những ngày nghỉ,...

Chúng ta đều hiểu rất rõ cảm giác khổ sở khi phải ở một mình. Tuy nhiên, điều mà có lẽ không phải ai cũng hiểu chính là cái giá đắt mà ta phải trả cho mặt trái của vấn đề.

Cảm giác sợ cô đơn là nguyên nhân dẫn đến các mối quan hệ không hạnh phúc, nó kìm hãm sự phát triển về mặt tâm lý, và dồn nén sự khổ đau nhiều hơn bất kể điều gì khác: chính nỗi sợ ấy, dù bằng cách nào đi nữa, là một trong những yếu tố gây nên bất hạnh cho nhân loại và đã dồn con người đến trước những quyết định khó nhằn và khổ sở nhất.

 

Giá như mỗi người biết được cái giá phải trả cho những ngộ nhận tai hại trong đầu mình, có lẽ ta đã không phí hoài những năm tháng quý giá của cuộc đời. Ta có thể chỉ ra ít nhất 7 điều phiền toái không đáng có:

Trước hết, cũng là điều rõ ràng nhất, những người sợ cô đơn thường đưa ra những sự lựa chọn sai lầm xung quanh vấn đề tìm người bạn đồng hành thích hợp. Họ không thể làm gì khác ngoài việc đề cao bất cứ ai hơn những người thật sự xứng đáng. Họ không đủ kiên nhẫn để đợi chờ người phù hợp xuất hiện, điều mà lẽ ra họ phải làm, người đó có thể là người thứ 20 hay thậm chí là 200.

Những người có thể gặp được nửa kia đích thực dành cho mình chính là những người luôn mang trong mình tư tưởng rằng, có lẽ, cả đời họ sẽ chẳng có ai bên cạnh. Bạn có thể nghĩ ở bên một người không phù hợp cũng không phải điều quá tệ, nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy như trong đôi giày bạn đang mang có một hòn sỏi nhỏ, cuối cùng, hai khái niệm "hơi sai" và "kinh khủng khôn tả" dần trở thành một. Khung cảnh thơ mộng nơi cả hai cùng nhau ghé thăm sẽ không còn đẹp như trong suy nghĩ, những giây phút tươi đẹp sẽ biến mất, những sự thành công sẽ bị chính các bạn vùi nát. Những lần cau có nhỏ nhặt, cảm giác tẻ nhạt ban đầu lớn dần thành cảm giác khó chịu không kiểm soát, sự ghê tởm bản thân, khủng hoảng t.ình dục, đổ vỡ tài chính và lại quay về cảm giác cô đơn tột đỉnh, mà trớ trêu thay, nếu ngay từ đầu ta chọn ở một mình thì sẽ không cảm thấy tệ đến thế này.

Hơn nữa, khi cảm giác sợ cô đơn ập đến, chúng ta dường như không dám lên tiếng bày tỏ mong muốn của mình trong các mối quan hệ. Ta luôn nơm nớp lo sợ rằng đối phương, người ít sợ cô đơn hơn, bỏ rơi. Trong tình cảm, cả hai đều dễ dàng cảm nhận được ai là người cần đối phương hơn. Chẳng có ích gì khi dậm chân đùng đùng sau cuộc cãi vã và nói "tôi chịu đủ rồi", bởi thực tế là ai cũng biết là chẳng bao giờ là đủ cả. Bạn sợ cảm giác phải dùng bữa tối một mình.

Chúng ta không thể tưởng tượng được bản thân sẽ biết cách thay nước của chiếc máy rửa chén, đến một bữa tiệc một mình, hay việc phải tự mình chủ động gửi quà sinh nhật cho cháu trai, vì chúng ta đã quá quen với việc có đối phương giúp bù đắp những điểm yếu của bản thân. Chẳng những không nhận được cảm giác tích cực, chúng ta còn bị tác động bởi những áp lực rơi lên vai kẻ độc thân, những người không thể làm gì khác ngoài việc vượt qua giới hạn của mình, đó là những tâm hồn dũng cảm phải học cách tự chăm sóc cây cảnh, tự đi leo núi khi nghỉ lễ, tự học cách vượt qua những ngày cuối tuần trống trải, gọi điện cho gia đình, tự nấu ăn, để rồi họ càng lúc càng trở nên kiên cường hơn, đó cũng chính là nền tảng của sự sáng suốt và tự do thực thụ.

Về những người trước giờ vẫn luôn xem nhẹ sự tự do của mình, chắc chắn họ liên tục bị gợi nhớ về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Mỗi lần họ đến một bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là dạo bước trên con phố đông đúc, họ sẽ nhìn thấy đầy ắp những gương mặt cuốn hút và quyến rũ, nhưng giờ đây họ mãi mãi không cho phép mình tìm hiểu nữa chỉ vì bên trong tâm trí họ tràn ngập sự sợ hãi kỳ quái khi nghĩ tới chuyện phải ngủ một mình một giường trong vài năm tới.

Mất đi cơ hội tìm hiểu người khác đã đành, chúng ta thậm chí không thể hiểu được chính mình. Sự hiện diện của những người bạn đồng hành không cho phép chúng ta kết nối với tâm hồn mình, cũng như tìm hiểu về những cảm xúc và những ý tưởng thuần túy chỉ xuất hiện khi ta tận hưởng không gian một mình. Chúng ta lợi dụng người khác để khiến mình lơ đi những một vấn đề dù là nhỏ nhất nảy sinh trong tâm trí. Dần dà, ta dường như không thể cảm nhận hay thấu hiểu chính mình, những câu hỏi lớn về sự nghiệp và sứ mệnh của cuộc đời mình bị chúng ta lãng quên, bởi vì chúng ta luôn bận bàn với người ấy xem cả hai sẽ ăn gì cho bữa tối.

Tệ nhất là khi ta không thể cảm nhận được cảm giác khổ sở trong một khoảng thời gian. Ta càng ngày càng trở nên quen thuộc với cảm giác thoải mái. Ta không cảm thấy tò mò hay có cảm giác bồn chồn nữa. Ta cũng không dám làm điều mà một người độc thân phải làm, làm quen với những người xa lạ mà không màng đến sĩ diện. Ta ngừng trau dồi bản thân. Ta sẽ tin rằng bản thân đã đáp ứng được mọi mong muốn của mình, nhưng lại giấu nhẹm đi những nhu cầu thật sự của chính mình.

Để bắt đầu giải quyết các vấn đề gắn liền với nỗi sợ cô đơn vô lí này, từ khi còn trẻ, chúng ta nên hiểu rằng cô đơn chưa bao giờ đồng nghĩa với việc chúng ta làm sai điều gì đó, chỉ là chúng ta vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi đến khi ai đó thật sự phù hợp xuất hiện (nếu họ thật sự sẽ đến); rằng chúng ta được quyền lựa chọn; không phải mình bị trừng phạt. Chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được giá trị của cộng đồng, khám phá ra sở thích của bản thân hay đợi chờ những mối quan hệ dành cho chính mình. Trừ khi chúng ta thật sự cảm thấy bình thản đối mặt với sự cô đơn trong cuộc đời.

Người dịch: Đông Phương - Ybox

Nguồn: The School Of Life

menu
menu