Những Nguy Hiểm Của Việc Double Check

nhung-nguy-hiem-cua-viec-double-check

“Tôi đã tắt bếp chưa nhỉ? Có lẽ tôi sẽ kiểm tra một lần nữa.”

“Tôi đã tắt bếp chưa nhỉ? Có lẽ tôi sẽ kiểm tra một lần nữa.”

“Tôi vẫn đang giữ vé máy bay trong người chứ? Để chắc chắn tôi sẽ kiểm tra lại túi.”

“Tôi nhớ là đã khóa cửa sau khi ra khỏi nhà? Tôi sẽ quay lại nhà để kiểm tra lần nữa cho chắc.”

Double check hay nói cách khác, tất cả chúng ta đều cảm thấy đôi khi cần phải kiểm tra lại, để tự trấn an bản thân rằng chúng ta đã không bỏ qua điều gì đó quan trọng hoặc bỏ qua một vấn đề rủi ro có thể gây nguy hiểm. Khi chúng ta bị áp lực hoặc lo lắng về điều gì đó, chúng ta thường kiểm tra lại việc mà chúng ta đã làm hai hoặc thậm chí ba lần. Đó là điều bình thường, nhưng đối với nhiều người, khi việc kiểm tra lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành một thói quen, nó có thể còn tồi tệ hơn. 

Giải Thích

Đối với những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, việc kiểm tra có thể ngốn hàng giờ mỗi ngày, do nỗi sợ hãi về những viễn cảnh không thể xảy ra. Một giáo viên liên tục tìm kiếm trên sàn nhà, bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng có một chiếc kim hoặc đinh ghim bị rơi trong thảm và nó có thể gây thương tích cho học sinh của cô ấy. Một người đàn ông dành hai giờ mỗi sáng để xác minh rằng tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và ổ cắm điện trong căn hộ của anh ta vẫn bình thường trước khi đi làm.

Đây là những trường hợp cực đoan và thậm chí là những người chỉ lo lắng đôi chút có thể vướng vào những vòng lặp nói trên. "Nếu tôi nhìn lại một lần nữa," họ tự nhủ, "Tôi sẽ muốn chắc chắn rằng mọi thứ đều ổn."

Tuy nhiên, kiểm tra nhiều lần không giải quyết được vấn đề. Mọi người cảm thấy tốt hơn trong giây lát, nhưng nỗi lo nhanh chóng quay trở lại — và gia tăng mức độ. Sự nghi ngờ ngày càng tăng: tôi đã thực sự tắt điện? Người lo lắng sẽ tìm kiếm trong tâm trí của mình, và chỉ tìm thấy sự không chắc chắn.

Bạn có thể thấy double check khá giống tình huống chúng ta ký ức giả (false memory). 

Tại Sao Double Check Có Thể Phản Tác Dụng?

Theo nhà tâm lý học Adam Radomsky tại Đại học Concordia, Quebec, việc kiểm tra lặp đi lặp lại thực sự làm tăng sự nghi ngờ bằng cách khiến sự việc trở nên khó nhớ hơn.

Trong một nghiên cứu, nhóm các nhà nghiên cứu của ông đã yêu cầu các sinh viên đại học bình thường tắt nguồn điện trước, sau đó liên tục kiểm tra bếp điện được bố trí trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các sinh viên được hỏi liệu bếp đã tắt hay chưa, trí nhớ của họ rõ ràng như thế nào về tình huống và họ có chắc chắn rằng họ đã nhớ chính xác những gì đã xảy ra hay không.

Những sinh viên đã kiểm tra bếp từ 10 hoặc 15 lần đều nhớ chính xác rằng nó đã tắt - nhưng trí nhớ không còn sống động như lần đầu họ kiểm tra, và họ không mấy tin tưởng vào trí nhớ của mình. Bởi vì họ đã kiểm tra, nên họ bắt đầu nghi ngờ về những gì họ đã tận mắt chứng kiến.

Radomsky nói: “Bạn càng kiểm tra nhiều lần, thì những gì bạn nhớ càng kém sống động và ít chi tiết hơn, và bạn càng không tự tin vào trí nhớ của mình. "Double check, được cho là khiến bạn tự tin hơn vào những gì đang diễn ra, nhưng lại khiến bạn thiếu tự tin hơn với những gì đã xảy ra."

Khi kiểm tra lại nhiều lần những sự kiện mà bản thân cảm thấy không rõ ràng, và thay vì một lần xuất hiện rõ ràng, đáng nhớ, người kiểm tra sẽ phải đối mặt với một loạt các sự kiện tương tự có xu hướng bị mờ đi cùng nhau. Thật khó để nhớ lại các chi tiết cụ thể sau khi lặp lại cùng một hành động 10 hoặc 15 lần. Đó là khi sự nghi ngờ bắt đầu tăng lên.

Kiểm tra nhiều lần gắn với mục đích của việc tìm kiếm sự trấn an nhưng nó cũng có thể làm tăng nỗi sợ hãi về sức khỏe và những lo lắng khác. Một người lo lắng lo lắng về một triệu chứng bệnh và mặc dù đã được bác sĩ kiểm tra, anh ta vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin với hy vọng xoa dịu nỗi sợ hãi của chính mình. Thông tin mới tạm thời khiến anh ta yên tâm, nhưng tác dụng sẽ sớm mất đi, và anh ta lo lắng, bắt đầu tìm kiếm sự trấn an tốt hơn. Điểm rắc rối là, anh ấy đang tìm kiếm thứ mà anh ấy sẽ không bao giờ tìm thấy.

Những người bị OCD ở mức độ nặng thường cần được hỗ trợ bằng thuốc hoặc thông qua liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT), trong đó họ học cách chịu đựng sự lo lắng, thay đổi suy nghĩ sợ hãi và dần dần từ bỏ thói quen kiểm tra để cuối cùng họ nhận ra rằng họ không nên nhượng bộ trước sự cám dỗ của việc kiểm tra quá cẩn thận, đặc biệt khi double check là điều họ muốn làm nhất.

Nguồn: Psychology Today - The Dangers of Double-Checking

Dịch bởi Tâm lý Việt Pháp

menu
menu