Kết cục của ngựa hoang: không tức giận là một kiểu tu dưỡng
Trong cuộc sống luôn có một số người hoặc một số việc khiến bạn không thể chịu đựng được. Nhưng việc nổi nóng chỉ mang lại hạnh phúc nhất thời và làm hại cơ thể chứ không hề giúp ích cho việc giải quyết vấn đề.
Mọi người thường chúc nhau “luôn luôn mỉm cười” nhưng trên thực tế rất ít người làm được điều này. Trong cuộc sống luôn có một số người hoặc một số việc khiến bạn không thể chịu đựng được. Nhưng việc nổi nóng chỉ mang lại hạnh phúc nhất thời và làm hại cơ thể chứ không hề giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Vì vậy, kiểm soát cơn tức giận là một bài học bắt buộc trong cuộc sống của bạn.
Trên thảo nguyên châu Phi, ngựa hoang và dơi hút máu đã có một trận chiến tuyệt vọng.
Khi con dơi hút máu cắn vào chân ngựa hoang và bắt đầu hút máu, ngựa hoang vốn không hề để ý đến nó và cho rằng nó chỉ là một “đứa nhóc” vắt mũi chưa sạch. Ngựa hoang nghĩ dù con dơi hút được chút máu tươi thì cũng chẳng có gì đáng phải bận tâm.
Ban đầu, ngựa hoang chỉ nhấc mạnh chân lên và cố gắng hất con dơi hút máu ra để giẫm bẹp dưới chân mình. Nhưng dường như mọi sự nỗ lực của ngựa hoang đều không mang lại hiệu quả như mong muốn. Con dơi hút máu vẫn kiên quyết cắn chặt vào chân của ngựa hoang.
Lúc này, ngựa hoang tức giận và bắt đầu nhấc chân mạnh hơn nhưng vẫn không thể hất dơi hút máu ra ngoài. Sau đó, ngựa hoang thử lại lần nữa và rồi cũng thất bại,... Sau nhiều lần thất bại, ngựa hoang đã trở nên vô cùng phẫn nộ và bắt đầu chạy lung tung khắp nơi. Đáng tiếc là cho đến khi ngựa hoang cạn kiệt sức lực trong cơn thịnh nộ và chạy điên cuồng mà chết đi thì cũng không thể đá văng con dơi hút máu ra khỏi chân mình. Trong cuộc chiến giữa ngựa hoang và dơi hút máu, dường như dơi hút máu đã chiếm thế thượng phong và chiến thắng ngựa hoang khổng lồ. Nhưng liệu có phải dơi hút máu đã khiến ngựa hoang thất bại và chết đi hay không?
Các nhà khoa học đưa ra câu trả lời rằng: Dơi hút máu đã lấy đi một lượng máu rất ít và nó không đủ để khiến ngựa hoang phải chết. Dơi hút máu không mang độc tố nên cái chết của ngựa hoang thực chất là do tức giận và chạy điên cuồng sau khi bị dơi hút máu. Nói một cách khác, nguyên nhân bên ngoài là con dơi hút máu không thể trực tiếp dẫn đến cái chết của ngựa hoang mà nguyên nhân thực sự chính là phản ứng cảm xúc dữ dội của ngựa hoang.
Chính vì vậy, một số nhà tâm lý học đã gọi hiện tượng tức giận quá mức vì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và tự làm mình tổn thương vì lỗi của người khác là “kết cục của ngựa hoang”.
-----
Lược trích cuốn sách Định Luật Murphy- Mọi bí mật tâm lý thao túng cuộc đời bạn.
Link đặt sách: https://shope.ee/7f3l1NznZa