Sử dụng đại từ tôi thường xuyên là một dấu hiệu của trầm cảm hoặc địa vị xã hội thấp

su-dung-dai-tu-toi-thuong-xuyen-la-mot-dau-hieu-cua-tram-cam-hoac-dia-vi-xa-hoi-thap

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, thất vọng, thì việc cố gắng sử dụng từ “tôi” ít thường xuyên có thể là một ý tưởng hay – nó sẽ buộc bạn dịch chuyển sự chú ý của bạn ra khỏi bản thân bạn.

Chúng ta thường cho rằng những người sử dụng từ “tôi” là thích khoe khoang hoặc tự mãn. Trong thực tế, họ có thể bị trầm cảm hoặc ở dưới cùng của thang bậc xã hội của họ.

Trong những năm 1990, nhà tâm lý James Pennebaker, hiện nay ở đại học University of Texas ở Austin, đã phát triển một chương trình máy tính đếm được những từ nào đó trong nhiều văn bản – bao gồm những bản sao cuộc hội nghị, những cuộc thảo luận trong chat room, những tin nhắn giữa những người yêu nhau và thơ. Khi nói đến những bài thơ, ông đưa ra giả thuyết là những bài thơ được viết bởi những người sau này tự tử sẽ bao gồm nhiều từ như “chết” hơn những bài thơ khác. Thật bất ngờ, điều đó không đúng. Thay vào đó, từ mà những người bị trầm cảm ưa thích là từ “tôi”.

Người có địa vị xã hội thấp hơn cũng có xu hướng sử dụng từ “tôi”. Trong thực tế, khi Pennebaker và nhóm của ông phân tích những bản sao trong quân đội, họ có thể dự đoán về cấp bậc của người nói bởi tần số của từ “tôi”. Những người ở cấp cao hơn của hệ thống cấp bậc trong công ty mà tôi từng làm việc thường có nhiều bài phát biểu dài – họ chắc chắn đang đòi hỏi sự chú ý – nhưng họ không nói về bản thân họ một cách rõ ràng, sử dụng từ “tôi”. Thay vào đó, họ khẳng định những quan điểm hoặc kể những câu chuyện.

Nếu bạn chú ý đến những từ “nhưng” và “không” và “không bao giờ”, người nói có thể lấy đi niềm vui của bạn. Tuy nhiên, điều này có thể là một dấu hiệu của sự trung thực, nghiên cứu của Pennebaker phát hiện thấy. Những kẻ nói dối có những câu nói chung chung mà không có đại từ và có thể tránh nghe có vẻ đầy sức thuyết phục. Giả sử bạn đang tìm người thu một khoản tiền lớn trên một web về hội nghị trực tuyến phim khiêu dâm. Người nào nói rằng “Người có hiểu biết thì biết nhiều hơn việc chỉ thu tiền ở mức cao vào các hội thảo sex trực tuyến” thì ít đáng tin hơn người nói “Tôi không có hứng thú với hội thảo sex trực tuyến và sẽ không bao giờ thu phí những thứ đó!”

Hãy cẩn thận khi rút ra những kết luận về người khác dựa vào số lần bạn nghe từ “tôi” hoặc “nhưng”. Những khác biệt là tinh tế và khó nghe. Theo Pennebaker, từ “tôi” có thể cấu thành 6.5% của các từ được dùng bởi một người đang bị trầm cảm, đối lập với 4% đối với một người không bị trầm cảm. Bạn cần một chương trình máy tính để phân biệt.

Một cách mà bạn có thể ứng dụng nghiên cứu của Pennebaker là giám sát việc sử dụng từ “tôi” của bạn. Chúng ta biết rằng việc chúng ta hành xử như thế nào ảnh hưởng đến tâm trạng của riêng chúng ta. Mỉm cười – ngay cả nếu bạn không thấy thích cười – và bạn có thể thực sự cảm thấy tốt hơn. Do đó nếu bạn đang cảm thấy chán nản, thất vọng, thì việc cố gắng sử dụng từ “tôi” ít thường xuyên có thể là một ý tưởng hay – nó sẽ buộc bạn dịch chuyển sự chú ý của bạn ra khỏi bản thân bạn.

