Một câu hỏi ta có thể tự hỏi khi cảm thấy xuống tinh thần và hoang tưởng

mot-cau-hoi-ta-co-the-tu-hoi-khi-cam-thay-xuong-tinh-than-va-hoang-tuong

Có một trạng thái tâm lý khá nguy hiểm mà ta dễ rơi vào, được tạo nên từ bốn yếu tố đặc trưng: tinh thần sa sút,

Có một trạng thái tâm lý khá nguy hiểm mà ta dễ rơi vào, được tạo nên từ bốn yếu tố đặc trưng: tinh thần sa sút, cảm giác tội lỗi, hoang tưởng và cáu kỉnh. Trong trạng thái ấy, ta có thể thấy mình đầy mặc cảm và hổ thẹn, nhưng lại chẳng rõ ràng vì điều gì cụ thể. Cảm giác như người khác không thích mình hoặc sắp bị ai đó phát hiện ra một lỗi lầm tưởng tượng nào đó. Thêm vào đó, ta trở nên bực bội vô cớ – dễ nổi nóng vì những chuyện nhỏ nhặt như không tìm thấy đồ trong nhà hoặc máy in bị kẹt.

Trong lúc ấy, có lẽ ta nên dừng lại một chút và tự hỏi một câu hỏi đặc biệt:

Liệu trong sâu thẳm, ta có đang giận ai đó không?

Augustus John, Grace Westry, 1897

Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thực ra việc tự hỏi như vậy lại vô cùng cần thiết. Bởi lẽ nếu ta thực sự tức giận ai đó, chẳng lẽ ta lại không biết ngay sao? Vậy mà, nhận ra rõ ràng cảm xúc giận dữ của mình đúng lúc và với người đã khiến ta tức giận lại không hề dễ dàng – đó là một bước tiến đáng kể về mặt tâm lý. Nhiều khi, ta chọn chìm đắm trong cảm giác tự trách móc mơ hồ, hoặc sợ hãi không rõ nguyên nhân, thay vì đối mặt với cơn giận thực sự.

Nhận thức được khi nào và với ai ta có thể đang giận dữ phụ thuộc rất nhiều vào việc ta có từng được phép cảm nhận và bày tỏ sự tức giận với những người quan trọng trong đời hay không – những người mà ta yêu quý nhưng cũng từng khiến ta cảm thấy bực bội.

Không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ vững vàng để cho con mình thể hiện cảm giác giận dữ. Phải là người đủ trưởng thành mới có thể nghe được những lời trách móc, thậm chí giận dữ từ một đứa trẻ mà không phản ứng gay gắt hay tự ái; ta cần một trái tim thật rộng lớn để có thể lắng nghe một cậu bé bảy tuổi tức tối nói rằng “bố chẳng hiểu gì cả.”

Thế nhưng, nhiều cha mẹ chọn cách la mắng, trừng phạt hoặc hỏi con, với đôi mắt rưng rưng, rằng mình đã làm gì để đáng bị đối xử như vậy. Và từ đó, đứa trẻ học được rằng cơn giận của mình không thể được bày tỏ mà phải nuốt vào trong lòng – dẫn đến bốn hệ quả sâu sắc mà sau này sẽ định hình tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

Nguồn: A QUESTION TO ASK OURSELVES WHEN WE’RE FEELING LOW AND PARANOID 

menu
menu