Làm sao bạn biết bạn đang yêu?

lam-sao-ban-biet-ban-dang-yeu

7 biểu hiện mà nghiên cứu cho thấy bạn đã tìm được tình yêu đích thực.

Làm sao bạn biết bạn đang yêu ?

Câu trả lời có thể làm cuộc đời bạn thay đổi rất lớn, từ cách bạn tiếp xúc với người bạn đời hiện tại (hoặc tương lai) đến cách bạn nhìn nhận bản thân với những mục tiêu bạn có trong tương lai. Bạn nghĩ rằng có thể bạn đang yêu? Hãy có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này bằng việc xem xét những biểu hiện mà nghiên cứu đã đưa ra về tình yêu và sự gắn kết.

Source: sirtravelalot/Shutterstock

1. Bạn nghiện người ấy.

Tình yêu thay đổi trí óc. Ở bước đầu của mối quan hệ, sự phấn chấn mà mọi người thường cảm thấy là do hoạt động thần kinh được tăng cường ở những vùng nhiều dopamine trong não – vùng được kết nối với hệ thống củng cố - và vùng não liên quan với sự mưu cầu phần thưởng. Còn có một số dấu vết cùa hoạt động trong não trước, vùng não liên kết với những suy nghĩ ám ảnh, một cảm giác kinh điển khi con người đang yêu (Aron, Fisher, Mashek, Strong, và Brown, 2005). Khi mối quan hệ được tiến triển lên sự gắn kết lâu dài, nghĩ về người ấy sẽ kích hoạt các trung khu tưởng thưởng cùng với những vùng não liên quan đến sự gắn kết, nhưng những ý nghĩ ám ảnh sẽ giảm bớt (Acevedo, Aron, Fisher, & Brown, 2011).

2. Bạn rất muốn bạn bè và gia đình của bạn thích người ấy. 

Dẫn chứng mới cho thấy người ta thường có động lực để “bề trên hỗ trợ” (“marshal support”) với người mà họ hẹn hò (Patrick & Faw, 2014), điều rất phù hợp với ý kiến cho rằng người nằm trong phạm vi xã giao của một người thường có đóng góp quan trọng đối với sự thành công của mối quan hệ (Sprecher, 2011). Quan tâm đến gia đình và bạn bè nghĩ gì về người ấy là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đã càng trở nên gắn kết với người ấy.

3. Bạn vui mừng với thành quả của người ấy (ngay cả khi bạn thất bại).

Nếu bạn đã yêu một ai, bạn chắc sẽ có một phản ứng thông thường khi nhìn thấy người ấy vượt trội hơn bạn trong một việc gì đó. Vì những người yêu nhau cảm thấy được gắn kết và chia sẻ những thành quả của nhau, họ sẽ cảm thấy tự hào và có những cảm xúc tích cực khi thấy người kia thành công, cho dù là thành công với một việc mà họ không làm được, hơn là có những cảm xúc tiêu cực và kém cỏi (Lockwood & Pinkus, 2014).

4. Chắc chắn là bạn thích người đó, và người đó thích bạn.  

Thích khác với yêu, nhưng nó thường là điều kiện tiên quyết cho tình yêu. Trong một nghiên cứu so sánh các nền văn hóa, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có một nhân tố quyết định được cho là xuất hiện ngay trước khi yêu là sự thích lẫn nhau, khi hai người đều thích nhau (Riela, Rodriguez, Aron, Xu, & Acevedo, 2010). Thêm vào đó, việc đánh giá tính cách của người kia rất đáng ao ước cũng thường là một điềm báo cho tình yêu.

5. Bạn thực sự rất nhớ người ấy khi hai người xa nhau.

Theo nhiều cách, bạn nhớ một người nhiều bao nhiêu cũng phản ánh cuộc sống của hai bạn đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều thế nào. Nếu bạn đang tự hỏi bạn có đang yêu ai không, có lẽ bạn nên xem xét bạn nhớ người ấy nhiều như thế nào khi hai người xa nhau. Le và các đồng nghiệp (2008) đã cho thấy hai người nhớ nhau nhiều bao nhiêu tương đương với việc họ tận tâm với mối quan hệ này đến thế nào.

6. Cảm giác về bản thân của bạn tăng lên thông qua việc biết người này.

Khi người ta yêu, cảm nhận về bản thân họ thay đổi. Họ có thêm những đặc điểm và tính cách mới, sự đa dạng trong khái niệm bản thân cũng lớn dần thông qua sự ảnh hưởng từ mối quan hệ mới (Aron, Paris, & Aron, 1995). Nói cách khác, bạn của ngày trước khác với bạn sau khi yêu. Có lẽ bạn nhận thấy sự khác biệt, có lẽ người khác sẽ nhận thấy, nhưng những thứ bạn quan tâm, thói quen của bạn, cách bạn dùng thời gian – và tất cả điều trên phụ thuộc vào sự ảnh hưởng (mong là ảnh hưởng tích cực) từ người tình mới.

