Khi một người thấy mình bị kiểm soát; và người kia cảm thấy bị bỏ rơi
Mỗi ngày, đâu đó trên hành tinh, cùng một cuộc cãi vã lặp lại, có lẽ đến bốn hay năm triệu lần, kéo lê cuộc sống của ta vào nỗi tuyệt vọng
Ngày qua ngày, cùng một cuộc tranh cãi quen thuộc lại nổ ra, lặp đi lặp lại hàng triệu lần trên khắp hành tinh. Những cuộc tranh cãi này không chỉ tiêu tốn hàng giờ quý giá của cuộc sống mà còn kéo chúng ta vào những nỗi thất vọng sâu thẳm nhất, bất kể chúng ta đang bay trên máy bay phản lực hay sử dụng công nghệ hiện đại như trong phim khoa học viễn tưởng.
Một người cảm thấy bị bỏ rơi, trong khi người kia thấy mình bị kiểm soát. Và kịch bản này, từ Đài Bắc đến Portland, từ Basingstoke đến Algiers, thường diễn ra như sau:
A: Em nói sẽ gọi cho anh, mà rồi không gọi. Suốt ba tiếng, anh chẳng biết em ở đâu. Em nghĩ thế là vui cho anh à? Như thế thật thiếu suy nghĩ – và thiếu tôn trọng. Anh bị lợi dụng. Và không phải lần đầu tiên.
B: Anh bận, sao em cứ chỉ trích anh và nổi điên lên vậy? Anh chẳng có chút không gian nào để thở, làm gì cũng không vừa lòng em. Anh phát chán rồi.
Một sợi chỉ đã bung ra từ đường may của mối quan hệ. Nếu cứ tiếp tục kéo, cả mảnh vải sẽ bung ra theo.
Photo by Etienne Boulanger on Unsplash
Vậy làm sao để vá lại đây? Đầu tiên, ta cần nuôi dưỡng một suy nghĩ ít ai ngờ tới: người trước mặt không phải là ác quỷ. Dù rõ ràng là họ trông rất đáng ghét. Họ có vẻ như đang cố ý hại ta và có ý định xấu xa nhất. Nhưng thực sự thì không phải vậy. Họ là người bạn đời của ta. Họ đã hy sinh nhiều điều để ở bên ta. Ta từng hạnh phúc với nhau. Họ là “người yêu ơi” hay “bé yêu” trong những khoảnh khắc vui vẻ. Ta đã từng nhảy múa cùng nhau trong bếp, từng vuốt ve món đồ chơi thời thơ ấu của họ. Họ từng ở bên chăm sóc khi ta ốm. Dù nghe có vẻ vô lý, họ thực ra đứng về phía ta. Họ cũng muốn điều này ổn thỏa.
Tiếp đến, ta cần dừng việc công kích lại và làm điều dũng cảm hơn nhiều: chia sẻ nỗi đau. Ta phải gạt bỏ cái tôi và kiên nhẫn dẫn dắt người kia vào những nỗi sợ sâu kín, đang ẩn sau vẻ ngoài giận dữ của mình:
A: Khi em không gọi cho anh, anh thấy cô đơn và hụt hẫng lắm.
B: Khi anh quên không gọi và bị em trách móc, anh thấy như bị săn đuổi và không tự tin; như thể anh làm gì cũng sai.
Chúng ta có thể chia sẻ thêm một chút về quá khứ, để đối phương hiểu vì sao ta trở thành con người phức tạp hôm nay – người đang cần được đối xử với bao dung:
A: Điều này gợi nhắc em về những lần chờ đợi trong vô vọng, như khi em phải đợi sau giờ học mà chẳng có ai đến vì mẹ đang hóa trị.
B: Điều này khiến anh nhớ đến việc luôn bị bố quát mắng và cảm giác không bao giờ làm ông ấy hài lòng.
Nói cách khác, có hai đứa trẻ bên trong hai người trưởng thành này, và chúng không ổn chút nào. Chúng cần nhìn thấy nỗi khổ của nhau để mọi chuyện có thể được hàn gắn.
A: Đứa trẻ bên trong em cảm thấy bị tổn thương và nhục nhã.
B: Đứa trẻ bên trong anh cảm thấy bị kết tội và phán xét.
Nếu cặp đôi có thể đến được điểm này, những thiên thần của tình yêu sẽ lặng lẽ cất lên khúc ca hoan hỷ. Những người đã đạt đến mức độ thấu hiểu có thể kết thúc bằng cách nhắc lại những bài học dành cho nhau:
A: Khi em nổi giận quá đáng, em nhận ra anh thấy mình không bao giờ làm em vui được; dù thực ra, anh có thể – và anh đã làm được.
B: Khi anh không nhắn tin cho em, anh hiểu điều đó làm em tổn thương sâu sắc. Anh sẽ cố gắng nhiều hơn.
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng điều này còn ít nực cười hơn nhiều so với việc cứ cãi vã suốt đêm, gọi luật sư ly hôn, mất hết tiền tiết kiệm, hay để con cái phải đi đi về về để gặp bố mẹ. Ta nghĩ rằng tình yêu là cảm xúc, nhưng nó thực sự là chuỗi những kỹ năng cơ bản – từ việc giải thích, thương thảo đến việc trấn an. Và những điều này hoàn toàn có thể học được, một cách đơn giản, không hằn học hay chế giễu, từng mảnh ghép nhỏ bé, kỳ diệu, và cứu rỗi.
Nguồn: WHEN ONE PARTNER FEELS CONTROLLED; AND THE OTHER FEELS ABANDONED