Làm thế nào để vượt qua giới hạn niềm tin của bạn?

lam-the-nao-de-vuot-qua-gioi-han-niem-tin-cua-ban

Điều gì đang hạn chế niềm tin của chúng ta?

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một chú voi con bị trói vào một cái cột. Dù có cố gắng vẫy vùng thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể thoát ra được. Thời gian qua đi, cho đến khi đã trưởng thành và trở thành một con voi to lớn, chú ta vẫn không có đủ can đảm để thoát ra khỏi sự giam cầm của sợi dây được cột ở chân, nối với cái cột gỗ, tuy giờ đây chúng đã rất nhỏ bé so với chú voi. Chú ta đã đầu hàng số phận và chấp nhận rằng suốt đời này mình sẽ không bao giờ có thể tự do.

Điều gì đang hạn chế niềm tin của chúng ta?

Niềm tin hạn chế là những niềm tin sai lầm ngăn cản chúng ta theo đuổi mục tiêu và mong muốn của mình. Chúng có thể khiến bạn không làm được những việc quan trọng, chẳng hạn như ứng tuyển vào một công việc mơ ước hoặc tìm kiếm một mối quan hệ tốt đẹp. 

Niềm tin đặt ra giới hạn cho những hành vi hợp lý của con người. Ví dụ như niềm tin rằng trộm cắp là sai trái ngăn chúng ta không phạm pháp. Kiểu niềm tin này là một điều tốt cần có. Vì vậy không phải tất cả các hạn chế niềm tin đều là tiêu cực. Tuy nhiên một số sự hạn chế lại ngăn cản chúng ta trở thành con người chúng ta mơ ước. Giống như con voi bị trói với cây cột, những niềm tin này khiến chúng ta không hề nhận ra rằng mình vẫn đang giậm dân tại chỗ.

Hạn chế niềm tin về bản thân

Trong các loại niềm tin hạn chế thì hạn chế về bản thân có tác động mạnh mẽ nhất đối với mỗi người. Ví dụ, trong nhiều năm, tôi đã mù quáng tin rằng mình viết kém. Tôi biết điều đó nghe có vẻ điên rồ trong khi bản thân là một tác giả sách bán chạy. Nhưng sự thật là tôi từng  bị nhiều điểm kém môn Văn khi còn đi học.

Tôi đã mất nhiều năm để nhận ra rằng lý do mình bị điểm kém không phải vì viết văn dở mà vì tôi không bao giờ làm bài tập theo cách mà giáo viên mong đợi. Thay vì viết một bài luận về George Washington, đã viết một cuốn tiểu thuyết dành cho người hâm mộ khoa học viễn tưởng, mô tả một chính phủ Hoa Kỳ được thành lập bởi người ngoài hành tinh như một thử nghiệm về nền dân chủ của loài người.

Các giáo viên ghét những ý tưởng như vậy. Nhưng chính suy nghĩ “bên ngoài cái hộp” đó đã thực sự khiến tôi trở thành một nhà văn giỏi.

Không có gì giữ chân chúng ta nhiều như sự giới hạn niềm tin về bản thân, đặc biệt khi chúng chứa đầy những ràng buộc tình cảm, những bất an và những hành trang thường phải được tháo gỡ trước khi chúng ta có thể thử thách niềm tin của mình.

Dưới đây là một số ví dụ về niềm tin hạn chế phổ biến về bản thân và cách xóa bỏ chúng:

Tuổi tác

Nhiều người sử dụng tuổi tác như một cái cớ để không làm những điều họ muốn, ví dụ như họ nghĩ rằng mình đã quá già để quay lại trường học, thay đổi nghề nghiệp, bắt đầu hẹn hò trở lại hoặc thậm chí là học một số kỹ năng mới.

Những người khác lại nghĩ rằng họ còn quá trẻ để xin một công việc ở một công ty lớn lớn, chuyển đến một thành phố mới hoặc thay đổi nghề nghiệp. Bạn có thể thấy những niềm tin này vô lý như thế nào khi bạn nhận ra rằng đôi khi, những người lớn tuổi (và trẻ tuổi) vin vào tuổi tác của họ để tránh né những điều họ thực sự muốn.

Đặc điểm cá nhân

Có những người cho rằng một đặc điểm cá nhân đang kìm hãm họ trong một lĩnh vực nào đó. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình quá ngớ ngẩn khi nộp đơn xin học bổng, hoặc thậm chí chỉ nói chuyện về điều gì đó “một cách thông minh” với ai đó?

Điều khó khăn trong việc hạn chế niềm tin xung quanh đặc điểm cá nhân đó là ta thường không thể thay đổi chúng. Vì vậy, nếu bạn đã quyết định rằng thế giới sẽ mãi mãi ghét bạn vì thấp bé, thế thì bạn sẽ cam chịu vì điều đó trong suốt phần đời còn lại của mình.

Cảm giác

Bạn tin hay không thì tùy, chúng ta thường lấy cảm xúc làm cơ sở cho những niềm tin hạn chế của mình. Ví dụ như “Tôi không thể gặp gỡ những người mới vì tôi quá chán nản và không ai thích tôi" hay “Tôi không thể có một mối quan hệ tốt bởi vì tôi luôn tức giận.”

Nhưng có một nghịch lý bên trong những loại niềm tin hạn chế này, đó là điều chúng ta cần làm để đối phó với chúng lại là điều chúng ta tránh không làm.