7. Bạn ghen tuông – nhưng không nghi ngờ.

Một lượng ghen tuông vừa đủ thực chất là tốt, chứ không có hại. Từ góc nhìn tiến hóa, ghen tuông là một thích ứng giúp các mối quan hệ được giữ nguyên vẹn bằng cách làm cho những thành viên trong mối quan hệ nhạy cảm với những mối hiểm họa tiềm tàng. Những người ghen tuông thường cam kết với các mối quan hệ hơn (Rydell, McConnell, & Bringle, 2004). Hãy luôn để tâm đến sự ghen tuông, ghen tuông phản ứng hay xúc động là kiểu ghen tuông được báo trước bởi những nhân tố tích cực như sự phụ thuộc và tin tưởng – nhưng những người có kiểu ghen tuông nghi ngờ, bao gồm có những hành động như lén kiểm tra điện thoại của đối phương, thường có những mối lo về hôn nhân, lòng tự trọng thấp, và sự thiếu tự tin sâu sắc. (Rydell & Bringle, 2007).

Yêu và xây dựng sự gắn kết là một nền tảng tuyệt vời cho một mối quan hệ tốt đẹp, nhưng bạn nên nhớ rằng duy trì mối quan hệ (hoặc bắt đầu mối quan hệ) thường dựa trên sự hài lòng và thỏa mãn khi có mặt người kia. Hình mẫu của mối quan hệ thành công (như hình mẫu đầu tư của Rusbult) cho thấy sức mạnh duy trì mối quan hệ làm nên sự cam kết (commitment) và đầu tư lẫn nhau. Nếu tình yêu là sự đam mê, an toàn, và sự an ủi về mặt cảm xúc, thì sự cam kết là quyết định cần thiết trong hoàn cảnh văn hóa và xã hội để được ở bên người ấy.

Những người quan sát mối quan hệ - và những người xem phim hài lãng mạn – biết rằng tình yêu cần có điểm tựa là sự cam kết để có thể đơm hoa kết thành một mối quan hệ ổn định và tốt đẹp.

Tài liệu tham khảo

Acevedo, B. P., Aron, A., Fisher, H. E., & Brown, L. L. (2012). Neural correlates of long-term intense romantic love. Social Cognitive and Affective Neuroscience, 7(2), 145-159.

Aron, A., Fisher, H., Mashek, D. J., Strong, G., Li, H., & Brown, L. L. (2005). Reward, motivation, and emotion systems associated with early-stage intense romantic love. Journal of Neurophysiology, 94, 327-337.

Aron, A., Paris, M., & Aron, E. N. (1995). Falling in love: Prospective studies of self-concept change. Journal of Personality and Social Psychology, 69, 1102-1112.

Crowley, J. P. and Faw, M. H. (2014). Support marshaling for romantic relationships: Empirical validation of a support marshaling typology. Personal Relationships, 21, 242–257. doi: 10.1111/pere.12029

Le, B., Loving, T. J., Lewandowski, G. W., Feinberg, E. G., Johnson, K. C., Fiorentino, R., & Ing, J. (2008). Missing a romantic partner: A prototype analysis. Personal Relationships, 15(4), 511-532.

Lockwood, P., & Pinkus, R. T. (2014). Social comparisons within romantic relationships. In Z. Krizan & F. X. Gibbons (Eds.), Communal Functions of Social Comparison, (p. 120-142). Cambridge University Press.

Riela, S., Rodriguez, G., Aron, A., Xu, X., & Acevedo, B. P. (2010). Experiences of falling in love: Investigating culture, ethnicity, gender, and speed. Journal of Social and Personal Relationships, 27(4), 473-493.

Rydell, R. J., & Bringle, R. G. (2007). Differentiating reactive and suspicious jealousy. Social Behavior and Personality: An International Journal, 35(8), 1099-1114.

Rydell, R. J., McConnell, A. R., & Bringle, R. G. (2004). Jealousy and commitment: Perceived threat and the effect of relationship alternatives. Personal Relationships, 11(4), 451-468.

Sprecher, S. (2011). The influence of social networks on romantic relationships: Through the lens of the social network. Personal Relationships, 18(4), 630-644.

 

(Hồng Phương dịch)

Nguồn dịch: http://www.psychologytoday.com/blog/meet-catch-and-keep/201406/how-do-you-know-if-youre-in-love

menu
menu