Tại sao một số đàn ông luôn muốn kiểm soát, sai khiến vợ sau khi kết hôn?
Nhiều người đàn ông sau khi kết hôn như trở thành một con người khác.
Không ít cô vợ bực dọc, khó chịu khi thấy chồng mình thay đổi hoàn toàn sau khi kết hôn. Cụ thể, người chồng bỗng dưng muốn kiểm soát, sai khiến vợ. Họ bắt vợ làm việc này việc kia cho mình và coi đó là điều đương nhiên vợ phải làm.
Vì trong suy nghĩ của người đàn ông, mục đích lấy vợ là để tìm người có thể giúp mình làm việc nhà và chăm sóc bản thân.
Nếu người đàn ông của bạn đưa ra nhiều yêu cầu, bạn không từ chối và lần lượt đáp ứng từng thứ một thì điều bạn nhận được cuối cùng chắc chắn không phải sự tôn trọng từ anh ấy, mà là khiến anh ấy hiểu rằng sự đóng góp của bạn là tự nguyện, trách nhiệm. Về lâu dài, người đàn ông sẽ ít nhượng bộ trong hôn nhân.
Trên thực tế, sở dĩ đàn ông chiếm ưu thế trong hôn nhân chủ yếu là do họ đã quen với việc phụ nữ mù quáng chịu đựng. Chính điều này đã khuyến khích đàn ông kiểm soát, sai khiến.
Chính vì thế, nếu bạn muốn người đàn ông của mình yêu thương và chăm sóc hơn sau khi kết hôn, bạn phải học cách nói “không” khi gặp bất kỳ điều khó chịu nào. Bạn phải kịp thời lên tiếng và nói cho đối phương biết bạn thực sự cảm thấy thế nào.
Trong hôn nhân, đừng ngại làm cho đối phương không hài lòng bởi vì nếu dùng sự bất bình của mình để đổi lấy hạnh phúc, lâu ngày sẽ trở nên tê liệt. Bất kỳ mối quan hệ tốt đjep nào cũng phải thoải mái khi ở bên nhau và nên sống thật với nhau. Hãy là chính mình, đừng vì người mình yêu rồi làm những điều bản thân không thích.
Một câu chuyện sau khiến chúng ta phải suy ngẫm và rút ra được một số bài học.
Sau khi kết hôn, He Fan hoàn toàn khác so với trước kia. Trước đây, anh là người đàn ông chu đáo, tốt bụng, thông cảm với vợ và sẵn sàng làm những điều vợ mong muốn.
Tuy nhiên sau kết hôn, anh không còn yêu chiều vợ nữa. Đơn giản như việc vợ muốn mua món đồ yêu thích, He Fan sẽ gạt ngay đi: “Kết hôn rồi, em đừng lãng phí tiền bạc nữa”.
Dần dần, anh quản lý việc chi tiêu của vợ. Anh cầm cả lương của vợ, thu nhập của 2 người do anh quản lý. Việc chi tiêu trong nhà cũng do anh cân nhắc, quyết định. Vợ anh muốn mua món đồ gì đều phải có sự chấp thuận của anh.
Ngoài vấn đề tiền bạc, He Fan cũng ít quan tâm đến vợ hơn. Trước kết hôn, anh luôn chủ động làm việc nhà, chẳng hạn như nấu cơm, lau dọn nhà, rửa bát,… Nhưng sau khi kết hôn, anh không làm gì, dồn hết mọi việc cho vợ.
Nhìn vào câu chuyện, ta nhận ra, trước một người đàn ông ngày càng coi thường bạn, thích để bạn làm mọi việc, điều duy nhất bạn nên làm là nói “không”. Điều này giúp anh ấy thay đổi thai độ dựa dẫm vào bạn, anh ấy sẽ phải tự mình thực hiện một số việc.
Chỉ có như vậy, người đàn ông mới thực sự trưởng thành và đảm đương được trách nhiệm vun vén cho gia đình. Nếu không, anh ta chẳng khác gì một đứa trẻ không chịu lớn, mãi núp sau lưng vợ.
Trong mối quan hệ dù đang trong giai đoạn yêu đương hay đã kết hôn, bạn cũng phải nhớ đừng yêu quá nhiều mà hãy dành ra một khoảng thời gian riêng cho mình. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể làm những điều mình thích và tập trung tận hưởng niềm vui mà cuộc sống mang lại.
Đừng dành tất cả thời gian cho việc điều hành gia đình và nuông chiều đàn ông. Cũng đừng vì một vài lời nói đường mật của đàn ông mà đánh đổi tất cả.
Trong hôn nhân, làm người vợ đảm đang là điều người phụ nữ nào cũng hướng đến. Nhưng điều này phải dựa trên sự bình đẳng của hôn nhân và sự chung tay góp sức của vợ chồng, chứ không phải một bên đòi hỏi quá mức, còn bên kia không tìm thấy tiếng nói chung.
Nên nhớ, người phụ nữ quá đảm đang, hết lòng thu vén trong hôn nhân thường khiến chồng trở nên lười biếng, ỷ lại và có thể làm tổn thương bất cứ khi nào.
Nguồn: Toutiao
Ứng Hà Chi dịch