Kẻ phát điên vì liên tục tìm cách có dopamine mỗi phút mỗi giây… nhưng cách tạo dopamine lúc cuối đời mới là thứ đáng sợ!

ke-phat-dien-vi-lien-tuc-tim-cach-co-dopamine-moi-phut-moi-giay-nhung-cach-tao-dopamine-luc-cuoi-doi-moi-la-thu-dang-so

Bạn thấy sao về một người đàn ông quá khổ với một môi trường sống quanh quẩn một khu phố, với những điều quen thuộc không thể quen thuộc hơn, nhưng vẫn muốn tận hưởng niềm vui vẻ hằng ngày, anh ta hiểu rằng dopamine sẽ giảm dần và cạn kiệt vậy nên tính toán chi tiết tới từng điều nhỏ nhất để đảm bảo mình luôn vui vẻ:

“Tôi sẽ ăn mì trộn và sữa đậu nành ba mươi lần, rồi đổi sang món ăn ưa thích khác, đó là canh thịt dê với xíu mại. Sau khi ăn mười bữa như vậy, tôi có thể tiếp tục thưởng thức ba mươi bữa mì trộn cùng sữa đậu nành. Bằng cách này, tôi có thể tận hưởng bữa sáng vui vẻ của mình mãi mãi.”

“Tiếp theo, có ba việc giúp tôi tìm thấy niềm vui trong công việc. Một là được nghe những bài hát hay, nhưng nghe nhạc nhiều lại dễ chán, nên tôi chỉ áp dụng cách này mỗi tuần một lần, đủ để trải qua một ngày vui vẻ. Sáu ngày còn lại, tôi buộc phải nghĩ ra những nguồn sản sinh dopamine khác nhằm tạo động lực cho quãng đường lái xe đi làm.”

“Mỗi sáng, tôi sẽ nhắn bên kế toán chuyển tiền vào tài khoản của mình để có thể thoải mái tận hưởng khoảng thời gian di chuyển đến công ty và giải quyết việc bị stress vì tắc đường” (anh ta làm một công việc bán thời gian để đủ chi trả cuộc sống)

“Thứ ba là những chiếc thang máy chật ních người vào mỗi buổi sáng đi làm. Tôi cần dopamine để đương đầu với sự chèn ép đầy bức bối này…Tôi sẽ chụp trộm những người đứng chung thang máy với tôi. Tôi có hẳn một album ảnh trên điện thoại với cái tên Những người trong thang máy. Ngày nào tôi cũng chụp, sau đó chuyển ảnh vào bộ sưu tập, ghi rõ thời gian. Đây là một cách để ghi lại cuộc sống của tôi. Trước tiên, bản thân hành động ấy đã có thể kích thích sản sinh dopamine; tiếp theo là sưu tầm và phân loại từng gương mặt thân quen làm chung tòa nhà; cuối cùng là những cô gái đẹp, nếu tôi chụp được họ, họ sẽ trở thành Easter Egg Siêu khủng của tôi!”

“Lúc còn trẻ, tôi tích trữ được rất nhiều dopamine, có những ngày cứ thế trôi qua trong khi tôi không dứt được khỏi chúng. Mọi thứ đều mới lạ, khả năng của bản thân là vô hạn, những gương mặt xung quanh mình không ngừng thay đổi, nguồn cung dopamine tồn tại ở khắp mọi nơi. Đến tuổi trung niên, trải nghiệm nhiều hơn, cũng đến lúc tôi phải tìm cách phân bổ dopamine thật cẩn thận. Nếu sắp xếp không hợp lý, chúng sẽ chìm vào trạng thái ngủ đông, còn tôi phải đợi đến khi chúng thức giấc một lần nữa. Có lẽ đó chính là khoảng thời gian đau khổ.”

“Anh không muốn chịu khổ dù chỉ một chút ư?”
“Tôi không muốn. Tại sao phải hứng chịu khổ đau khi có thể sống vui vẻ mỗi ngày?” Anh ta trả lời rất thẳng thắn.


“Dựa vào thể trạng này, tôi nghĩ mình sắp bước tới giai đoạn suy tàn của cuộc đời, thế nên tôi đang lên kế hoạch tận dụng dopamine để vượt qua những ngày cuối cùng một cách vui vẻ nhất có thể.”

“Như vậy cũng được ư? Chết sớm trong hạnh phúc?”

“Đương nhiên rồi, miễn là anh bố trí dopamine sao cho thật hợp lý. Dù khó hơn giai đoạn trước, nhưng tôi đã chuẩn bị cho việc này từ rất lâu. Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi sẽ ôm niềm hạnh phúc để an giấc ngàn thu.”

Tôi nhìn chằm chằm những điểm dopamine trên tường, chẳng tài nào tưởng tượng nổi.

Sau khi rời phòng bệnh, tôi vội vàng chạy đến hỏi bác sĩ: “Anh có biết các điểm dopamine người bệnh chuẩn bị cho những ngày cuối cùng của cuộc đời là gì không? Ngay cả chuyện chết sớm anh ấy còn có thể vui vẻ đón nhận cơ mà. Tôi rất muốn biết câu trả lời!”
Bác sĩ giải đáp: “Báo thù cũng đem lại cảm giác phấn khích. Tôi nghe nói người bệnh đã thu thập bí mật của tất cả những người mình thù ghét hoặc từng làm hại mình, chờ đến khi nào sắp chết sẽ lần lượt công bố chúng.”

“Báo thù ư…?” Quá choáng váng, tôi chẳng hề nhận ra đằng sau vẻ ngoài bình tĩnh kia, anh ta đã dự trù một kế hoạch khủng khiếp đến vậy. Mà việc “sưu tầm” anh ta nhắc đến cũng không chỉ đơn giản là hành động sưu tầm thông thường.

“Đúng vậy. Lúc cuối đời, mỗi ngày người bệnh sẽ lựa chọn huỷ hoại cuộc đời của một kẻ đối địch, để phần nào làm dịu đi cảm giác sợ hãi khi phải đối mặt với cái chết.” Bác sĩ nhìn tôi và nói: “Đó là lý do tại sao gia đình người bệnh bắt anh ấy vào đây.”

“Tôi thấy anh ấy có vẻ cũng khôn ngoan đấy chứ.” Tôi thở phào nhẹ nhõm, từ từ ngồi xuống rồi cảm thán một câu.

“Đương nhiên rồi. Đây chính là vấn đề. Nếu anh cố gắng cả đời chỉ để đổi lấy 90% đau khổ, 10% còn lại chứa đầy những thành tựu to lớn, liệu anh có vui vẻ với lựa chọn của mình không? Hoặc giả sử anh sống hân hoan, vui thú mỗi ngày, nhưng thời gian trôi qua, anh chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường, liệu khi đó anh có hạnh phúc không?”

Tôi nhìn bác sĩ, đợi anh ấy trả lời.
“Đừng nhìn tôi, tôi không có đáp án đâu.”

Để hiểu ra cách thức đ.iên rồ nhưng đôi khi lại rất hợp lý của những người bạn nghĩ họ điên, mời bạn đọc tiếp trong cuốn sách “BÍ ẨN VÙNG NƯỚC SÂU - LẰN RANH CỦA THIÊN TÀI VÀ KẺ ĐIÊN” tại đây:
https://s.shopee.vn/9f34i4BhYp

menu
menu