Niềm vui của việc chà đạp kẻ yếu

niem-vui-cua-viec-cha-dap-ke-yeu

Bạn có biết, Marquis de Sade (1740-1814) là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau với những tác phẩm về chủ đề đồi trụy và bạo dâm.

Một tác phẩm thể hiện rõ con người thật của Sade mang tên “Juliette”. Nữ nhân vật chính trong câu chuyện có tên là Juliette, một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, gặp gỡ những người đàn ông giàu có hay những người trong giới quý tộc có đam mê với thú vui đồi trụy. Trong số đó, Juliette được học hỏi từ một người tên là Noirceuil. Ông ta không chỉ là một người đàn ông máu lạnh mà còn rất biết tận hưởng thú vui hành hạ người khác. Ông ta có một người vợ trẻ đẹp nhưng lại cảm thấy vô cùng hưng phấn khi quan hệ tình dục với những người phụ nữ khác trước mặt vợ mình hay đem vợ mình cho người đàn ông khác hành hạ.

Thực ra, Noirceuil chính là kẻ thù của cha Juliette. Chính âm mưu gian ác của Noirceuil đã khiến gia đình của cô phá sản và gây ra cái chết của cha cô. Vậy mà, khi Noirceuil tiết lộ điều này, Juliette không hề có ác cảm với kẻ đã hủy hoại cha mình, ngược lại cô bị thu hút bởi tội ác của hắn. Juliette đã thành công nhận được sự yêu thích của Noirceuil bằng cách nghĩ ra những ý tưởng tàn khốc. Chính Juliette là người đã chỉ đạo cảnh Noirceuil làm nhục vợ mình trước mặt những tên đàn ông khác, khiến cô ấy đau đớn rồi giết chết cô ấy... 

Nếu nhìn từ quan điểm thông thường, những cảnh tượng giống như trên thường sẽ khiến chúng ta quay lưng đi mà không dám nhìn. Nhưng ở đó, hoàn toàn không tồn tại sự đồng cảm giữa con người với con người, ngược lại chỉ có sự căm ghét, khinh thường và kiêu ngạo của những kẻ thống trị. Mượn lời của một nhân vật trong truyện, Sade nói: “Đúng vậy, chúng tôi là thần. Cũng giống như thần, khi chúng tôi vừa mới sinh ra liền được thỏa mãn dục vọng.”

Ngày nay, tác phẩm này vẫn được đánh giá cao và triết học về cái ác của Sade cũng tương đồng với Bataille ở chỗ bản thân cái ác bị mục tiêu hóa và thiếu sự đồng cảm với người khác, tuy nhiên cái ác của Sade có một điểm khác biệt lớn. Trong khi triết lý của Bataille bắt nguồn từ sự nguy hiểm khi tồn tại bên cạnh cái chết thì triết lý của Sade lại ngợi ca sự sống và sức mạnh đến đáng sợ. Sự chết chóc và xấu xa mà Bataille miêu tả, tạo ra sự ham muốn khi tiếp xúc với sinh mệnh hay cái đẹp, còn Sade lại tận hưởng niềm vui và sức mạnh của chính mình thông qua thú vui chà đạp những kẻ yếu đuối. Trong truyện, Noirceuil đã nói như thế này: “Một khi thanh âm của niềm đam mê mãnh liệt được chú ý đến thì tất cả những tiếng nói khác đều sẽ bị lu mờ và chủ nghĩa vị kỷ sẽ lấy lại quyền bất khả xâm phạm của nó. Khi đó chúng ta sẽ bắt đầu phớt lờ nỗi đau của người khác. Vốn dĩ ban đầu bản thân chúng ta có điểm gì chung với những nỗi đau của người khác chứ? Chẳng phải chúng ta hiểu nỗi đau của người khác chỉ vì sợ cuộc đời của mình cũng sẽ chịu số phận tương tự đó sao? Và nếu lòng thương hại được sinh ra từ sự sợ hãi thì nó cũng chỉ là một dạng yếu đuối mà thôi. Vì vậy, chúng ta phải tự bảo vệ mình khỏi những điều đó và trốn thoát càng nhanh càng tốt.”

