Tại Sao Một Số Người Chọn Rời Xa Người Mà Họ Yêu?

tai-sao-mot-so-nguoi-chon-roi-xa-nguoi-ma-ho-yeu

“Có sự khác biệt giữa người muốn bạn và người sẽ làm bất cứ điều gì để giữ lấy bạn. Hành động nói lên nhiều điều hơn là mong muốn.” – Khuyết danh

“Em xin lỗi, em yêu anh, nhưng em phải rời xa anh. Anh là sự lựa chọn đúng đắn, nhưng không phải là lựa chọn cho hạnh phúc của em.”

– Hallie Mantegna

“Cái gì? Anh không nghe nhầm đấy chứ? Nếu em yêu anh, tại sao em lại rời xa anh? Anh chắc chắn đang thiếu lời giải cho câu đố này.”

Nhưng hóa ra bạn không thiếu thứ gì cả. Đôi lúc tình yêu và cuộc sống va chạm với nhau. Thường thì sự mâu thuẫn này có thể xuất phát từ một trong hai vấn đề:

(1) Những lý do lãng mạn liên quan đến bản chất tình yêu của một người.

(2) Những lý do ảnh hưởng đến cuộc sống thăng hoa của cả hai.

1. “Anh yêu em, nhưng chưa đủ sâu nặng” 

“Có sự khác biệt giữa người muốn bạn và người sẽ làm bất cứ điều gì để giữ lấy bạn. Hành động nói lên nhiều điều hơn là mong muốn.”

– Khuyết danh

Tình yêu lãng mạn không phải là thái độ được ăn cả ngã về không – mà nó dựa trên các mức độ khác nhau. Một vài mức là đủ ổn để yêu nhau trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng lại không đủ để duy trì tình yêu lâu dài. (Ben-Ze’ev & Krebs, 2018) Ví dụ về những lý do phổ biến ở nhóm này là:

“Em đã tìm được người yêu mới.”

“Trước đây em đã yêu một người nhiều hơn yêu anh.”

“Anh hạnh phúc với em trong một thời gian ngắn (mối tình lãng mạn mãnh liệt), nhưng anh không thấy viễn tưởng về lâu về dài (không có nhiều sự lãng mạn sâu sắc).”

“Chúng ta là bạn tình tuyệt vời nhưng không phải là những người bạn tốt.”

“Chúng ta là những người bạn sâu sắc nhưng không phải là bạn tình tốt.”

“Có những khuyết điểm nơi anh khiến em không tin tưởng và cảm thấy bình an với anh.”

“Anh không thể dành cho em tình yêu mà em xứng đáng có, hay nói thẳng là, tình cảm của anh dành cho em chưa đủ mãnh liệt.”

Những lý do trong nhóm này chủ yếu là so sánh – cho thấy mức độ thấp hơn của tình yêu hoặc mức lãng mạn phù hợp. Những khác biệt trên thường liên quan đến câu nói (mơ hồ), “Anh yêu em, nhưng anh không si mê em”, một lời thú nhận khác đã chấm dứt nhiều cuộc hôn nhân và các mối quan hệ cam kết. Ở đây, có một số mức độ của tình yêu, nhưng mức độ đó lại không đủ – ít nhất là khi so sánh với những lựa chọn có sẵn khác.

image: fizkes/Shutterstock

2. “Anh yêu em, nhưng không thể sống cùng em”

“Coi nào, em cũng ghét phải nói lời từ giã. Nhưng đôi khi, chúng ta cần xa nhau để có thể sống tiếp.”

– Rachel Caine, Fall of Night

“Nếu em ở lại, em sẽ chỉ cản đường anh, vì vậy em sẽ đi, nhưng em sẽ luôn yêu anh.”

– Dolly Parton (sau này là Whitney Houston và những người khác) (lời bài hát I Will Always Love You)

Trong một mối quan hệ lãng mạn lâu dài, chúng ta nên xét đến các yếu tố phi lãng mạn liên quan đến việc chung sống của đôi bên. Yêu một người không phải lúc nào cũng đủ để quyết định sống cùng người đó. Sống cùng nhau và cùng xây đắp tổ ấm chắc chắn cần có tình yêu – nhưng hơn thế nữa, nó còn đòi hỏi khả năng giúp nhau cùng đi lên. Ví dụ về các lý do phổ biến trong nhóm này là:

“Anh không thể giúp em thăng hoa, vì anh không thể để em có điều tốt nhất cho em.”

“Anh không thể giúp em thành công – mà ngược lại, ở bên anh sẽ ngăn chặn con đường thành công của em.”

