Lý do ai cũng sợ bị chỉ trích

ly-do-ai-cung-so-bi-chi-trich

Sự chỉ trích khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, làm tăng mức độ lo lắng dẫn đến hành xử kém bình tĩnh.

Bị chỉ trích thường gây khó chịu và được hiểu theo hướng tiêu cực, kể cả những lời góp ý mang tính xây dựng. Bản năng tự vệ trước lời chỉ trích, trong hầu hết tình huống, sẽ ngăn cản bạn tiếp thu những mặt tích cực của lời chia sẻ.

Các nghiên cứu cho thấy, con người có xu hướng bị kích động bởi bất cứ điều gì không phù hợp với cách họ nhìn nhận bản thân. Họ có thể lo lắng, thậm chí có ý nghĩ về việc bị tẩy chay, từ chối.

Những phản ứng thái quá như vậy có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu, trong đó sự chỉ trích của cha mẹ gây nên những cảm xúc tiêu cực như hồ nghi, nản lòng.

Bị chỉ trích có thể gây ra cảm giác tổn thương và nhục nhã, xấu hổ. Một số người có thể tìm cách ngăn chặn những cảm giác như vậy bằng phản ứng trả thù, thông qua sự tức giận và hung hăng. Họ thậm chí tự vệ bằng cách kết luận rằng người đang nói chuyện với mình không khách quan, có ác ý hoặc có thái độ thù địch.

Xã hội mang tính cạnh tranh cao càng khiến cho mối đe dọa về lòng tự trọng được tăng cường.

Tất nhiên không phải lời chỉ trích nào cũng đáng giá, vì chúng có thể vô căn cứ. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu người khác nhìn nhận mình như thế nào, cần phải cởi mở với những gì họ chia sẻ. Điều này không thể xảy ra nếu bạn từ chối mọi chỉ trích.

Ảnh minh họa: Pexels

Giải pháp khi bị chỉ trích.

Tự xoa dịu

Từ nhiều năm trước, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã quyết định thay đổi cách xướng danh người trao giải từ "Người chiến thắng là..." thành "Giải Oscar thuộc về...". Sự thay thế này nhắm tránh khiến những ứng viên khác cảm thấy họ là kẻ thua cuộc.

Dù cách làm này được đánh giá là tích cực nhưng trên thực tế, bạn không thể mong đợi mọi người thường xuyên cẩn trọng với phát ngôn của họ. Vậy làm thế nào kiểm soát các tình huống như vậy. Câu trả lời là tự xoa dịu.

Xoa dịu là việc cung cấp cho bản thân những gì thuộc về nội tâm thay vì để bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài. Trừ khi bạn hoàn toàn không biết gì về những thành công của mình hoặc liên tục hạ thấp chúng, bạn hoàn toàn có thể tự cung cấp sự đảm bảo có thể không có được từ người khác.

Tự khẳng định mình

Tự bạn cần bình tĩnh lại để làm dịu đi những lời tự phán xét mang tính hạ thấp và tăng cường sự tự tin vào năng lực. Chúng ta không cần phải xuất sắc trong học tập hay thể thao hoặc trở nên cực kỳ nổi tiếng, mới có thể dám tự tin bảo vệ bản thân trong mọi tình huống.

Quan trọng nhất là bạn đã nỗ lực để làm tốt mọi việc hoặc có những kinh nghiệm của riêng mình, sau khi đạt được một kết quả nào đó chưa thực sự như mong đợi.

Thùy Linh (Theo Psychology Today)

menu
menu