Chánh niệm và Trí thông minh cảm xúc

chanh-niem-va-tri-thong-minh-cam-xuc

Chánh niệm có thể cải thiện rất lớn đến “hệ điều hành” bên trong cơ thể.

Những trải nghiệm ở tuổi thơ đã định hình về tâm thần và cảm xúc của mỗi cá nhân, cũng như khả năng xử lý các mối quan hệ của cá nhân đó. Theo một cách tiêu cực, những trải nghiệm khó khăn ban đầu thường để lại những biến cố lâu dài trong cuộc sống, bao gồm khả năng linh hoạt trong tâm lý và trong các thông lệ của cảm xúc, thứ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thấu cảm, đồng cảm, thân mật và kết nối. Nhiều lợi ích của Chánh niệm và thiền có sự tương đồng với tính cách của những cá nhân lớn lên trong mối quan hệ hoà hợp và lành mạnh. Theo cách này, phát triển Chánh niệm có thể cải thiện “hệ điều hành” bên trong cơ thể của mỗi người. 

Hệ điều hành (Operating System – OS) máy tính cho phép phần cứng của máy tính vận hành và xử lý thao tác trên phần mềm. Phần cứng bao gồm các thành phần vật lý của hệ thống máy tính, bao gồm bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit – CPU), bàn phím, ổ cứng, nguồn điện, …. Phần mềm là tập hợp các dữ liệu máy tính, các hướng dẫn và bao gồm các chương trình cho phép máy tính xử lý các vấn đề cụ thể, bao gồm tra cứu thông tin online, viết email, xử lý văn bản và bảo vệ máy tính khỏi virus. Hệ điều hành là tập hợp các phần mềm đặc biệt thiết yếu để điều hành máy tính và cho các phần mềm khác chạy trên đó.

“Phần cứng” của con người bao gồm não bộ, hệ thống thần kinh và toàn bộ cơ thể, trong khi “phần mềm” của con người bao gồm suy nghĩ, cảm xúc và các giác quan. “Hệ điều hành” của con người bao gồm các mối quan hệ giữa người với người, với chính bản thân, với thế giới xung quanh và với các kết nối tâm linh. Nó định nghĩa cho suy nghĩ, cảm xúc và các giác quan của chúng ta; cân bằng những trải nghiệm bên trong và ngoài cơ thể; liên kết hệ thống thần kinh với suy nghĩ và cảm xúc; cũng như quyết định chất lượng các sự tương tác của chúng ta. Hệ thần kinh luôn sửa những khiếm khuyết trong chương trình, các lỗi đã được phát hiện và các vấn đề bảo mật qua từng phiên bản. Những cập nhật đó luôn cải thiện việc xử lý theo cách tổng quan.

Nguồn: Mohamed Hassan từ trang Pixabay

Chánh niệm có thể cải thiện hệ điều hành nội tâm, bằng cách tạo ra tiềm thức và tạo ra khoảng trống cho các phản xạ không và có điều kiện, kể cả trên các cảm xúc tột độ. Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và tức giận sẽ qua mau, chừa chỗ cho những quyết định có chủ ý, thay vì theo phản xạ như trước kia.

Chánh niệm thúc đẩy sự điều chỉnh cảm xúc và giảm bớt sự bốc đồng bằng cách tăng khoảng cách giữa kích thích (những gì xảy ra đối với một cá nhân) và phản ứng của họ đối với kích thích đó. Sự quan trọng của khoảng cách này được gói gọn một cách sinh động qua mô tả của Viktor Frankl trong quyển “Man’s Search for Meaning of how he survived the horrors of life in a Nazi death camp during World War II”: Giữa kích thích và phản ứng, luôn có một khoảng trống. Ở giữa khoảng trống đó là cơ hội để lựa chọn phản ứng và ở giữa phản ứng là sự trưởng thành và tự do của con người.

Một phần của việc tại sao luyện tập Chánh niệm lại cải thiện “hệ điều hành” bên trong là thông qua việc tăng chỉ số trí tuệ xúc cảm. Khác với IQ hay trí thông minh thông thường, thứ không thể thay đổi được trong cả cuộc sống, trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence – EI) là loạt các kỹ năng tự tâm và với các cá nhân khác, có thể lĩnh hội và cải thiện. Có một số người bẩm sinh có EI cao hơn những người khác, song mỗi cá nhân vẫn có thể cải thiện EI của mình thông qua luyện tập.

Các kỹ năng EI nội tâm bao gồm việc nhận biết cảm xúc, nhận thức việc cảm xúc đó đang hiện hữu, điều hoà nó và các tác động của nó đến hành vi của mỗi con người. Kỹ năng EI xã hội bao gồm việc cảm nhận và đồng cảm với cảm xúc của người khác, sử dụng nhận thức về cảm giác của bản thân và của đối phương để dung hòa. Những kỹ năng trên là nền tảng cho việc luyện tập Chánh niệm.

EI bao gồm sự trung hoà giữa phần não dùng để xử lý logic – phần vỏ não trước trán – và phần não dùng để xử lý cảm xúc, nằm giữa hạch hạnh nhân trong hệ thống limbic (hệ viền). Chánh niệm là cầu nối hai phần đó của não bộ, và việc thuần thục kĩ năng này sẽ tạo các đường dẫn neuron khác và làm chúng càng ngày càng mạnh và có hiệu quả.

Chánh niệm còn giúp gia tăng khả năng chịu đựng và đối đầu với các xúc cảm cực đoan, không để chúng át đi lý trí của cá thể. Nhờ đó, cá nhân có thể gia tăng sức chịu đựng về cả thể xác và tinh thần mà không cần phải khó chịu hay phải chạy trốn khỏi nó. Khi khả năng chịu đựng của một người trở nên lớn hơn, họ luôn tự chủ và không để cảm xúc chi phối.

Bồn chồn là cảm xúc mà nhiều người phải vật lộn hơn so với các cảm xúc khác. Từ lo lắng (worry) bắt nguồn từ từ tiếng Anh cổ “Strangle”. Sự bồn chồn đi chung với lo lắng về những gì có thể xảy ra trong tương lai, làm hạn chế khả năng của cá nhân tại thời điểm hiện tại.

Luyện tập Chánh niệm có thể giúp một người nhận diện và trải nghiệm các cảm xúc bồn chồn, sợ hãi, buồn, mặc cảm, trầm cảm, cô đơn, trống rỗng, bực tức, giận dữ và các cảm xúc cực đoan khác, cùng với các suy nghĩ tiêu cực đã hình thành các cảm xúc đó và được gia cố bằng chính các cảm xúc đó, với sự chấp nhận và góc nhìn khác. Như trong Kinh Tập Sutta-Nipāta đã có nói:

Như người được leo lên,

Chiếc thuyền mạnh vững chắc,

Ðược trang bị đầy đủ,

Mái chèo và tay lái;

Người như vậy ở đây,

Giúp nhiều người ngược dòng,

Rõ biết những phương tiện,

Thiện xảo và sáng suốt.

 

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/some-assembly-required/201903/mindfulness-and-emotional-intelligence

Nguồn dịch: https://openedu.vn/Kho-tri-thuc/CHANH-NIEM-VA-TRI-THONG-MINH-CAM-XUC

menu
menu