Đâu là những điều các nhà khoa học thần kinh biết nhưng phần lớn mọi người thì không?
Có hàng trăm nhận thức đáng kinh ngạc, thay đổi quan điểm về bản chất của hiện thực đến từ khoa học thần kinh.
Nên bắt đầu từ đâu nhỉ?
Có hàng trăm nhận thức đáng kinh ngạc, thay đổi quan điểm về bản chất của hiện thực đến từ khoa học thần kinh. Mọi hội chứng thần kinh kỳ lạ, mọi ảo giác hình ảnh, và mọi thí nghiệm tâm lý học tài tình đều tiết lộ ra điều gì đó hoàn toàn bất ngờ về trải nghiệm của chúng ta với thế giới mà ta luôn cho là hiển nhiên.
1. Thực tế mà ta cảm nhận hoàn toàn được tạo ra bởi não bộ của chúng ta
Chúng ta nghe thấy những tiếng nói và ý nghĩa đến từ sóng áp suất. Tuy chúng ta nhìn thấy màu sắc vật thể, nhưng não bộ lại chỉ nhận được những tín hiệu về những photon phản xạ. Vật thể mà chúng ta nhận thức được là một ý niệm của não bộ, đó là lý do tại sao ảo ảnh thị giác có thể đánh lừa bộ não.
2. Chúng ta nhìn thế giới này trong những mảnh vụn tách rời
Chúng ta luôn nghĩ rằng mình nhìn thấy toàn bộ thế giới, nhưng thực ra ta chỉ đang nhìn qua một cổng hình ảnh hẹp tới một phần nhỏ của không gian. Bạn phải di chuyển mắt khi đọc bởi vì phần lớn nội dung trong một trang đều bị mờ. Chúng ta không nhận ra điều này bởi vì ngay khi ta tò mò về một phần của thế giới, mắt ta sẽ di chuyển đến đó để lấp đầy những chi tiết trước khi ta nhận ra là nó đang bị thiếu. Trong lúc mắt ta di chuyển, đúng ra ta chỉ có thể nhìn thấy một vệt mờ, nhưng não bộ của chúng ta đã loại bỏ phần (thông tin) này đi.
3. Hình ảnh cơ thể là năng động và linh hoạt
Não bộ chúng ta có thể bị đánh lừa khi nghĩ một cánh tay cao su hay một bàn tay thực tế ảo thực sự là một phần của cơ thể chúng ta. Ngược lại có một hội chứng là con người tin rằng một trong những chi trên cơ thể không phải là của họ. Một người đàn ông từng nghĩ rằng một chi của xác chết đã được khâu vào cơ thể mình như là một trò đùa thực nghiệm của các bác sĩ.
4. Phần lớn hành vi của chúng ta là tự động, kể cả chúng ta có nghĩ rằng mình đang điều khiển chúng
Thực tế là khi chúng ta có thể chạy xe 60 dặm/giờ trên cao tốc trong khi đang đắm chìm trong suy nghĩ đã chỉ ra rằng bộ não có thể tự xử lý được rất nhiều hành động. Sự say mê hay nghiện ngập là hoàn toàn có thể bởi vì có quá nhiều thứ chúng ta đang làm đều là tự động, bao gồm cả việc hướng tới các mục tiêu và khát vọng. Ví dụ đối với hành vi sử dụng, con người sẽ cầm và bắt đầu chải tóc khi được đưa cho chiếc lược mà không nhận thức tại sao mình lại đang làm việc này. Khi bốc đồng, con người làm những việc bản thân biết là mình không nên làm.
5. Não bộ của chúng ta có thể tự đánh lừa chính nó theo những cách kỳ lạ
Hội chứng hoang tưởng Capgras, những người quen thuộc bỗng chốc xa lạ (trái ngược với hội chứng deja vu). Một người phụ nữ già sống một mình làm bạn với một phụ nữ khác, người mà luôn xuất hiện khi bà soi gương. Bà cho rằng người phụ nữ kia chẳng có gì giống với mình cả, ngoại trừ họ dường như đều có cùng phong cách sống và có xu hướng mặc những bộ đồ giống hệt nhau. Một người phụ nữ khác cho rằng mình đã bị theo dõi bởi một người quấy rầy, kẻ luôn xuất hiện trong gương nhưng không hề giống gì với cô. Tuy nhiên cô vẫn ổn.
6. Các nơ-ron thực ra rất chậm
Suy nghĩ của chúng ta dường như rất nhanh và chúng ta thông minh hơn máy vi tính, tuy vậy các nơ-ron chỉ phát tín hiệu vài lần mỗi giây và chu kỳ sóng beta của não bộ là vào khoảng 14-30 lần mỗi giây. Để so sánh thì chu kỳ của máy tính là 1 tỉ thao tác mỗi giây, và các bóng bán dẫn hoạt động 10 tỉ lần mỗi giây. Làm thế nào mà chúng ta lại thông minh đến thế với các nơ-ron chậm chạp như vậy?
7. Ý thức có thể bị chia nhỏ
Với các bệnh nhân có “não bị chia tách”, mỗi bên của não bộ nhận thức một cách riêng lẻ, tách biệt gần như hoàn toàn với phần còn lại Đối với các bệnh nhận bị rối loạn tâm lý sau sang chấn (PTSD), những ký ức của các sự kiện đau thương có thể trở thành một vùng bị ngăn cách không thể tiếp cận được. Đối với những bệnh nhân tâm thần phân liệt, họ sẽ nghe thấy những giọng nói tách biệt khỏi bản thân đang chỉ trích hoặc ra lệnh cho họ Trong khi thôi miên, các gợi ý sau thôi miên có thể định hướng hành vi mà không cần tới sự nhận thức của cá nhân.
Đó là một cái nhìn thoáng qua về thế giới thông qua con mắt của khoa học thần kinh.
Nguồn: What are some things that neuroscientists know but most people don’t?
Người dịch: Bùi Thu Vân – Chia sẻ trong QRVN