Nghiên cứu khoa học: Người có chỉ số IQ cao phản ứng chậm, người IQ thấp lại phản ứng nhanh

nghien-cuu-khoa-hoc-nguoi-co-chi-so-iq-cao-phan-ung-cham-nguoi-iq-thap-lai-phan-ung-nhanh

Trong thế giới hỗn độn, mọi người thường bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, trí tuệ chân chính giống như một dòng suối trong, nó không ồn ào, chỉ thầm lặng rả rích chảy.

Lặng lẽ chứa đựng sức mạnh của trí tuệ. Người khôn ngoan không bao giờ dễ dàng bộc lộ trí thông minh của mình, họ thích giữ im lặng. Họ xem xét mọi thứ với thái độ quan sát, lắng nghe, tập trung khám phá bản chất và những mối liên hệ bên trong.

Nếu bạn đang nghi ngờ lập luận trên thì hãy theo dõi ngay câu chuyện sau:

Franklin D. Roosevelt là nhà chính trị gia, luật sư người Mỹ, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Ông là tổng thống tại vị lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, trở thành một trong những các nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất ở thế kỷ 20.

Thế nhưng ít ai biết được thuở nhỏ, ông phản ứng rất chậm, thậm chí bị mọi người chê cười là vụng về, đểnh đoảng. Có lần, một người đưa cho ông 2 tờ tiền, gồm 1 tờ 5$ và 1 tờ 10$. Lần nào ông cũng chọn 5$ và ông kiếm được kha khá tiền.

Câu chuyện này cho chúng ta thấy, khéo léo không chỉ là phán đoán tức thì và phản ứng nhanh bên ngoài. Nó được thể hiện nhiều hơn trong cách suy nghĩ về vấn đề và sự khôn ngoan trong việc lựa chọn.

Mặc dù Franklin D. Roosevelt luôn chọn đồng tiền có mệnh giá ít hơn nhưng trên thực tế, ông đã có một lựa chọn sáng suốt sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Ông biết rằng trong một số trường hợp, lợi ích ngắn hạn có thể không mang lại lợi ích dài lâu. Vì vậy, ông dứt khoát chọn 5$, khiến ông nhận được nhiều 5$ sau đó. Nhưng nếu ông chọn tờ tiền mệnh giá lớn lúc đầu thì sau này, sẽ không ai đưa tiền cho ông.

Mức độ IQ sẽ tác động đến cách mọi người giải quyết mọi việc. Những người có chỉ số IQ thấp hơn có thể không đủ thời gian và năng lượng để suy nghĩ sâu sắc và toàn diện khi xử lý thông tin. Vì vậy, họ có xu hướng tập trung vào những lợi ích rõ ràng trước mắt.

Ngược lại, những người khôn ngoan sẽ suy nghĩ và phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn. Họ sẽ xem xét nhiều yếu tố hơn. Chẳng hạn như lợi ích lâu dài, đạo đức luân lý hay các tác động,… Và phương pháp này rõ ràng những người có IQ thấp không thể hiểu được.

Kinh nghiệm và trình độ nhận thức của mỗi người là khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong sự lựa chọn của họ. Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm và quan điểm độc đáo khiến chúng ta không ngừng suy nghĩ về các vấn đề và đưa ra lựa chọn khác nhau.

IQ là một khái niệm tương đối phức tạp và một cuộc khảo sát trước đây đã chỉ ra rằng, mức độ IQ được đánh giá trên nhiều đặc điểm như: Trí tưởng tượng, quan sát, trí nhớ, khả năng thực hành, khả năng bắt chước, phạm vi quan tâm,…

Lấy một ví dụ đơn giản, khi 2 đứa trẻ trả lời câu hỏi cùng một lúc. Phản ứng của một đứa trẻ rất nhanh, có thể đưa ra câu trả lời trong vài giây. Trong khi đứa trẻ kia mất một thời gian suy nghĩ để nói ra kết quả. Chỉ từ mô tả, nhiều người cho rằng rõ ràng đứa trẻ đầu tiên thông minh hơn. Nhưng đứa trẻ đó lại không trả lời đúng, người chiến thắng là đứa trẻ trả lời chậm hơn.

Từ câu chuyện này có thể thấy, những người đưa ra kết luận nhanh chóng không nhất thiết sẽ thông minh hơn những người có suy nghĩ kỹ lưỡng. Thường suy nghĩ cẩn thận sẽ thu được kết quả chính xác và toàn diện hơn. Mặc dù phải mất nhiều thời gian để phân tích nhưng sẽ tránh được những sai lầm do vội vàng hoặc đưa ra lựa chọn không hoàn hảo.

Mỗi người đều có chuyên môn kiến thức cùng kinh nghiệm riêng nên họ sẽ có những cách suy nghĩ khác nhau. Đối với những người có IQ cao, họ không đưa ra câu trả lời bằng trực giác. Thay vào đó, thông qua phân tích có hệ thống và thu thập chi tiết các điều kiện để đưa ra quyết định. Mặc dù tốc độ phản ứng của họ chậm nhưng không có nghĩa là họ thiếu khả năng suy nghĩ.

Nguồn: Toutiao

Ứng Hà Chi

menu
menu