Nếu bạn đang chán nản hay buồn bã, hãy ra ngoài và hòa nhập với xã hội. Nếu bạn dễ xấu hổ, đối mặt với sự đánh giá của người khác là cách duy nhất để vượt qua cảm giác  đó. Nếu bạn quá tức giận với một người đến nỗi không muốn nói chuyện với họ, rất có thể nói chuyện với họ sẽ giúp bạn vượt qua cơn giận.

Làm thế nào để vượt qua sự hạn chế niềm tin của bạn?

Tự hỏi bản thân "Nếu tôi sai thì sao?"

Nhìn chung, những hạn chế của niềm tin sẽ mất đi sức mạnh ngay khi chúng ta cho rằng chúng có thể sai. Bạn cho rằng mình không thể hẹn hò với các cô gái vì chiều cao của mình? Vậy nếu bạn sai thì sao? Bạn cho rằng mình quá xấu để nói chuyện với bất kỳ ai? Vậy nếu bạn sai thì sao?

Như một bài tập tinh thần, hãy áp dụng khả năng đặt câu hỏi đơn giản về niềm tin của chính bạn và tìm ra những khả năng thay thế, không ngừng thách thức bản thân để tưởng tượng ra một thế giới nơi mà những giả định của bạn đều không chính xác. Đó là cách đơn giản giúp bạn thổi bay những hạn chế niềm tin đang kìm kẹp bản thân bấy lâu nay. 

Tự hỏi bản thân "Niềm tin này tác động đến mình như thế nào?"

Chúng ta thích tưởng tượng mình là nạn nhân của những hạn chế về niềm tin của chính mình, nhưng sự thật là chúng ta chấp nhận chúng vì chúng đang tác động đến ta  theo một cách nào đó. Con voi tin rằng nó không thể thoát ra khỏi sợi dây trói vào cây cột bởi vì niềm tin ấy khiến nó không còn chịu sự căng thẳng giữa việc đấu tranh và  thất bại.

Đối với con người, nhìn chung chúng ta cũng cố chấp hạn chế niềm tin vì những lý do tương tự - để bảo vệ bản thân khỏi sự đấu tranh và thất bại.

Ngoài ra, chúng ta làm vậy bởi vì chúng khiến chúng ta cảm thấy đặc biệt, tự cho mình là đúng hoặc rằng chúng ta đáng được quan tâm hơn những người khác, “Thật không công bằng khi tôi không thể thay đổi nghề nghiệp vì tôi đã quá già. Vì thế hãy nhìn vào tôi và thương hại cho tôi!”

Niềm tin chỉ gắn bó với con người nếu chúng có tác động lâu dài chúng ta theo một cách nào đó. Bạn hãy tự hỏi bản thân xem nó đang diễn ra như thế nào và nó có thực sự xứng đáng hay không.

Tạo ra niềm tin thay thế

Hãy đưa ra lý do xem vì sao những gì bạn nghĩ bạn có thể sai. Có thể một người bình thường không bị thu hút bởi một người có chiều cao như bạn, nhưng chắc chắn sẽ có người thấy được sự hấp dẫn của bạn theo một cách riêng.

Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp trễ hơn những thế hệ trẻ xung quanh bạn, nhưng ai dám nói rằng bạn không thể thành công? Không có gì ngăn cản bạn ngoài tâm trí của chính bạn.

Bạn không được chọn một niềm tin và sau đó một mực tin vào điều đó. Bạn nên có thói quen đặt câu hỏi về niềm tin của mình (như ở bước 1 và 2), đồng thời tạo ra những niềm tin mới. Nếu cần thiết hãy viết chúng ra. Với mỗi giả định bạn đưa ra, hãy liệt kê 4 - 5 phương án khả thi cho giả định đó. Bạn có các lựa chọn và hãy chọn những gì đáng để bạn tin tưởng, trong từng khoảnh khắc, ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó.

Với việc thực hành lặp đi lặp lại này, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy hàng nghìn quyết định nhỏ nhoi mà bạn từng đưa ra đều dựa trên sự hạn chế niềm tin. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy rằng chính những niềm tin ấy khiến bạn không thể tìm kiếm một công việc ưng ý, mua những trang phục bạn muốn mặc… Nói cách khác, chúng khiến bạn không sống trọn vẹn cuộc đời mà bạn hằng khao khát. 

Kiểm tra những niềm tin thay thế đó xem chúng có đúng không

Bước cuối cùng là xử lý những niềm tin thay thế đã đề cập ở trên như những giả định của một thử nghiệm. Bây giờ bạn phải xem xét xem chúng có “hoạt động” hay không.

Cho đến khi thực sự sẵn sàng xem liệu những niềm tin thay thế có diễn ra trong thế giới thực hay không, chúng ta không thể chắc chắn điều gì là đúng và điều gì là sai. Trong hầu hết thời gian, chúng ta sẽ thấy rằng bản thân đã thực sự sai lầm về những gì mình tin tưởng ngay từ ban đầu. Vấn đề chỉ là chúng ta có đủ can đảm để bước ra thế giới của sự thật hay không.

Mỗi cá nhân có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta bị giới hạn bởi nhận thức của bản thân, bị hạn chế bởi sự hiểu biết về đúng và sai.

Đừng dừng lại việc thách thức sự hiểu biết của bạn, thử nghiệm những ý tưởng mới, vì bạn sẽ không bao giờ khám phá được hết bản thân mình. Mỗi ngày được sống đều là cơ hội để chúng ta phát triển tốt hơn ngày hôm qua. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không phải là người duy nhất ngăn điều đó xảy ra là được.

 

Nguồn: https://markmanson.net/limiting-beliefs

Nội dung được dịch và biên tập bởi Team Trần Đăng Khoa.

menu
menu