Em còn yêu tôi không?

em-con-yeu-toi-khong

Xã hội luôn kiên nhẫn với những người khắc khoải ở giai đoạn đầu của một mối quan hệ vì họ cần biết liệu mình có được yêu hay không.

Xã hội luôn kiên nhẫn với những người khắc khoải ở giai đoạn đầu của một mối quan hệ vì họ cần biết liệu mình có được yêu hay không. Nhưng khi mối quan hệ đã đi vào quỹ đạo ổn định, nỗi khao khát được biết liệu tình yêu ấy có còn không lại ít được thông cảm hơn nhiều. Cảm giác bồn chồn, mong ngóng một lời trấn an rất dễ bị xem là “yếu đuối”, “quá phụ thuộc” hay “tuyệt vọng”. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không chính đáng. Khao khát ấy hoàn toàn bình thường, thậm chí còn là dấu hiệu của một trái tim lành mạnh – chỉ là ta phải tìm cách thể hiện nó thật tinh tế và hiệu quả.

Tôi biết điều này có thể nghe thật phiền toái – và có lẽ là hơi tuyệt vọng nữa…

Ta sẽ chẳng bao giờ quá khó chịu nếu bản thân ý thức được rằng mình có thể như vậy. Sự trưởng thành nằm ở chỗ ta thừa nhận khả năng đi vào vùng cực đoan và quyết tâm tránh nó. Những người thật sự “điên rồ” lại chẳng bao giờ nhận ra điều đó – họ cứ khăng khăng mình hoàn toàn bình thường.

Nhưng tôi cần được trấn an – và hiện tại, tôi không có được điều đó.

Khi cảm giác kết nối bị thiếu hụt, ta thường phản ứng theo hai cách. Một là im lặng, né tránh đối mặt vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được đối xử tốt (nhưng rồi lại cay đắng, lạnh nhạt hoặc tìm đến một mối quan hệ khác). Hai là bùng nổ trong cơn giận dữ không kiểm soát, đổ lên người kia hàng loạt lời buộc tội cực đoan khiến ta dễ dàng bị xem nhẹ và bị gán mác “điên khùng”. Bí quyết nằm ở chỗ ta vừa phải mạnh mẽ, vừa phải cho thấy sự mong manh cần được nâng niu.

Với tôi, một mối quan hệ vững bền phải là nơi mang lại cảm giác kết nối – và sự giao tiếp thường xuyên. Tôi có thể mạnh mẽ trong mọi khía cạnh cuộc sống, nhưng không phải ở đây.

Đâu đó trong lời chia sẻ, ta cũng nên khéo léo bày tỏ rằng: dù rất muốn ở lại, ta cũng không sẵn sàng làm điều đó bằng mọi giá. Tình yêu vô điều kiện nghe có vẻ lãng mạn, nhưng nó cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến việc bản thân bị xem nhẹ và tổn thương.

Có thể chuyện này nghe hơi nhỏ nhặt, nhưng anh (em) cần biết rằng khi anh (em)… [chèn vào tình huống cụ thể: tán tỉnh ai đó trong bữa tối/biến mất hai ngày mà không nói đi đâu/trầm lặng suốt bữa ăn/vứt khăn bừa bãi trên sàn/không nắm tay tôi khi nằm cạnh nhau], điều đó khiến tôi buồn và có chút giận.

Đừng bao giờ để bản thân thấy xấu hổ khi chia sẻ những điều làm ta không vui trong tình yêu chỉ vì chúng có vẻ “nhỏ nhặt”. Nếu nó làm ta tổn thương, nó hoàn toàn chính đáng. Ta cần nuôi dưỡng cảm giác rằng mình có quyền lên tiếng – chính điều đó sẽ giúp ta nói ra mọi chuyện với sự điềm tĩnh và tự trọng.

Tôi yêu anh (em) rất nhiều – nhưng tôi là người cần biết rằng chúng ta đang muốn cùng một điều.

Nhiều khi, ta né tránh việc hỏi thẳng xem mình có còn được yêu không chỉ vì sợ hãi câu trả lời. Nhưng nếu một mối quan hệ mong manh đến mức không thể chịu nổi câu hỏi ấy, thì có lẽ ta cũng không nên ở lại làm gì.

Tất nhiên, tôi hiểu rằng chúng ta có những cách thể hiện tình yêu khác nhau; tôi không muốn tạo áp lực không cần thiết cho anh (em).

Việc thừa nhận rằng tình yêu có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau là điều rất quan trọng. Tình yêu có thể đi cùng sự im lặng, sự thờ ơ về mặt thể xác hay niềm khao khát dành thời gian chơi golf hoặc tụ tập bạn bè. Nhưng đôi khi, đó cũng có thể là dấu hiệu của khoảng cách thực sự – một khoảng cách không phù hợp với cách yêu của ta và ta cũng không có nghĩa vụ phải chịu đựng.

Tôi hơi “nhõng nhẽo” một chút – và cần thêm vài dấu hiệu cho thấy tình yêu vẫn còn từ phía anh (em).

Đôi khi, ta có thể chủ động chiếm lấy một từ mang nghĩa tiêu cực, biến nó thành của mình và vượt qua mọi định kiến xấu về nó. Những người thực sự mong manh trong tình yêu không phải là những người có thể nói ra nhu cầu được trấn an, mà là những người sợ hãi đến mức không dám tiến đến gần ai.

Nguồn: DO YOU STILL LOVE ME? - The School Of Life

menu
menu