Bạn có thể cần khám phá những nguyên nhân của tâm trạng suy nhược của bạn. Pennebaker nói rằng, viết lách có thể làm bạn vượt qua một thời điểm tồi tệ – nhưng chìa khoá là bạn không viết cho người khác, chỉ viết cho bản thân bạn. Mục tiêu là hoàn toàn trung thực, chứ không phải là viết hay.

Trên website của ông, Pennebaker khuyên bạn chọn một thời điểm và một nơi mà bạn sẽ không bị làm gián đoạn, sau khi làm việc hoặc trước khi đi ngủ. Viết trong 15 phút một ngày trong ít nhất 3 ngày. Viết liên tục, và đừng lo lắng về ngữ pháp hoặc viết đúng chính tả. Bạn có thể lặp đi lặp lại về bản thân bạn trong 15 phút. Bạn có thể dùng máy vi tính hoặc viết bằng tay; và nói vào máy thu âm. Bạn có thể viết về một vấn đề hoặc bất kì điều gì xuất hiện trong đầu bạn trong 3 ngày.

Trong nghiên cứu của ông, ông đưa cho mọi người những chỉ dẫn đó: Trong 4 ngày tới, tôi muốn các bạn viết về những cảm xúc và suy nghĩ sâu xa của bạn về kinh nghiệm làm bạn khó chịu nhất trong cuộc đời bạn. Hãy khám phá những ý nghĩ và cảm xúc của bạn về nó. Trong bài viết của bạn, bạn có thể gắn kinh nhiệm này với thời thơ ấu của bạn, mối quan hệ của bạn với bố mẹ, người bạn từng yêu hoặc đang yêu, hoặc ngay cả nghề nghiệp của bạn. Kinh nghiệm này có liên quan như thế nào đến con người mà bạn sẽ thích trở thành, con người bạn từng là trong quá khứ, hoặc con người bạn hiện đang là?

Nhiều người chưa từng có một kinh nghiệm sang chấn tâm lý nào nhưng tất cả chúng ta từng có những xung đột hoặc stress lớn trong cuộc đời của chúng ta và bạn có thể viết về chúng. Bạn có thể viết về vấn đề tương tự hằng ngày hoặc một loạt những vấn đề khác nhau. Dù bạn chọn viết về bất kì điều gì thì điều quan trọng là bạn thực sự cởi mở và khám phá những cảm xúc và suy nghĩ rất sâu xa của bạn.

Xem video

MỘt số sách tham khảo:

Adams, Kathleen (1998). The Way of the Journal : A Journal Therapy Workbook for Healing. Sidron Press.

Baldwin, Christina (1992). One to One : Self-Understanding Through Journal Writing. Evans Publisher

DeSalvo, Louise A. (2000). Writing As a Way of Healing : How Telling Our Stories Transforms Our Lives. Beacon Press.

Fox, John (1997). Poetic Medicine : The Healing Art of Poem-Making. Tarcher Press

Goldberg, Natalie and Guest, Judith (1986). Writing Down the Bones : Freeing the Writer Within. Shambhala Press.

Jacobs, Beth (2005). Writing for Emotional Balance, New Harbinger Publishers.

Pennebaker, James W. (1997). Opening Up: The Healing Power of Expressing Emotion. NY: Guilford Press.

Pennebaker, J.W. & Evans, J.F. (2014). Expressive Writing: Words that Heal. Enumclaw, WA: Idyll Arbor.

Pennebaker, J.W. (2004). Writing to Heal: A Guided Journal for Recovering from Trauma and Emotional Upheaval. Denver, CO: Center for Journal Therapy.

Rainer, Tristine (1979). The New Diary : How to Use a Journal for Self-Guidance and Expanded Creativity. Tarcher

Rubi dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/open-gently/201407/dont-say-i

menu
menu