“Chúng ta không phù hợp để cùng nhau xây dựng một cuộc sống lâu dài, đầm ấm.” “Anh không phải là một người cha, người chồng hay người chu cấp tốt (mặc dù anh có thể là một người yêu tuyệt vời).” Trong nhóm lý do này, mức độ yêu là đủ để hỗ trợ cho mối tình bền vững, nhưng lại không đủ bền để sống cùng nhau. Người ta đôi khi thích thăng tiến trong cuộc sống hơn là tình yêu – thứ có thể kìm hãm sự thành công của chính họ hoặc đối phương.

Minh họa cho lý do đầu tiên là trường hợp của một người phụ nữ đã kết hôn nói rằng cô ấy yêu người chồng đầu tiên của mình rất nhiều, nhưng có gì đó bị thiếu trong quan hệ của họ khiến cô quyết định ly hôn. “Anh ấy chẳng có gì sai” cô nói, “Tuy nhiên tôi cảm thấy sự khẳng định bản thân sẽ không còn là một phần trong cuộc sống của tôi. Anh ấy không ngăn chặn nó, nhưng anh ấy sẽ không cho tôi thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Còn với người chồng thứ hai, tôi phải chống chọi rất nhiều, nhưng tôi cảm nhận được sự yêu thương sâu sắc từ anh và anh ấy có thể khiến tôi bộc lộ được bản thân.” Người phụ nữ này đã chọn đánh mất người chồng đầu tiên hơn là đánh mất chính mình.

Một ví dụ về việc mong muốn sự phát triển cho đối phương hơn là tình yêu là trường hợp của một người bắt đầu từ tình yêu sâu đậm rồi cuối cùng lại kết thúc mối quan hệ, nói rằng ở bên nhau sẽ khiến người mình yêu đau khổ về sau. Đây là chủ đề của bài hát nổi tiếng “I will always love you”, mà nhiều người coi là bài tình ca vĩ đại nhất mọi thời đại. Khi tính đến thực tế này, đôi khi chúng ta biết một ai đó bắt đầu từ tình yêu sâu sắc lại kết thúc mối quan hệ vì lo lắng rằng việc ở cùng nhau sẽ khiến người mình yêu đau khổ mãi về sau. Trong trường hợp này, việc kết thúc mối quan hệ thể hiện sự quan tâm thực sự đến hạnh phúc của đối phương.

Có phải tình yêu là tất cả những gì chúng ta cần?

“Tất cả những gì bạn cần là tình yêu.”

– The Beatles

“Tất cả những gì bạn cần là tình yêu. Nhưng ăn một chút sô cô la bây giờ đi và sau đó sẽ không đau.”

— Charles Schulz

Tình yêu lãng mạn có tác động rất tích cực đến cuộc sống của một người. Điều này được thể hiện theo nhiều cách, chẳng hạn như sự hạnh phúc, thăng hoa và sức khỏe. Đối với một số người, nó là động cơ thúc đẩy cuộc sống của họ tiến lên. Tuy nhiên, con người cần nhiều thứ hơn là tình yêu để thăng hoa. Để tình yêu phát triển và bền bỉ, chúng ta cần một khuôn khổ sống đủ tốt. Khi tình yêu lãng mạn phát triển mạnh, nó có thể góp phần mang lại nhiều cảm giác chung về sự thịnh vượng. Tuy nhiên, đôi khi tình yêu và cuộc sống lại xung đột lẫn nhau. Và vì vậy chúng ta có thể thấy mình tự hỏi: Cái nào nên được ưu tiên, tình yêu hay cuộc sống? Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Một mặt, người ta có thể hy sinh mạng sống vì tình yêu (hãy nhớ đến Romeo và Juliet). Mặt khác, người ta có thể hy sinh tình yêu cho cuộc sống (ví dụ như kết hôn không tình yêu, nhưng vẫn thoải mái). Tất nhiên, hầu hết chúng ta đều đưa ra những quyết định lãng mạn rơi vào đâu đó giữa hai thái cực lộn xộn này. Đó là sức mạnh của tình yêu, bản chất của nhu cầu cuộc sống, và mức độ xung đột giữa hai yếu tố này là điều sẽ quyết định chính xác nơi chúng ta kết thúc mối quan hệ.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/in-the-name-love/201807/why-people-leave-partners-they-still-love

Tác giả: Aaron Ben-Zeév

Nguồn dịch: https://thegiversproject.home.blog/2019/07/26/tai-sao-mot-so-nguoi-lai-chon-roi-xa-nguoi-ma-ho-yeu/

menu
menu