Hiệu ứng Dunning-Kruger

hieu-ung-dunning-kruger

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một lệch lạc nhận thức (cognitive bias) trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản năng lực nhận thức (metacognitive: nhận thức về nhận thức) về

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một lệch lạc nhận thức (cognitive bias) trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản năng lực nhận thức (metacognitive: nhận thức về nhận thức) về chính những sai lầm đó. Do đó, những người có kỹ năng kém chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (illusory superiority), đánh giá những kỹ năng của họ trên mức trung bình, trên mức thực tế; trong khi những người có kỹ năng cao lại đánh giá thấp năng lực của họ, chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự ti (illusory inferiority).

Dunning-Kruger là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này vào năm 1999 và đạt giải Ig Nobel về tâm lý học năm 2000. Tuy nhiên, họ cũng trích dẫn hai câu danh ngôn là những ghi nhận đầu tiên về hiện tượng này: “Ngu dốt thường sinh ra sự tự tin hơn là kiến thức”(Charles Darwin) và “Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những ai cảm thấy chắc chắc lại là những kẻ ngu ngốc, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại lấp đầy bởi sự hoài nghi và lưỡng lự” (Bertrand Russell).

Như vậy, nếu một người chưa từng làm việc nào đó (ví dụ như nấu ăn, sửa điện hay làm startup) thì họ sẽ thường có đánh giá chủ quan một cách sai lầm rằng họ sẽ có thể làm được những việc đó “cũng ok” (ngay lập tức, khi chưa có training gì). Họ nghĩ mình sẽ làm được 4-5 điểm trên thang 10. Nhưng thực tế thì nếu họ làm thật thì chỉ có 0-2/10.

 

Người không có kĩ năng (gần 0 ở trục nằm ngang) có mức độ tự tin rất cao
Người không có kĩ năng (gần 0 ở trục nằm ngang) có mức độ tự tin rất cao

Kruger và Dunning đưa ra nhận xét rằng: một người năng lực kém
– sẽ có khuynh hướng đánh giá quá cao năng lực, kỹ năng của họ
– không thể nhận ra kỹ năng, năng lực thật sự của người khác
– không thể nhận ra giới hạn của sự kém cỏi của họ
– vẫn có thể nhận thức về sự yếu kém của mình nếu họ được hướng dẫn để cải thiện thực sự

Chúng ta có thể nhận ra hiệu ứng này rất dễ dàng trong xã hội: những người chẳng có một tí chuyên môn nào lại phát biểu rất đao to búa lớn về lãnh vực đó; những người chỉ với những kiến thức đầu tư học “mót” lại tự tin sẵn sàng bỏ số tiền dành dụm cả đời vào cuộc chơi đầu tư chứng khoán; những thường dân chỉ biết thông tin như “lá mít” lại sẵn sàng chê bai dè bỉu những quyết sách của những nhà lãnh đạo hàng đầu…

Nếu hiệu ứng Dunning-Kruger lại gặp phải đối với một lãnh đạo thì thực sự là một thảm họa “Chính sự kém cỏi lại là nguyên nhân của việc không nhận ra sự kém cỏi. Cái vòng luẩn quẩn đó của các nhà quản lý thiếu năng lực thường gây không ít thiệt hại cho công ty của bạn”. Bởi hiệu ứng này cũng thường đi kèm với hiệu ứng quá tự tin (overconfidence) dẫn đến làm tăng ảnh hưởng của quá trình leo thang cam kết (escalating commitment): khi mà người đưa ra quyết định không chịu thu hồi quyết định của mình khi nó không hợp thời nữa; hay lại tiếp tục tiêu tốn tiền của, công sức, thời gian cho một đầu tư thất bại thay vì phải làm điều ngược lại.

Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn này? Điều đầu tiên là phải tránh bẫy tâm lý “bạn và tôi đều đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning-Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning-Kruger, sự đánh giá của bản thân mình không đủ tin cậy, có thể năng lực của chúng ta không đủ để đưa ra đánh giá này. Điều thứ hai chính là học hỏi thêm về lãnh vực mình quan tâm, có thể một lúc nào đó sẽ “ngộ” ra là “À! Mình đã/đang sai rồi”

Nhận ra chân trị của mình và người khác chính là biết sống vậy!

Nguồn dịch: https://buratinodl.wordpress.com/2011/10/12/thieu-nang-luc-va-hieu-ung-dunning-kruger/

menu
menu