Sức quyến rũ đầy u sầu của việc đi du lịch một mình – The School of life
Không thứ gì có thể kích động một cảm xúc lẫn lộn giữa bực dọc và vui thích, thứ tạo nên tâm trạng u sầu một cách mạnh mẽ như du lịch một mình. Một mình giữa con đường, chúng ta có thể cảm thấy lạc lõng và buồn rầu và cùng lúc đó cảm thấy như được giải thoát từ bên trong và chắc chắn về nỗi buồn của mình.
Đó là một buổi tối muộn tại một sân bay lớn ở nơi nào đó trong chốn hiện đại này. Hầu hết cửa đón khách đều trống vắng; một số ít chuyến bay còn lại đều đi đến những châu lục khác. Hầu như tất cả chúng ta sẽ phải dành cả tối bay qua một đại dương đã được dát bạc bởi mặt trăng kỳ ảo. Những hành khách đang chờ rải rác khắp bến, một số người đang ngủ, hầu hết đều đang kiểm tra tin nhắn, một vài người lại nhìn trầm tư vào khoảng không ở giữa. Bên ngoài, đội bảo trì đang chất túi lên và lắp vòi phun nhiên liệu. Những chồng thức ăn – hàng trăm những miếng ức gà vàng hoặc món lasagne như nút bần – đang được đưa vào khoang bếp. Thỉnh thoảng, một giọng nói khàn khàn nhắc chúng ta phải ở gần hành lý của mình hoặc thông báo có một con cá voi mới đã sẵn sàng để khởi hành: Osaka, San Francisco, Bắc Kinh, Dubai. Vẫn còn rất nhiều nơi chưa được biết tới, thế giới vẫn còn rất rộng lớn và bí ẩn.
Chúng ta liên tưởng từ “nhà” với điều gì đó ổn định và có tính gia đình, nhưng nơi cô quạnh, rạn nứt này có thể cảm giác giống với nơi chúng ta thuộc về hơn là nhà. Qua khung cửa kính, có thể nghe thấy tiếng nổ của động cơ. Một kẻ khổng lồ khác hạ xuống trong cơn thịnh nộ được kiểm soát một cách hoàn hảo. Sớm thôi sẽ đến lượt chúng ta. Mỗi người ở đây đều là một kẻ hành hương, mỗi người đều lúng túng và lạc lối – và điều này có thể cho chúng ta một cảm giác được thấu hiểu nhiều hơn là một môi trường với giọng điệu uỷ mị của một cộng đồng ổn định và sự hoà hợp trong gia đình. Không thể có cảm giác khủng bố ngột ngạt của sự xa lánh ở một sân bay, nơi rõ ràng là một vùng của sự khác biệt và sự bất mãn. Ấn tượng của chúng ta về sự trục trặc, thường được chịu đựng một mình và với sự tủi hổ, có thể được chấp nhận và bình thường hóa trong ngôi đền bỏ hoang của những chuyến bay này: chúng ta đều là những kẻ du mục lạc loài, lạc vào suy nghĩ bên những màn hình hay ăn nốt bữa một mình ở một quán bar. Không ai thuộc về và vì thể tất cả mọi người đều có thể thuộc về. Chúng ta, những người mãi mãi cảm thấy như những kẻ lạc loài, có thể cảm thấy không nơi đâu giống nhà hơn là trong cái chuyển động uể oải của sân bay sáng đèn lúc 11 giờ đêm.
