Đàn ông và cái giá ẩn giấu của việc suy nghĩ quá nhiều
Những điều dễ bị bỏ qua về “giá như” và “tại sao” trong thế giới nội tâm của đàn ông
Điểm chính
- Ở đàn ông, việc suy nghĩ quá mức thường biểu hiện ra ngoài, che lấp bởi những hành vi dễ nhận thấy hơn.
- Đối diện với suy nghĩ quá mức là cánh cửa để chạm đến cảm xúc sâu thẳm của họ.
- Chậm lại, gắn kết với thực tại, và làm rõ những trải nghiệm bên trong là cách kiểm soát một tâm trí đang hoang dại.
“Đời tôi từng trải qua nhiều điều khủng khiếp, một vài điều trong số đó thực sự đã xảy ra.”
— Mark Twain
Câu nói kinh điển của Mark Twain nắm bắt cách tâm trí con người thường xuyên "du hành thời gian," đối mặt với những nỗi sợ trong tương lai hoặc gặm nhấm những tổn thương trong quá khứ. Đây chính là cốt lõi của việc suy nghĩ quá nhiều.
Suy nghĩ quá mức có thể bùng lên như lửa cháy rừng hoặc âm ỉ như sương lạnh, từng chút một bào mòn giá trị bản thân và gieo rắc hoài nghi. Một phút trước bạn đang xem thực đơn bữa trưa, phút sau đã chìm trong bãi lầy của những lựa chọn mông lung. Có những ngày, tâm trí như chú cún con bị xích nhưng vẫn nhảy nhót lung tung, kéo bạn từ nỗi bất an này sang nỗi bất an khác.
Trong giới nghiên cứu, suy nghĩ quá mức được gọi là “tư duy tiêu cực lặp đi lặp lại” – thứ suy nghĩ không được chào đón nhưng vẫn dai dẳng, không còn hữu ích nhưng lại bám chặt lấy tâm trí. Theo chuyên gia Susan Nolen-Hoeksema, những suy nghĩ lo lắng thường xoay quanh tương lai mờ mịt, còn những suy tư ám ảnh lại mắc kẹt trong quá khứ, những sai lầm hay thất bại đã qua.
- Lo lắng (câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra?") khiến mọi việc có vẻ như có thể kiểm soát được, nhưng lại khuếch đại sự lo âu.
- Suy tư (câu hỏi "Tại sao?") làm mọi chuyện trở nên bất lực, kéo bạn sâu hơn vào trạng thái trầm cảm.
Cả hai không tách biệt mà đan xen nhau. Chúng xuất hiện ở nhiều dạng rối loạn tâm lý, trở thành thói quen khó từ bỏ.
Source: Laddawan punna / Shutterstock
Câu chuyện về đàn ông và việc suy nghĩ quá nhiều
“Ông anh đang nghĩ nhiều quá rồi.”
Nghiên cứu cho thấy tư duy tiêu cực lặp đi lặp lại thường đạt đỉnh ở độ tuổi trưởng thành trẻ, rồi giảm dần theo thời gian. Phụ nữ báo cáo tỷ lệ lo lắng và suy tư cao hơn đàn ông, nhưng cái giá mà đàn ông phải trả cho việc suy nghĩ quá mức lại nghiêm trọng hơn.
Nam giới có tỷ lệ tự tử cao gấp bốn lần nữ giới, nhưng lại ít khi chia sẻ về những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành động ấy. Các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa sự suy tư ám ảnh, ý nghĩ tự sát, và hành vi tự sát.
Ở đàn ông, những cảm xúc tiêu cực thường bị chuyển hóa ra bên ngoài. Những gì xảy ra bên trong họ dễ bị che lấp bởi những biểu hiện như hành vi liều lĩnh, sử dụng chất kích thích, hoặc bùng phát giận dữ. Điều này khiến chúng ta dễ bỏ qua những hoạt động tinh thần thầm lặng đang diễn ra.
Thực tế, đàn ông ngày nay đang đối mặt với nhiều áp lực: tụt hậu trong giáo dục, chật vật trước nền kinh tế toàn cầu biến động, và loay hoay trong những thay đổi về vai trò gia đình, văn hóa. Trong khi cần có những giải pháp chính sách lớn để giải quyết vấn đề, chúng ta không thể bỏ qua những chi tiết tinh tế hơn: những cơn bão thầm lặng trong thế giới nội tâm của họ.
Đàn ông hay nói về suy nghĩ quá nhiều, nhưng không ai để ý
Những câu như:
- “Đừng nghĩ nhiều về bài thuyết trình nữa. Chắc chắn sẽ ổn thôi.”
- “Cậu suy nghĩ nhiều quá về tin nhắn của cô ấy rồi. Có khi cô ấy chỉ bận thôi mà.”
