Nghệ thuật có chữa lành được vết thương văn hóa?
Sức mạnh chữa lành của nghệ thuật
Vấn nạn di cư, mâu thuẫn giai cấp và phân biệt chủng tộc là những vấn đề nhức nhối của loài người qua nhiều thế hệ. Mọi chuyện không hề “tồi tệ chưa từng thấy”, chỉ là con người đang ngày càng nhận thức về chúng rõ hơn trước nhờ có internet. Sự thức tỉnh trước sự phũ phàng của thực tại có thể gây choáng ngợp, nhưng nhận thức và hành động của cả xã hội sẽ đưa những vấn đề này vào dĩ vãng. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể học cách nhìn nhận vấn đề theo những cách khiến ta mạnh mẽ và tiến hóa hơn. Theo cả góc độ cá nhân và cộng đồng, nghệ thuật giúp chúng ta chỉ ra những vết thương văn hóa và bắt đầu quá trình chữa lành quá khứ. Góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề gây tò mò này giúp bạn tìm thấy tiếng nói sáng tạo của riêng mình.
Quá trình nghiên cứu
Có rất nhiều cách để xem xét vấn đề sức mạnh chữa lành của nghệ thuật, như khảo sát hay nghiên cứu. Hội Liệu pháp Nghệ thuật Hoa Kỳ là ngọn cờ đầu trong việc đề ra các tiêu chí nghiên cứu và lưu giữ các thành tựu sử dụng nghệ thuật như một liệu pháp. Cuốn Phụ lục về hiệu quả của liệu pháp nghệ thuật ghi chép lại rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng sâu rộng của nghệ thuật trong việc chữa lành cho cả cá nhân và cộng đồng. Rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ, nghiện ma túy, kiểm soát phiền muộn, rối loạn stress sau sang chấn, lạm dụng tình dục, phục hồi sau chấn thương và chấn thương sọ não chỉ là một vài trong số những căn bênh tinh thần mà Liệu pháp Nghệ thuật đã xử lý thành công.
Có rất nhiều cách để nhìn nhận, khám phá, và nghiên cứu về khả năng chữa lành của nghệ thuật.
Liệu pháp nghệ thuật là một nghề liên quan đến sức khỏe tâm lý mà khách hàng được các nhà trị liệu gợi mở, sử dụng các phương tiện nghệ thuật, những quá trình sáng tạo, dẫn tới những tác phẩm nghệ thuật giúp khám phá cảm xúc, hòa giải mâu thuẫn tâm lý, thúc đẩy quá trình tự nhận thức, tiết chế hành vi và cơn nghiện, phát triển kỹ năng xã hội và định hướng thực tế, giảm lo âu và gia tăng lòng tự trọng. – theo Hội Liệu pháp Nghệ thuật Hoa Kỳ
Nỗi đau về văn hóa
Sự đàn áp, chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, nạn diệt chủng, sự nghèo đói và chế độ nô lệ có thể gây ra những nỗi đau về thể chất với những cá nhân phải trực tiếp hứng chịu những bất công này. Một khi không được hóa giải, những nỗi đau này sẽ gây ra nhiều hệ lụy sâu sắc về tâm lý có thể truyền qua hệ tín ngưỡng, ký ức và thậm chí qua nhiều thế hệ. Chấn thương tâm lý này sẽ dẫn đến những căng thẳng về chủng tộc, bạo lực, khủng hoảng hay những hậu quả hữu hình khác. Cơ thể con người ghi nhớ những điều trí não muốn quên. Trong lịch sử, một vài khía cạnh của chấn thương có thể sẽ tồn tại với tất cả loài người trước đây, bất kể tầng lớp xã hội – kinh tế của con người hiện tại.
Có những minh chứng cho các hoạt động nghệ thuật như việc quan sát nỗ lực sáng tạo của người khác hay sự tự sáng tạo của bản thân đều có khả năng cải thiện tâm trạng, cảm xúc và những yếu tố tâm lý khác, cũng như có tác động đáng chú ý khác trên các chỉ số đánh giá tâm lý quan trọng. - Staricoff R, Loppert S. kết hợp nghệ thuật và chăm sóc sức khỏe: Liệu chúng ta có tác động tới kết quả trị liệu?
