Hãy trở thành bạn của chính mình

hay-tro-thanh-ban-cua-chinh-minh

Bạn có đối xử với bạn bè tốt hơn đối xử với chính mình không?

Bạn có đối xử với bạn bè tốt hơn đối xử với chính mình không? Khi một người bạn làm hỏng việc gì đó, bạn có thể an ủi: “Đừng quá khắt khe với bản thân”. Nhưng bạn sẽ nói gì với chính mình trong tình huống tương tự?

Cách ta độc thoại với chính mình thường đính kèm nhiều chỉ trích hơn so với cách chúng ta nói chuyện với một người bạn. Tôi cũng từng như vậy. Nếu tôi mắc một lỗi rất nhỏ, chẳng hạn như quên đóng cửa sổ, tôi sẽ tự chỉ trích mình: “Ngớ ngẩn thật. Sao mày có thể quên đóng cửa sổ được vậy? Biết đâu có tên trộm nào ghé thăm rồi lấy hết mọi thứ đi thì sao.”

Điều kỳ lạ là chúng ta thường thoải mái khi tương tác với bạn bè hoặc đồng nghiệp, nhưng lại cực kỳ khắt khe với những người gần gũi mình hơn. Cách chúng ta đối xử với người khác (và chính mình) trông giống như thế này:

- Người lạ và người quen: Cư xử lịch sự, giữ khoảng cách, vì chúng ta không biết rõ về họ.

- Bạn bè và đồng nghiệp: Cư xử lịch sự, hay giúp đỡ, luôn cố gắng hỗ trợ họ.

- Gia đình, bạn đời, con cái: Chỉ trích họ nhiều hơn vì chúng ta cho rằng họ sẽ lấy đi mọi thứ.

- Bản thân: Tất cả các loại hành vi, từ chỉ trích đến tấn công chính mình.

Chúng ta cần lật ngược toàn bộ động thái này. Hãy đối xử với bản thân như cách chúng ta đối xử với bạn bè của mình. Và hãy làm điều tương tự với những người thân yêu của chúng ta. Đó là điều mà tôi không ngừng nhắc nhở mình phải thay đổi, để không còn khắt khe với bản thân và đổ mọi tội lỗi lên đầu mình.

Khi Seneca nói về những tiến bộ mà ông đạt được với tư cách là một con người, ông ấy nói: “Bạn hỏi tôi đã đạt được tiến bộ gì rồi? Tôi đã bắt đầu trở thành một người bạn của chính mình.”

Hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của quan điểm này. Seneca có thể nói bất cứ điều gì liên quan đến việc hoàn thiện bản thân hoặc Chủ nghĩa Khắc Kỷ. Tại sao ông không nói những điều như “Tôi đã bắt đầu tập trung vào những gì tôi có thể kiểm soát”? Điều này hoàn toàn hợp lý vì đây là nguyên lý đầu tiên của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Tôi coi câu trả lời của Seneca như một dấu hiệu cho thấy làm bạn với chính mình có thể là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Nó rất đúng.

Trong số tất cả mọi người trên thế giới, bạn dành nhiều thời gian nhất cho chính mình. Tại sao lại đối xử với bản thân – như bất cứ thứ gì khác – ngoài một người bạn thực sự?

Việc ta đối xử tốt với chính mình cũng ảnh hưởng rất lớn đến cách ta đối xử với người khác. Đây là bài học lớn nhất mà tôi nhận ra khi rèn luyện triết học Khắc Kỷ. Những năm qua, càng chỉ trích bản thân ít đi, tôi càng cảm thấy thoải mái hơn trong các mối quan hệ với người khác.

Tôi từng là kiểu người sẽ phân tích mọi điều vợ tôi nói. “Tại sao em lại nói như vậy” và “tại sao em lại làm như vậy” là những câu tôi hay nói. Khi bạn liên tục hỏi người khác điều đó, nghĩa là bạn không thể hiểu tại sao ai đó lại làm những chuyện khác với cách bạn cho là đúng.

Nhưng phần còn lại của thế giới không cần phải tuân theo tiêu chuẩn của bạn. Đây là lý do tại sao tình bạn thường tuyệt vời. Khi là bạn bè, bạn không cố gắng ép họ phải tuân theo niềm tin, thói quen và suy nghĩ của mình. Bạn cứ để họ như vậy.

Hơn nữa, hầu hết chúng ta thậm chí còn ngưỡng mộ một số đặc điểm kỳ quặc của bạn bè mình. Tất cả chúng ta đều có một người bạn luôn đến muộn trong các hoạt động xã hội. Hầu hết chúng ta biến nó thành một trò đùa và cười lớn khi người bạn đó cuối cùng cũng xuất hiện.

Nhưng chúng ta không cho phép mình được lơ là chút nào, ngay cả với những việc nhỏ nhặt. Ai quan tâm nếu bạn phạm sai lầm? Hãy cho phép bản thân gục ngã. Chỉ cần đứng lên một lần nữa! Ai quan tâm nếu đằng ấy hay thành viên trong gia đình bạn không có tâm trạng vui vẻ? Cứ để họ như vậy. Hoặc tốt hơn nữa, hãy làm điều gì đó tích cực để cổ vũ họ. Và nếu nó không có tác dụng thì cũng chẳng sao.

Tất cả chúng ta đều có thể kiên nhẫn hơn với chính mình và những người khác. Lần tới khi bạn đang chỉ trích bản thân, hãy nhớ rằng bạn cần làm bạn... với chính mình. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách:

https://shope.ee/7UoYgxLKUc

Dịch từ bài viết “On being a friend to yourself” của Darius Foroux.

menu
menu