Lòng trắc ẩn – Tự yêu hay buông thả?

long-trac-an-tu-yeu-hay-buong-tha

Nghiên cứu cho thấy rằng lòng trắc ẩn không khiến con người tự mãn hay lười biếng mà ngược lại, giúp chúng ta trung thực hơn với bản thân và có động lực để theo đuổi mục tiêu của mình.

Nghiên cứu cho thấy rằng lòng trắc ẩn không khiến con người tự mãn hay lười biếng mà ngược lại, giúp chúng ta trung thực hơn với bản thân và có động lực để theo đuổi mục tiêu của mình.

Nếu bạn không chắc rằng mình đang thực sự có lòng trắc ẩn hay chỉ là dễ dãi với bản thân, hãy tự hỏi 4 câu hỏi sau:

1. Bạn có khả năng thừa nhận cả điểm mạnh và điểm yếu của mình không?

Khi đối mặt với những lời chỉ trích, không có gì lạ khi chúng ta phản ứng lại như một cách phòng thủ, hạ thấp những lời tiêu cực và khẳng định sự đúng đắn của bản thân, nhưng đôi khi chúng ta có thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích. Lòng trắc ẩn giúp chúng ta tư duy và chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân, điều này sẽ khiến những thông tin tiêu cực dễ được chấp nhận hơn, đồng thời giúp ta đánh giá bản thân giống như cách ta đánh giá những người xung quanh, từ đó có những quan điểm về chính mình một cách chính xác hơn. Nếu bạn cảm thấy hài lòng về bản thân nhưng không thể đối mặt với bất kì khía cạnh nào mà mình cần cải thiện thì đó chưa phải là lòng trắc ẩn, mà thay vào đó bạn đang quá khắt khe và không cho phép bản thân mình mắc sai lầm.

Chúng ta có thể nghĩ về một hành vi chưa đúng của bản thân rằng: “Đây là cách của tôi và tôi không thể làm gì để thay đổi nó”. Nhưng nếu có lòng trắc ẩn thật sự, chúng ta sẽ chấp nhận, chịu trách nhiệm về sai sót của mình và chủ động sửa chữa nó.

2. Bạn đang quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của mình hay đang tập trung nhiều hơn vào sở thích ở thời điểm này?

Đôi khi chúng ta làm những việc khiến bản thân thấy thích thú như thức khuya xem phim hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh. Dĩ nhiên trong một số tình huống, buông thả bản thân một chút cũng không ảnh hưởng gì, thậm chí còn giúp bạn cảm thấy tự do và dễ chịu hơn nhưng nếu duy trì trong một khoảng thời gian dài thì hẳn là không tốt. Lòng trắc ẩn thật sự bắt nguồn từ sự quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta, cũng giống như cha mẹ, đặt ra những giới hạn khi cần thiết cũng là một phần của tình yêu thương.

Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ rằng “Tôi chỉ đối xử tốt với bản thân”, nhưng sau đó bạn có thể đau khổ bởi chính điều đó trong thực tế, hãy tự hỏi bản thân xem như thế nào là tử tế thật sự với chính mình.

3. Bạn có yêu thương người khác như yêu thương bản thân mình không?

Lòng trắc ẩn không phải là chỉ dành tất cả cho bạn. Nó bắt nguồn từ ý thức chung của con người, đó là sự thừa nhận rằng đau khổ là một phần của con người, không phải là điều mà chỉ có chúng ta trải qua. Trong một nghiên cứu khoa học, những người giàu lòng trắc ẩn được xem là những người quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn, cũng như ít cố gắng kiểm soát và gây hấn bằng lời nói với người xung quanh mình. Họ cũng được chứng minh là chấp nhận nhiều hơn, không chỉ là khiếm khuyết của bản thân mà cả những thiếu sót của người khác.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không có sự trắc ẩn với người khác giống như đối với bản thân mình, có thể là do bạn quá tải với những gì mình đang trải qua. Khi đó bạn đã đặt lòng tự trắc ẩn với mình cao hơn với lòng trắc ẩn với những người xung quanh.

4. Bạn có sẵn sàng đón nhận thử thách hay chỉ đang ở trong vùng an toàn?

Chúng ta có thể miễn cưỡng khi thử điều gì đó mới lạ vì không chắc liệu mình có thành công hay không, chẳng hạn như tham gia một lớp học khó, cố gắng bỏ một thói quen kém lành mạnh hoặc tham gia một cuộc hẹn hò trực tuyến,... Nhưng từ quan điểm của lòng trắc ẩn, thất bại không phải là điều đáng xấu hổ mà là một trải nghiệm bình thường, đồng thời cũng là cơ hội để học hỏi thêm nhiều giá trị hữu ích cho tương lai. Bạn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn khi ít bị đe dọa bởi những điều không mong muốn. Có thể nói, việc dễ dãi với bản thân và không chấp nhận rủi ro khi theo đuổi mục tiêu có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi nhiều hơn là lòng trắc ẩn.

Tóm lại, có rất nhiều thứ ngụy trang thành lòng trắc ẩn, từ việc trốn tránh sai lầm đến buông thả bản thân trên con đường dễ dàng. Đây là những phản ứng có thể hiểu được, đặc biệt là trong những khoảng thời gian khó khăn, tuy nhiên chúng không có khả năng phục vụ cho nhu cầu lợi ích và phát triển của chúng ta theo cách mà lòng trắc ẩn có thể làm.

Tham khảo

Leary, M. R., Tate, E. B., Adams, C. E., Batts Allen, A., & Hancock, J. (2007). Self-compassion and reactions to unpleasant self-relevant events: The implications of treating oneself kindly. Journal of Personality and Social Psychology, 92(5), 887–904.

Neff, K. D. (2003). Self-Compassion: An alternative conceptualization of a healthy attitude toward oneself. Self and Identity, 2, 85-102.

Neff, K. D. (2011). Self-compassion, self-esteem, and well-being. Social and Personality Psychology Compass, 5(1), 1–12.

Bài viết được dịch và phóng tác từ https://www.psychologytoday.com/us/blog/in-love-and-war/202006/self-compassion-vs-letting-yourself-the-hook

Nguồn dịch: Tarot in the Wall

menu
menu