Cơ thể có xu hướng ghi nhớ những gì trí não muốn quên
Nghệ thuật là liều thuốc
Dù có nhận thức được hay không, con người đều đã từng được chữa trị nhờ nghệ thuật theo một cách nào đó. Nghệ thuật trình diễn, khiêu vũ và âm nhạc giữ vai trò trung tâm với sức khỏe cá nhân và văn hóa. Nhiều nghệ sĩ đã tạo nên các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời thể hiện cảm xúc như một cách trị liệu, hoặc như một hệ thống thích nghi khi đương đầu với những nỗi đau tột cùng. Những nghệ sĩ nổi tiếng như Robin Williams, Frida Kahlo, Prince, Beethoven và vô vàn cái tên khác phải đấu tranh với ức chế nghiêm trọng hay những nỗi đau thể chất, nhưng họ chuyển hóa nỗi đau vào nghệ thuật, cống hiến cho chúng ta những cảm hứng nghệ thuật đồ sộ.
Thấu hiểu mâu thuẫn cuộc sống
Scott Kaufman và Carolyn Gregoire từng tranh cãi gay gắt trong cuốn sách nổi tiếng “Wired to create, unraveleing the mysteries of the creative mind” (tháo gỡ bí ẩn của bộ não sáng tạo), rằng con người có cấu tạo sinh học thích hợp để biến những hỗn loạn thành kỳ tích. Thật là một tin tốt lành khi hiện tại cả thế giới đang chìm trong rối loạn. Dù quá trình sáng tạo thường rất hỗn loạn, các nghiên cứu và quan sát chỉ ra rằng trí tưởng tượng, sự cô độc, thể hiện đam mê, cùng với những vở kịch đang dựng nên tượng đài cho sự đổi mới. Những thay đổi này có ảnh hưởng tới từng cá nhân theo cách riêng, nhưng sẽ càng có tác động sâu sắc hơn khi được áp dụng trong tập thể, đặc biệt là với nhóm đa dạng về văn hóa
Sự sáng tạo có thể là một cơ chế thích ứng tích cực sau những trải nghiệm khó khăn. Một vài người có thể cảm nhận trải nghiệm là tai ương buộc họ đặt ra nghi vấn về nhận thức thế giới của chính họ, và khiến họ suy nghĩ đột phá hơn – theo Scott Kaufman và Carolyn Gregoire
Những nghệ sĩ nổi tiếng Như Prince từng đối mặt với ức chế nghiêm trọng hay những nỗi đau thể xác
Thành công mang tính lịch sử
Trong suốt những năm tháng chìm trong chế độ nô lệ, miền Nam nước Mỹ hình thành khối liên minh giữa những người bản địa và nô lệ Mỹ, những người đều là nạn nhân của sự đàn áp và chế độ thuộc địa. Thậm chí còn có dấu vết việc những người da đỏ Seminole và những bộ tộc khác lên kế hoạch giải thoát cho nô lệ. Tại New Orleans, họ cùng đến quảng trường Congo và cùng xướng lên giai điệu bốn nhịp bằng trống lớn theo dòng nhạc Pow pow của người da đỏ bản địa cùng rất nhiều liên khúc gốc Phi và Caribbe mà những nô lệ mang theo đến với Tân thế giới. Những màn biểu diễn kết hợp sáng tạo này đã cho ra đời nhạc Blues, Jazz, Rock, Reggae, Hip hop cũng như những môn nghệ thuật trình diễn và khiêu vũ khác lấy cảm hứng từ chúng.
