Tại sao chiều cao lại quan trọng
Hiệu ứng hào quang khiến bạn tin rằng những người cao lớn có vẻ khỏe hơn, quyền uy hơn, phù hợp hơn cho những sự vụ mà lẽ ra chiều cao không quan trọng.
Tại sao chiều cao lại quan trọng đối với những người không nằm trong ngành công nghiệp điện ảnh? Nói cho cùng thì cũng chỉ là khác biệt một vài inch thôi và việc cao lớn hơn không thực sự khiến bạn trở thành một lãnh đạo giỏi hơn hay có khả năng thuyết phục khách hàng tốt hơn. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu về lương bổng đã nhận định rằng đó chỉ là tác dụng của sự tự nghiệm.
Ảnh: Netflix.
Định kiến về chiều cao luôn thường trực trong bạn, nhắc bạn rằng cao hơn là tốt hơn, bởi đó là lối suy nghĩ mang tính thích nghi, không rõ lí do gì, đã xuất hiện trong nhiều năm. Chúng ta không thể biết chắc vì sao: Có thể là nó liên quan tới việc những người cao lớn sở hữu nền thể lực tốt hơn dường như là những người được nuôi dưỡng tốt và khỏe mạnh hơn so với những người thấp bé.
Cho dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa, những nghiên cứu ngày nay cũng đã cho thấy rằng những người cao hơn thường đáng sợ hơn, hay tỏ vẻ quyền uy hơn, rằng hiệu ứng hào quang khiến bạn tin rằng những người cao lớn phù hợp hơn cho những sự vụ mà lẽ ra chiều cao không quan trọng.
Hiệu ứng hào quang khiến một đặc điểm nổi trội của người nào đó ám màu lên thái độ và nhận thức của bạn về tất cả các đặc điểm khác của họ. Kỳ lạ hơn nữa, đặc điểm đó càng nổi bật vào lúc mà bạn hình thành ấn tượng đầu tiên về người đó, thì bạn càng khó thay đổi thái độ.
Ví dụ thế này, nếu bạn bị ấn tượng bởi sự nồng nhiệt và dễ mến của một người đồng nghiệp trong vài tuần đầu ở nơi làm mới, bạn sẽ có xu hướng tha thứ cho một loạt hành vi đáng ghét về sau này của anh ta, thậm chí kể cả khi những hành vi đó kéo dài cả năm trời.
Nếu năm đầu tiên của một mối quan hệ diễn ra tuyệt vời, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để nhận ra những vấn đề khiến cho mọi thứ trở nên đắng cay sau này.
Khi bạn thích một đặc điểm nhất định của ai đó, hiệu ứng hào quang sẽ khiến cho nhận định tích cực này lan sang tất cả những khía cạnh khác và chống cự lại mọi cuộc tấn công. Những người có ngoại hình ưa nhìn thường có vẻ thông minh hơn, những người khỏe mạnh trông có vẻ cao quý hơn, những người có tính cách thân thiện thì có vẻ đáng tin tưởng hơn... Khi họ không thực sự đúng như những gì bạn nghĩ, bạn có xu hướng tha thứ và bảo vệ họ, đôi khi hoàn toàn vô thức.
Trong khoảng một thế kỷ nghiên cứu trở lại đây, vẻ đẹp dường như là thứ có khả năng tạo nên hiệu ứng hào quang một cách dễ dàng nhất. Vẻ đẹp là một lối nói tắt, một khái niệm thay thế tạm cho quá trình xử lý vô hình trong tâm trí mà bạn chỉ được biết kết quả cuối cùng. Cũng giống như các từ "ngon miệng" hay "ghê tởm", nó miêu tả một hình thái nhất định của sự tự nghiệm cảm xúc.
Để nhìn và đánh giá một khuôn mặt là đẹp, não bộ của bạn đã trải qua một loạt những hành động, chịu ảnh hưởng từ văn hóa, kinh nghiệm,...Tất cả cộng hưởng lại, mang tới nhận thức rằng người đối diện bạn có đẹp hay không.
Những người sống trong cùng một thời kỳ và trong cùng một nền văn hóa thường có xu hướng đồng tình với nhau về tiêu chuẩn sắc đẹp và những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến nhận định của họ một cách vô thức.
Trích từ cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy
Xem sách tại Lazada: https://shorten.asia/9XezzeTD
Xem sách tại Shopee: https://shope.ee/6AEE2Ss1qR