Dấu hiệu quan hệ mẹ con trở nên độc hại

dau-hieu-quan-he-me-con-tro-nen-doc-hai

Kiểm soát và trừng phạt để phản ứng trước căng thẳng

Theo chuyên gia, trong quá trình phát triển của trẻ, mối quan hệ mẹ - con có thể phát sinh nhiều căng thẳng, đặc biệt giai đoạn trẻ khẳng định sự độc lập của mình.

Các giai đoạn này bao gồm những năm chập chững biết đi, trước tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành trẻ và lớn hơn.

Chuyên gia John Gottman, đồng sáng lập Viện nghiên cứu tâm lý, hôn nhân và gia đình Mỹ chỉ ra, vấn đề không phải là căng thẳng có xảy ra hay không mà là nó được quản lý như thế nào. Cách một người mẹ tiếp cận nhiệm vụ làm mẹ, phong cách nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mâu thuẫn sẽ được giải quyết hay leo thang.

Ông chỉ ra một số dấu hiệu hành vi cho thấy mối quan hệ giữa mẹ và con dần trở nên độc hại.

Kiểm soát và trừng phạt để phản ứng trước căng thẳng

Điều này có thể bắt đầu tuổi thiếu niên, khi người mẹ phản ứng trước sự bất đồng bằng cách ngăn cản con. Thái độ kiểm soát và đe dọa trừng phạt là khởi đầu cho mâu thuẫn mẹ và con, dẫn đến mất khả năng lắng nghe, chia sẻ, tạo ra một mối quan hệ độc hại.

Trong trường hợp căng thẳng hơn, người mẹ yêu cầu con phải tuân theo mình hoặc đe dọa tẩy chay, không giao tiếp. Cách làm này có thể dẫn tới thái độ ghẻ lạnh từ phía người con, đặc biệt khi con đã trưởng thành.

Ảnh: Nastya Gepp/Pixabay

Không có sự cho và nhận

Người mẹ từ chối lắng nghe lý do tại sao con đưa ra quyết định hoặc lựa chọn điều gì đó. Người con có thể bị cản trở, bị hạ thấp hoặc bị mẹ đánh giá rằng lựa chọn đó là "ngu ngốc".

Nhiều người mẹ mắc lỗi dùng sự độc đoán để nuôi dạy trẻ. Họ có quan điểm riêng về việc con mình cần trở thành người ra sao, phải cư xử như thế nào và có những quy tắc, quy định phải được tuân theo. Những trẻ được nuôi dạy theo cách này cuối cùng có thể trở nên ngoan ngoãn, thường đạt thành tích cao, nhưng chúng cũng có nguy cơ trở nên hung hăng hoặc không thể kiểm soát bản thân.

Miệt thị và chế nhạo

Căng thẳng leo thang khi người mẹ cho rằng quyết định hoặc hành động sai lầm nào đó là do năng lực kém của đứa con. Thông điệp này không chỉ mang tính miệt thị mà còn cướp đi ý thức tự chủ của con. Những bậc cha mẹ có phong cách độc đoán, cũng như những người coi con cái như bản sao của mình, đều rơi vào tình trạng này.

Sự bất đồng được dán nhãn "vi phạm đạo đức"

Các chuẩn mực văn hóa được viện dẫn để trở thành cái cớ để người mẹ cho rằng con bất đồng, cãi lại là vi phạm đạo đức. Đây là một hình thức đổ lỗi và trong kịch bản này, người mẹ trở thành nạn nhân dù thực tế họ mới chính là thủ phạm.

Thùy Linh (Theo Psychology Today)

Ảnh: Nastya Gepp/Pixabay

menu
menu