Phản ứng đố kỵ
Con người rất dễ sinh ra lòng đố kỵ đối với những người thành công hơn mình, xuất sắc hơn mình, được cưng chiều hơn mình, mà lòng đố kỵ này bạo phát qua các cách như oán giận, giành giật, gièm pha, hãm hại, vu khống, phá hoại, âm mưu đâm sau lưng v.v...
Cổ ngữ có nói: “Cây cao đón gió, tất bị quật đổ; đụn đất nhô cao trên bờ, tất bị nước cuốn; đức hạnh cao hơn mọi người, tất bị dèm pha”. đã phản ảnh một nguyên lý tâm lý học phổ biến: Con người rất dễ sinh ra lòng đố kỵ đối với những người thành công hơn mình, xuất sắc hơn mình, được cưng chiều hơn mình, mà lòng đố kỵ này bạo phát qua các cách như oán giận, giành giật, gièm pha, hãm hại, vu khống, phá hoại, âm mưu đâm sau lưng v.v..., có thể biến tướng thỏa mãn phản ứng đố kị về mặt tình cảm, khiến tâm lý đạt được trạng thái cân bằng tạm thời.
Con người đều có dục vọng, dục vọng là nguyên nhân cơ bản nhất của tất cả mọi hành vi con người hành sự. Cấp bậc của dục vọng có cao có thấp, dục vọng cấp thấp là do sinh lý, nhu cầu cần thiết, ví dụ như ăn no mặc ấm; dục vọng cấp cao lại là yêu cầu được tinh thần hóa sinh ra sau khi thỏa mãn dục vọng cấp thấp, ví dụ mọi người tán thành, ý thức về bản thân, nhu cầu thuộc về linh hồn. Học thuyết nhu cầu nhân loại của Abraham H. Maslow trình bày rõ chính là vấn đề này.
Thế nhưng cho dù ngày nay khoa học tự nhiên phát triển, khoa học nhân văn hưng thịnh, nhu cầu của loài người cũng không dễ dàng được thỏa mãn, đặc biệt là nhu cầu cấp cao. Khi nhu cầu không thể thỏa mãn bèn chuyển hết mọi cảm xúc tiêu cực sinh ra do khát khao không được thỏa mãn sang cho người có cảnh ngộ tương tự mình nhưng lại có được sự thỏa mãn na ná hoặc tương đồng với mình, tâm lý này chính là sự đố kị. Biểu hiện cơ bản của phản ứng đố kỵ là thù ghét.
Thù ghét và nôn nóng là cảm xúc mà tất cả phản ứng đố kị đều có thể xảy ra, đương sự do các loại nguyên nhân dẫn tới dục vọng không thể thỏa mãn, vì vậy sẽ căm ghét những người tương đối hạnh phúc. Có một số cửa hàng tạp hóa cạnh nhau, một trong số đó nằm ở góc phố, còn những cửa hàng khác chỉ là những cửa hàng bán lẻ ven đường. Mọi người có một tâm lý rất kỳ quái, khi mấy cửa hàng như vậy đồng thời tồn tại, nếu không có tiêu chuẩn phân biệt, đại đa số mọi người sẽ luôn chọn cửa hàng ở góc phố mà không phải cửa hàng bán lẻ ven đường, dường như bởi vì góc phố nhìn có vẻ độc đáo hơn. Bất luận như thế nào, cửa hàng tạp hóa ở góc phố cũng luôn kinh doanh phát đạt, còn mấy nhà bên cạnh thì lại vắng vẻ, tiêu điều.
Có lần, một vị khách đến mua thảm điện, đầu tiên đã tới cửa hàng vắng vẻ, ưng một mẫu rồi, nhưng sau khi hỏi giá cả lại không bỏ tiền mua. Tiếp tục bước vào cửa hàng góc phố, hỏi qua giá tiền liền lấy thảm điện mẫu tương tự.
Đây kỳ thực là tâm lý rất bình thường của khách hàng: So sánh giá cả giữa các nhà.
Nhưng việc nhỏ này đã khiến các bà chủ của những cửa hàng vắng khách cảm thấy tức giận, sau khi nhìn thấy khách cầm thảm điện từ cửa hàng tạp hóa ở góc phố bước ra, lập tức đuổi theo mắng khách hàng một trận.
Khách hàng dường như tính khí cũng không vừa, hơn nữa cảm thấy mình chẳng có gì sai, liền quay người cãi nhau với bà ta một trận. Tận mắt thấy xung đột sắp lên cao, chủ cửa hàng tạp hóa gốc phố liền ra khuyên can để không ảnh hưởng tới việc buôn bán. Việc khuyên can này không có ích gì, cuối cùng khiến bà chủ đó tức giận, thuận tay vớ cái chảo có cán, ném vào chủ cửa hàng tạp hóa góc phố. Chủ cửa hàng này bỗng chốc bị chảo đập trúng, hôn mê tại chỗ, bệnh viện giám định bị chấn động não mức độ nhẹ. Sau khi báo án, cảnh sát lập tức đến hiện trường lấy chứng cứ, nếu theo trình tự tư pháp, nhất định phán bà chủ cửa hàng kia tội gây thương tích nhẹ, ít ngồi tù ba năm.
Nhưng chủ cửa hàng nằm viện dường như đồng ý hòa giải, việc này cũng không náo loạn tới tòa án, nhưng bà chủ này không tránh được tội phá hoại.
Do đố kị nhà bên cạnh kinh doanh tốt, cho nên tính khí càng ngày càng nóng nảy, đây chính là một mặt căm thù, và nóng nảy của phản ứng đố kị.
Thực ra, đối tượng căm thù của bà chủ này vốn dĩ là cửa hàng bên cạnh, nhưng do phải cùng kinh doanh, cho nên bà chủ tạm thời kiềm chế sự căm ghét đối với họ, chuyển sang xả hận lên đối tượng khác - vị khách hàng kia.
Sau đó chủ cửa hàng tạp hóa góc phố ra can ngăn, điều này khiến bà chủ cửa hàng vắng khách không kiềm chế được, liền có hành vi tấn công sau đó. Hành vi tấn công cũng là phản ứng điển hình của tâm lý đố kỵ.
Con người có tâm lý đố kỵ là bình thường, nhưng để mặc đố kị kéo dài, biến đố kị thành cách tấn công thực tế, điều này rất nguy hiểm. Cách tốt nhất kiềm chế đố kỵ có hiệu quả, kỳ thực rất đơn giản, có thể chia thành hai bước: Thứ nhất, bạn phải hiểu bản thân muốn gì, vì sao có thể đố kị; thứ hai, muốn ăn táo thì ăn, muốn dùng Táo (iPhone) thì cố gắng làm việc, đố kỵ vĩnh viễn sẽ không cho bạn bất kỳ quả táo nào, chỉ có thể cho bạn quả ác.
Trích từ cuốn sách: Tâm lý học - Nghệ thuật giải mã hành vi