Làm thế nào để thay đổi cách phản ứng trước mọi chuyện?

lam-the-nao-de-thay-doi-cach-phan-ung-truoc-moi-chuyen

Chẳng gì dễ hơn việc chán ghét cuộc đời, mặc kệ mọi thứ, chìm trong u buồn, không ngừng hối hận, cảm thấy bất an. Hoặc đơn giản là đổ lỗi rằng cuộc sống này đầy rẫy những bất công.

Chẳng gì dễ hơn việc chán ghét cuộc đời, mặc kệ mọi thứ, chìm trong u buồn, không ngừng hối hận, cảm thấy bất an. Hoặc đơn giản là đổ lỗi rằng cuộc sống này đầy rẫy những bất công. Tuy nhiên, chẳng gì khó hơn quyết định thay đổi những điều trên.

Thực ra, tất cả đều phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của ta. Ta có thể khắc phục mọi thứ chỉ bằng cách thay đổi cách mình nhìn nhận thế giới. Dạo này, tôi nhận ra mình rất dễ cáu gắt. Tôi thường tự hỏi tại sao mình dễ “khùng” lên vậy. Trong ngày, có lúc tôi thờ ơ cực độ, nhưng có nhiều lúc tôi lại cực kỳ nóng nảy. Tôi cố phân định xem mình ghét bản thân lúc nào hơn, khi mình hờ hững với toàn bộ chuyện xung quanh, hay khi cảm thấy nghẹt thở vì sự tức bực đang chạy dọc cơ thể.

Gần đây, tôi tình cờ biết đến Chủ nghĩa Khắc Kỷ, cũng như tư duy của trường phái này về tầm quan trọng của nhận thức đối với hạnh phúc của mỗi người. Đôi khi, ta mặc định mình có sẵn nó, nhưng lúc bắt tay vào tìm hiểu thì ta mới nhận ra “biết” thôi là chưa đủ. Đó là lý do tại sao, tôi quyết định bắt tay vào hành động và thay đổi cuộc sống, chỉ đơn giản bằng cách áp dụng và thực hành các nguyên lý Khắc Kỷ hàng ngày.

Bình thường, nếu ai đó khuyên ta hãy sống tích cực hơn, ta sẽ đáp lại rằng họ nên im lặng và nhìn vào thực tế. Vậy nhưng, bởi Marcus Aurelius không ở cạnh ta, nên chúng ta chẳng thể bắt ông im lặng được. Thay vào đó, ta được trao cơ hội tuyệt vời để thực hành các nguyên tắc sống của ông.

Chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi

Tôi thường xuyên nóng giận vì những chuyện nhỏ nhặt, suốt thời gian dài vừa qua, tôi đã phải học cách chấp nhận thực trạng này của bản thân. Nhờ đó, tôi phát hiện ra mình có thể khắc phục vấn đề dễ dàng như thế nào. Thông qua việc xác định và xem xét điều gì nằm trong tầm kiểm soát của mình, và điều gì không. Giải pháp là việc tôi quyết định sẽ hành động, chăm sóc môi trường xung quanh, vì chúng là những gì giữ cho tâm trí tôi bình yên. Sắp xếp môi trường xung quanh đồng nghĩa với việc tổ chức lại các luồng suy nghĩ của bản thân.

Có thể không phải tất cả đều do lỗi của tôi, nhưng sai lầm nằm ở cách tôi phản ứng, trong cách tôi đáp lại tình huống đó.

Khi chấp nhận điều này, ta sẽ không còn phải lo lắng, bởi ta biết cảm xúc của mình có giá trị, và ta là con người.

Trách nhiệm của ta, trong những khoảnh khắc bất ổn này, đơn giản chỉ là những gì ta nhận thức được. Bản chất của con người chúng ta là đổ lỗi cho tình huống. Tuy nhiên, khi làm như vậy, ta đang đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, bởi ta đã từ bỏ quyền kiểm soát và trao nó cho thứ khác ngoài bản thân mình.

Sự bình thản thực sự chỉ đạt được thông qua việc nhìn nhận, chấp nhận và tìm ra giải pháp cho hoàn cảnh của chính mình. Và phần lớn, giải pháp đòi hỏi phải suy nghĩ ngay trong thời điểm hiện tại. Trong khi đó, việc đổ lỗi có thể đẩy ta lùi về quá khứ.

Phản ứng được tạo thành từ ba giai đoạn:

1, Kích động: Trong giây phút ta phải buộc mình đối diện với những gì đang diễn ra. Cảm xúc có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường, những người xung quanh, hoặc suy nghĩ nội tâm của ta.

2, Nhận thức: Sau kích thích, là quá trình suy nghĩ của ta. Đây là giai đoạn mà tất cả những tiếng nói – được tạo thành từ kinh nghiệm, niềm tin và giá trị – vang vọng trong đầu ta. Chúng bắt đầu ảnh hưởng đến cách ta nhìn nhận điều đang diễn ra trước mặt.

3, Phản ứng: Phản ứng của ta ở giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của ta, và nhận thức của ta thì chịu ảnh hưởng từ niềm tin của mình. Những niềm tin tiêu cực và gây tổn hại đến tinh thần có thể tích tụ trong tâm trí khi ta không kiểm soát chúng.

May mắn thay, là con người, chúng ta có khả năng thay đổi niềm tin của mình, và khi làm như vậy, ta dường như xây dựng được khả năng nhìn nhận thế giới theo cách khác.

Tìm hiểu thêm về việc rèn luyện, thực hành Triết học trong đời sống hàng ngày qua cuốn sách "Suy Tưởng: Bản dịch từ Andy Lương" – tập hợp những chiêm nghiệm của "vị vua kiêm triết gia" Marcus Aurelius.

Link đặt sách: https://shope.ee/7zkTkcVlxL

Spiderum dịch từ bài viết "Achieving a Stoic Mind" của Jana Termos.

 

menu
menu