Trong đời thường, chúng ta thường nghe nhắc đến việc suy nghĩ quá nhiều, nhưng hiếm khi thấy ai hiểu đúng chiều sâu của nó.
Nghĩ kỹ cũng không phải lúc nào đã tốt
Từ nhỏ, đàn ông đã được dạy rằng phải mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, tự mình gánh vác và không than thở. Những thông điệp này dần ăn sâu vào cách họ nhìn nhận chính mình, khiến họ xem suy nghĩ quá nhiều như một kẻ phá rối cần phải chiến thắng hoặc khống chế.
Họ cố nghiền ngẫm vấn đề để tìm cách giải quyết, nhưng lại càng sa lầy sâu hơn. Một số nhà tâm lý học gọi đây là “tránh né trải nghiệm” – cố gắng kiểm soát hoặc trốn chạy cảm giác không mong muốn. Mặc dù đôi khi cách này có ích, nhưng về lâu dài, nó chỉ khiến vấn đề trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến những hệ lụy như lạm dụng rượu bia.
Chậm lại để hiểu rõ mình hơn
Khi bạn khuyến khích đàn ông chậm lại, nhận diện những chủ đề gây ra suy nghĩ quá mức và phân tích cảm xúc bên trong một cách có xây dựng, họ có thể hé lộ những nỗi đau sâu kín:
- Sự cô đơn trong hôn nhân.
- Sự ghen tị với đồng nghiệp.
- Cảm giác bất lực khi không đáp ứng được kỳ vọng của sếp.
- Hay nỗi xấu hổ vì không còn thấy mình hữu ích.
Đây chính là lý do việc bắt đầu từ suy nghĩ quá mức là một điểm mấu chốt để kết nối cảm xúc với đàn ông.
Bình yên trong tâm trí
Con người có trung bình 6.000 suy nghĩ mỗi ngày. Với kho nguyên liệu bất tận này, việc suy nghĩ quá mức dễ dàng thắt chặt chúng ta trong những nút thắt khó gỡ. Trớ trêu thay, càng cố nới lỏng, chúng lại càng siết chặt.
Thay vì cố hét lên “Dừng lại!”, hãy học cách làm chậm lại, lắng nghe những trải nghiệm ồn ào trong tâm trí, và biến những ý nghĩ mơ hồ thành những hành động cụ thể.
Ví dụ:
Sau một buổi hẹn hò không như ý, thay vì quay cuồng trong câu hỏi: “Sao mình lúc nào cũng thất bại thế này?”, hãy cụ thể hóa cảm giác: “Mình thấy thất vọng và bất lực... Chính xác thì mình đã làm gì trên buổi hẹn đó? Lần sau mình có thể làm khác đi thế nào?”
Một vài chiến lược giúp giải thoát khỏi vòng xoáy suy nghĩ
Tạo không gian yên bình
- Nhận biết suy nghĩ quá mức là gì: không mong muốn, không hiệu quả, và không ngừng nghỉ.
- Bình thường hóa nó – ai cũng từng trải qua.
- Dừng lại, hít thở sâu, và áp dụng các bài tập chánh niệm để gắn kết với hiện tại.
Giải mã cảm xúc
- Học cách đặt tên chính xác cho cảm xúc của mình. Đừng chỉ dừng ở “buồn bực.”
- Bạn đang giận dữ hay thất vọng? Nếu thất vọng vì công việc, hãy xin ý kiến từ đồng nghiệp. Nhưng nếu là giận dữ, có lẽ bạn cần hít thở sâu trước khi nhắn tin phản hồi.
Xây dựng mối quan hệ mới với chính mình
- Thay vì chỉ trích bản thân khi căng thẳng, hãy thử đóng vai một huấn luyện viên nội tâm – người nhẹ nhàng hướng dẫn bạn vượt qua thử thách với sự tò mò và tinh thần tích cực.
- Hoặc thử nhìn vấn đề dưới góc độ của "bạn trong tương lai." Một tuần, một năm, hay ba mươi năm nữa, liệu bạn sẽ nghĩ gì về vấn đề này? Khoảng cách thời gian có thể thay đổi cách bạn cảm nhận hiện tại.
Hãy tận dụng khả năng "du hành thời gian" của trí tưởng tượng – để phục vụ bạn, chứ không phải hành hạ bạn.
Nguồn: Men and the Hidden Costs of Overthinking / Psychology Today
Tìm đọc thêm 1 số cuốn sách về Overthinking
Stop Overthinking - Sống Tự Do, Không Âu Lo: https://s.shopee.vn/3AqfqVgFh6
Overthinking - Loại bỏ bệnh lo âu và suy nghĩ quá nhiều: https://s.shopee.vn/30X7nUEOCj
Kẻ Nghĩ Nhiều OverThinking: https://s.shopee.vn/3fmwRXOb4B