Trong khi Bataille coi cảm giác tội lỗi được sinh ra từ sự cấm đoán là một yếu tố không thể thiếu tạo nên sự ham muốn, thì Sade lại coi cảm giác tội lỗi là kẻ thù của mình và khao khát làm điều ác đến mức mất hết lương tâm. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, cách sống tôn vinh kẻ thù của cha mình như Juliette cũng có thể hiểu như là một cơ chế phòng vệ, ở đó cô cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách biến mình trở nên giống như những kẻ ác đã đẩy cô đến bước đường này. Hiểu đơn giản tức là, người bị ngược đãi đồng hóa bản thân để giống với kẻ đã ngược đãi mình. Và trong trường hợp của Juliette, cô đã cố gắng kéo dài sự sống và tránh để mình bị tổn thương bằng cách đồng hóa chính mình với những kẻ tàn bạo, độc ác đã ép chết cha mình chứ không chống trả giống như người cha đã bị bức đến chết.

Trích từ cuốn sách Tâm lý học lập dị: bí mật của những hành vi bất thường

Hẹp hòi, ghen tị, nhạy cảm, tự ti, bạo lực, nghi ngờ, nổi loạn, tham lam,…

Bạn có thấy những phẩm chất này quen thuộc không?

Con người thực chất là một sinh vật đa nhân cách. Mỗi cá nhân đều mang một bản ngã tội lỗi và một con quỷ ẩn sâu bên trong mình. Tâm lý bất thường chỉ xuất hiện cực kỳ ngắn ngủi và có thể kiểm soát được trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, vẫn có những người kéo dài trạng thái này và ngày càng cực đoan hơn, đẩy bản thân vào vùng tâm lý vượt xa lẽ thường.

Trên thực tế, nhiều vĩ nhân hay thiên tài trong lịch sử đều bị mắc kẹt trong những căn bệnh tâm lý nghiêm trọng:

- Nhà văn nổi tiếng người Nhật Yukio Mishima chết vì chủ nghĩa hoàn hảo.

- Mahatma Gandhi, vị Cha già dân tộc Ấn Độ, người đã lãnh đạo phong trào tự do của Ấn Độ, mắc chứng sạch sẽ cực đoan, tôn sùng chủ nghĩa cấm dục, không chỉ lên án tình yêu nam nữ mà còn chống lại mọi sự hưởng thụ vật chất giả tạo.

- Triết gia Pháp Georges Bataille là một người bị ám ảnh bởi sự chết chóc và thích gây đau đớn cho người khác, cũng giống như người tiền nhiệm của ông – Marquis de Sade có sở thích bạo dâm.

- Triết gia Friedrich Nietzsche dần mắc chứng trầm cảm và sợ giao tiếp xã hội vì quá nhạy cảm.

- Nhà thơ lãng mạn Anh Lord Byron là một người song tính.

- Triết gia Bertrand Russell, người từng đoạt giải Nobel, có đời sống riêng tư phóng đãng và một thời gian đắm chìm trong trò chơi đổi vợ.

- Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung là một trường hợp điển hình của chứng đa nhân cách.

- Nhà văn Nhật Bản Natsume Soseki mắc chứng hoang tưởng bị hại.

Vậy khi thiên thần và ác quỷ luôn cùng tồn tại, bạn phải làm sao để đối mặt với con quỷ bên trong con người mình?

Câu trả lời sẽ được giải đáp trong “Tâm lý học lập dị”. Tựa sách đã chiếm vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng sách tâm lý học phổ thông của Amazon Nhật Bản suốt nhiều năm liền. Từ việc phân tích những thói quen kỳ quặc xuất hiện trong hành vi hằng ngày của con người, nội dung sách sẽ giúp chúng ta khám phá và hiểu về “một bản thân khác” ẩn sâu trong cơ thể, đồng thời tìm lại lối sống cân bằng để không đánh mất nền tảng tinh thần của chính mình.

Chỉ khi bình tĩnh chấp nhận các trạng thái TÂM LÝ LẬP DỊ và điều chỉnh một cách có ý thức, bạn mới có thể tồn tại mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này. Sức mạnh của chúng ta nằm ở việc nỗ lực chữa lành bản thân sau thương tổn, không ngại thể hiện nội lực và tình yêu ẩn giấu bên trong mình.


Bạn có thể đặt sách tại:

Tiki: https://shorten.asia/sRc6Z2jt

Shopee: https://s.shopee.vn/2VZJUPLtml

menu
menu