Hợp tác và ứng biến
Nhạc Jazz là tinh túy của nghệ thuật phá vỡ rào cản sắc tộc trong suốt thời gian chia cách giữa những nhạc sĩ người da trắng và da màu, cùng với những người hâm mộ, môn nghệ thuật này đã phá vỡ quy ước xã hội thời đó và cùng nhau ăn mừng trong hoan hỉ. Đây chính là minh chứng cho sức mạnh của tự do thể hiện, lắng nghe, hợp tác, cởi mở và ứng biến. Khi những đóng góp nghệ thuật này được áp dụng trong cộng đồng, cũng như quá trình sáng tạo với một nhóm, phép màu sẽ trở thành hiện thực. Những cống hiến cốt lõi này cũng đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình phục hồi cho cả cá nhân và cộng đồng.
Một bức bích họa là cầu nối với cộng đồng. Người nghệ sĩ giao tiếp với thế giới, khiến những cuộc gặp gỡ được tổ chức để thảo luận về các vấn đề. Kết quả chính là tấm gương phản chiếu của cộng đồng đó – theo Susan Cervantes
Giai điệu Pow pow của người da đỏ được kết hợp với nhiều giai điệu Phi châu và Caribbe
Nghệ thuật cho cộng đồng
Nghệ thuật công cộng là một phương thức rất thành công để nhận thức và chữa lành những chấn động văn hóa. Tôi từng có cơ hội được tham gia dựng bích họa Arizona, một tác phẩm nghệ thuật kể về những sáng tạo của bộ tộc da đỏ trên vùng núi nhỏ mang tên Prescott. Tộc Yavapai vẫn sống trên vùng đất này, nhưng nơi đây đã bị chiếm và xây dựng bởi những người định cư trong nhiều thế kỷ, khiến cho phần lớn lịch sử của họ bị lãng quên. Những người mới đến không hề biết lý do khiến vùng đất này là thánh địa với người da đỏ, nên một nhóm nghệ sĩ hợp tác cùng bộ tộc và người địa phương tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử truyền miệng và phác họa lại chúng lên tường. Việc này đã đưa mọi người lại gần nhau hơn, và mang đến tiếng nói cho bộ tộc, thể hiện niềm tự hào về những di sản được trưng bày vĩnh viễn.
Tác phẩm được hoàn thành trong niềm vui mừng của cả cộng đồng, đem đến một nét đẹp, và cũng là một cách giáo dục, nhưng quá trình vẽ nên bức tương cũng chính là quá trình chữa lành. Cộng đồng nghệ sĩ đã phá bỏ mọi rào cản, là sự kết hợp của mọi nền văn hóa, tạo không gian cho sự phản chiếu, thu hút tham gia và cho mọi người cơ hội được thể hiện. Khi những mô hình này được áp dụng để chỉ ra bất công trong lịch sử, hay để chia sẻ những mong ước về tương lai, nghệ thuật sẽ trở thành công cụ mạnh mẽ cho phục hồi văn hóa, như Hawaii có 808 Urban, Philadenphia có Chương trình bích họa (cũng được thực hiện bởi người địa phương và du khách), San Francisco có Precita Eyes, khu bảo tồn Navajo có Dự án vẽ trên sa mạc, và danh sách vẫn còn tiếp tục.
Quá trình thể hiện bản thân luôn có tính trị liệu, bạn không cần là Picasso mới vẽ được tranh lập thể, hay là Walt Whitman để có tập thơ của mình. Hành trình sáng tạo này phụ thuộc vào những điều to lớn hơn bản thân con người khi chúng ta hợp tác cùng cộng đồng. Chúng ta thừa hưởng rất nhiều cảm xúc bế tắc và vết thương từ lịch sử, và con người đã biết cách sử dụng nghệ thuật như một phương thức ghi nhận quá khứ, biến hỗn loạn thành thanh bình và thấu hiểu. Nghệ thuật đóng vai trò như một phương tiện cho quá trình phục hồi vô giá tạo cảm hứng cho suy nghĩ trong khi gia tăng sự đồng cảm cho hành trình đưa con người đến với hiện tại. Liệu mong ước nào con người sẽ cùng hướng tới trong tương lai?
Feature Image: Excerpt from ‘Faith’ by Annelie Solis
Dịch: H.T
Nguồn: http://upliftconnect.com/can-art-heal-cultural-wounds/