Cũng có một cảm giác u sầu dễ chịu như thế trong một phòng khách sạn ở thành phố chúng tôi đã tới khi đi công tác và nơi chúng tôi chẳng biết một ai. Cả buổi tối chúng tôi một mình với chiếc tivi, dịch vụ phòng và một góc nhìn ra ba trăm cửa sổ khác tương tự khắp sân trong. Suy nghĩ của chúng tôi có thể cảm giác thật rộng mở và tự do, được giải thoát khỏi những yêu cầu thường nhật của gia đình và áp lực phải gắn kết, dễ đoán, dễ biết và ngoan ngoãn. Đồ đạc lạ lẫm, những bộ phim nước ngoài trên tivi và âm thanh của thành phố phía trước giải thoát chúng tôi để khám phá những vùng đất của trải nghiệm và khát vọng chúng tôi đã kháng cự lại. Từ giường của mình, trong một căn phòng khác, chúng tôi có thể thấy một người đang đọc sách; trên họ, một cặp đôi dường như đang cãi nhau; trong căn phòng thứ ba, một đứa trẻ đang cho gấu bông xem quang cảnh. Chúng tôi bỗng nhiên cảm thấy một tình yêu mãnh liệt cho những con người mà chúng tôi sẽ chẳng bao giờ gặp nhưng là những người mà với họ chúng đang chia sẻ nhanh một lát cắt của sự tồn tại trong tòa nhà bê tông vô danh đáng sợ trên rìa của một thành phố giàu có xấu xí ở một quốc gia chúng tôi không có năng lượng để thấu hiểu. Chúng tôi có thể muốn mở lòng với họ bao nhiêu, có thể có bao nhiêu niềm hối hận và nỗi buồn giấu kín; chúng ta đều xứng đáng với sự tha thứ và mềm mỏng như thế nào.
Chúng ta là những người bản địa đích thực của những nơi không quen thuộc: sân bay, khách sạn, quán ăn trên đường, con đường mở rộng dưới bầu trời không có điểm dừng. Ở những nơi bị cô lập này, chúng ta có cơ hội để gặp gỡ những phần nhỏ của chúng ta mà những công việc thường ngày không cho phép ta giao tiếp với. Chúng ta đang có một cuộc gặp gỡ với phần bị chối bỏ trong nhân cách của chúng ta, và có thể có những cuộc đối thoại nội tâm thuộc kiểu mà bị khỏa lấp bởi những cuộc nói chuyện nhảm thông thường, sự tươi cười và và những đòi hỏi thường gặp của cuộc sống thường nhật.
Chúng ta đang khôi phục lại ý thức về bản thân chúng ta là ai, lật lại những kí ức và kế hoạch, những hối hận và sự háo hức – mà không có áp lực phải làm cho yên lòng, có mục đích hay chỉ là (cái gọi là) bình thường. Cái trống trải khắp chung quanh là sự giải thoát khỏi cái thoải mái giả dối ở nhà. Ta không cần phải giả vờ nữa. Không gian vỗ về ước muốn được chấp nhận với nỗi buồn mà chúng ta đã phải trốn tránh quá lâu. Những kẻ lạc loài chúng ta gặp ở những nơi lẻ loi này dường như còn cho ta một cộng đồng thực sự mà ta ao ước hơn là những khuôn mặt thân thuộc. Trong gương mặt buồn bã của họ, chúng ta nhận ra những phần chân thành nhất và bị tổn thương của chính mình. Họ giống như những người anh chị em ruột thịt của chúng ta – cũng không thể thích nghi tính cách của họ trong những cái giới hạn chật hẹp của thế giới thông thường. Có thể có điều gì đó gần như là đẹp đẽ về những địa điểm xấu xí nhất: bọc nhựa, được thắp sáng chói, sặc sẻ, rẻ tiền. Sự thiếu vắng tính gia đình, sự thắp sáng không thương tiếc và nội thất vô danh đem đến một sự thay thế cho sự tàn nhẫn bị che lấp của thị hiếu bình thường. Có thể sẽ dễ hơn để cho nỗi buồn chiếm chỗ ở đây hơn là trong một phòng khách ấm cúng với giấy dán tường và những bức ảnh lồng khung.
Chúng ta có thể cảm giác giống nhà nhất ở nơi không có lựa chọn nào để thuộc về.
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-charm-of-lonely-places/
Dịch: Topaz
Nguồn: Acrazymind.vn