Nghiên cứu: những con chó hung dữ thường có người chủ không tốt

nghien-cuu-nhung-con-cho-hung-du-thuong-co-nguoi-chu-khong-tot

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp chó dữ tấn công người, và một nghiên cứu cho thấy, chó hung dữ thường đi kèm với người chủ không tốt.

NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC UTRECHT Ở HÀ LAN

Giáo sư Stanley Coren tại Đại học British Columbia ở Canada, đã viết trên trang Tâm lý học ngày nay (Psychology Today) rằng, một nghiên cứu gần đây cho thấy, CHỦ CỦA NHỮNG CON CHÓ NHỎ HUNG DỮ THƯỜNG CÓ KHUYNH HƯỚNG CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI. 

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Utrecht ở Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu 374 con chó rất hung dữ. Những chú chó này có hành vi cắn người hoặc động vật, nên đã bị chính quyền nước này bắt giữ. 

Những con chó con này có thể được chia thành hai nhóm. Nhóm 159 con đầu tiên bị bắt giữ từ năm 2008 đến 2010. Nhóm thứ hai gồm 215 con đã bị bắt giữ từ năm 2020 đến 2022. 

Hầu hết các nghiên cứu trước đây về những con chó dữ đều tập trung vào các giống chó nhỏ. Nghiên cứu xác nhận rằng, phần lớn giống chó nhỏ bị chính phủ bắt giữ vì hành vi hung hăng là giống chó Bull Terrier chiếm 58%. Nhưng nghiên cứu lần này chủ yếu tập trung vào đặc điểm của những người chủ nuôi chó. 

CHỦ NHÂN CỦA NHỮNG CON CHÓ DỮ SẼ CƯ XỬ NHƯ THẾ NÀO?

Hầu hết những người nuôi chó dữ này là nam giới (61%). Còn nạn nhân: 51% là người lớn; 13% là trẻ em; 30% là những con chó nhỏ khác; 6% là mèo con và các động vật khác. 

Hầu hết những con chó hung dữ này đều đã thể hiện hành vi hung hăng ra nhiều lần. Trong số này, 64% đã từng cắn người hoặc động vật nhiều hơn một lần trước đó và đã bị lập biên bản với cơ quan hữu quan. Hơn 22% đã từng 4 lần hoặc nhiều hơn có hành vi cắn người và động vật trước đây. 

Phần lớn chủ sở hữu (63%) khi chó của họ tấn công người khác đã không ngay lập tức hỗ trợ nạn nhân, chẳng hạn như ngăn chặn con chó của họ. Còn 20% chủ sở hữu đã thể hiện hành vi hung hăng, thậm chí uy hiếp hoặc đe dọa nạn nhân của họ. 

Ngoài ra, chủ nhân của những con chó hung dữ này hiếm khi thể hiện sự cảm thông với nạn nhân của họ. Có 13% chủ sở hữu phủ nhận mức độ nghiêm trọng của vết cắn và có 9% khác đổ lỗi cho nạn nhân. Chỉ có 14% chủ nhân tỏ ra “sẵn sàng hợp tác”. 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hành vi của những người chủ nuôi chó hung dữ, được chia thành hai phần, một là hành vi chống đối xã hội của chủ, và hai là cách chủ đối xử với chó của họ. 

Theo các hồ sơ liên quan, hành vi chống đối xã hội của những người nuôi chó hung dữ này bao gồm: Lạm dụng chất gây nghiện, la hét hoặc đe dọa người khác ở nơi công cộng, phạm tội, quấy rối hoặc gây ồn ào, bạo lực gia đình, lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em, lấy chó làm vũ khí đe dọa .v.v Có 29% chủ sở hữu có 2 hoặc nhiều hơn những hành vi chống đối xã hội như vậy. 

Còn cách người chủ đối xử với chó của mình bao gồm: Ngược đãi chó, bắt chó ở một mình, để chó đi lang thang hoặc bỏ mặc chúng. Có 22% chủ sở hữu có 2 hoặc nhiều hơn những ghi chép ngược đãi động vật như vậy.

HÀNH VI CỦA CHỦ SỞ HỮU CHÓ DỮ CÓ NGÀY CÀNG TỆ HƠN?

Khoảng thời gian giữa hai nhóm chó dữ nói trên bị bắt giữ là khoảng 10 năm. Các nhà nghiên cứu muốn biết liệu hành vi của những người nuôi chó hung dữ có thay đổi một cách có hệ thống theo thời gian hay không, vì vậy họ đã tiến hành phân tích. 

Họ nhận thấy những thay đổi đáng kể trong một số phương diện, nhưng theo chiều hướng tồi tệ hơn, bao gồm việc gia tăng sử dụng chất gây nghiện, la hét hoặc đe dọa người khác. Ngoài ra, dường như có sự gia tăng số lần cắn người và động vật của từng con chó. 

Cuối bài báo, Coren nói rằng các nhà nghiên cứu dường như đã đi đến kết luận rằng “những con chó dữ thường có những người chủ xấu”. Họ đã đề cập ở phần cuối của báo cáo nghiên cứu rằng một số chủ sở hữu chó hung dữ có thể không sẵn lòng hoặc không có khả năng bảo vệ an ninh xã hội.

Theo Epoch Times

menu
menu