Tại sao ta thích người này nhưng không thích người kia

tai-sao-ta-thich-nguoi-nay-nhung-khong-thich-nguoi-kia

Bài viết là chương trích đoạn “Tại sao ta thích người này nhưng không thích người kia” trong quyển sách Why We Don’t Like People (Tại sao ta không thích người khác - xuất bản năm 1931) của tác giả Donald A. Laird, giáo sư tiến sĩ tâm lý học.

Lời người viết: Bài viết là chương trích đoạn “Tại sao ta thích người này nhưng không thích người kia” trong quyển sách Why We Don’t Like People (Tại sao ta không thích người khác - xuất bản năm 1931) của tác giả Donald A. Laird, giáo sư tiến sĩ tâm lý học. Bài viết được cô đọng từ bàn gốc.

Làm gì để không gặp trở ngại trên chặng đường cuộc sống vì vô tình bị ghét? Làm sao để nhận biết được mình bị ghét mà không phải xấu hổ đi hỏi bạn bè và đồng nghiệp? Làm gì để kiểm soát được cách cư xử và thái độ để được người khác thích hơn?

Đó đều là những câu hỏi thực tiễn về tầm quan trọng cá nhân. Và cho đến gần đây thì vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi ấy.

Để tìm câu trả lời cho nhưng câu hỏi trên và các vấn đề tương tự, Viện Tâm lý học Colgate tiến hành thực nghiệm đo lường chính xác tầm ảnh hưởng tương đối của gần 100 đặc tính và thói quen đến việc một người được thích hay không được thích. Nghiên cứu này chỉ bao gồm những tính cách và thói quen mà chúng tôi nhận định là có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn bằng cách vận dụng ý chí và tự lực.

Thực nghiệm này cho thấy có 46 tính cách ảnh hưởng rõ rệt đến thái độ cảm xúc của người khác đối với chúng ta. Số còn lại, tưởng chừng có bản chất quan trọng trong vấn đề này, lại không cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể, dù là tích cực hay tiêu cực.

Những đặc tính sau đây không tạo nên khác biệt

Bạn có thể ăn vận sang chảnh như Thị trưởng Jimmy Walker hay Glenn Frank, hoặc truyền thống như Herbert Hoover hay Calvin Coolidge. Đối với người xung quanh bạn thì chẳng có gì khác biệt cả. Họ vẫn sẽ tiếp tục thích hoặc không thích bạn như cũ thôi. Điều tạo nên sự khác biệt là bạn có giữ quần áo gọn gàng ngăn nắp hay không - cái này ta sẽ nói sau.

Dù bạn luôn hòa nhã hay luôn hối hả cũng không ảnh hưởng đến việc người khác thích ghét bạn. Bạn có thể là một người dám nghĩ dám làm, một nhân viên xuất sắc, hoặc một người thong thả, điềm tĩnh và bình thản. Nhưng đừng lười biếng. Bạn sẽ thấy ở phần sau, lười biếng là khác đấy.

Bạn có thể kể chi tiết về sức khỏe của mình. Bạn có thể ngồi xuống thao thao bất tuyệt về ca phẫu thuật hay cơn đau bụng của mình mà không bị ghét. Vậy là may quá còn gì, vì có lẽ một phần tư thế giới chẳng thích gì hơn là khoe khoang về ca phẫu thuật hay nỗi đau thể chất của bản thân.

Ban đầu chúng tôi nghĩ nói về nỗi đau cá nhân sẽ là một đặc tính quan trọng. Bản thân tôi không thích nghe về nỗi đau của người khác. Nó làm tôi chán muốn chửi thề. Chắc hẳn vì tôi là một người rất lạc quan và thích nhìn mặt tích cực của sự việc. Nhưng dù thế nào thì kết quả cũng cho thấy đây chỉ là một tánh kỳ của cá nhân tôi thôi.

Không quan trọng bạn có chắc chiu từng đồng hay không. Người tằn tiện và kẻ tiêu hoang đều có thể kết bạn như nhau.

Bạn có thể tranh cãi về bất kỳ lập trường tôn giáo.

Bạn có thể chửi thề vì bức xúc, hoặc chửi thề thường xuyên theo thói quen.

Bạn có thể chơi khăm người khác.

Nhìn chung tất cả những điều trên đều không ảnh hưởng đến cảm giác của người khác đối với bạn.

Giọng của bạn có thể lảnh lót hay khàn khàn. Đây cũng là một đặc tính làm tôi thấy ngạc nhiên. Tôi thường không thích giọng của một số người, nhưng với người bình thường thì giọng nói không gây khác biệt gì cả. Giọng cao hay thấp không quan trọng. Nhưng có một số điều quan trọng về giọng nói sẽ được làm rõ sau.

Bạn có thể cười khúc khích hay ha hả về mọi thứ.

Bạn có thể dùng những từ ngữ phô trương. Bạn có thể dùng tiếng lóng. Bạn có thể nói về những chủ đề uyên bác. Bạn có thể nói giọng địa phương. Bạn có thể dùng cụm từ tiếng nước ngoài. Bạn có thể thường xuyên nói câu cửa miệng, như là “Tôi nên nói thế”. Những thói quen này không có ảnh hưởng cụ thể nào cả.

Bạn có thể ngắt quãng và tằng hắng giữa cuộc nói chuyện, để lựa đúng lời nói.

Bạn có thể chơi chữ.

Bạn có thể nắm cổ áo của người nghe, hoặc choàng tay qua vai họ.

Tất cả những điều này, nhìn chung, đều khá an toàn. Tuy nhiên, có thể người nắm giữ cơ hội thắng tiến của bạn không thích ai kể khổ, hay người có giọng khàn, như tôi chẳng hạn. Nếu sở thích của một người đặc biệt quan trọng đối với hạnh phúc hay khả năng thăng tiến của bạn, thì tốt nhất là không nên xem nhẹ bất kỳ quy tắc chung nào cả. Sở thích cá nhân là chủ đề đáng được nghiên cứu đặc biệt.

Chú ý thật kỹ những đặc tính sau

Giờ đến những đặc tính quan trọng hơn đây, những điều chắc chắn khiến đa số mọi người thích bạn. Theo thứ tự quan trọng, chúng tôi cho điểm những đặc tính này từ 1 đến 3. Chín đặc tính đầu tiên trong danh sách dưới đây đều có 3 điểm.

Đã nói là phải làm. Chỉ riêng đặc tính này thôi có thể không khiến người khác thích bạn, nếu bạn có nhiều đặc tính tốt khác bù vào, nhưng nó là thứ bạn có thể đem ra đánh cược. Nó không chỉ ảnh hướng đến trách nhiệm của bạn với cấp trên, mà còn đến mối quan hệ của bạn với hầu như tất cả mọi người trong giao thiệp đơn thuần.

Sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Không khoe khoang kiến thức. Giáo viên, phụ huynh hay lãnh đạo mặc định là sẽ bị ghét, chính vì bản chất công việc mà họ phải làm. Những người muốn được yêu thích thì phải cố gắng bù lại bằng những đặc tính khác. Ví dụ, họ phải có hai đặc tính nêu trên.

Không cho phép bản thân cảm thấy trên cơ đồng nghiệp, và cẩn thận kẻo họ cảm thấy bạn kiêu ngạo.

Đừng khiển trách người khác khi họ làm gì đó phật lòng bạn.

Đừng phô trương trong lời nói. Dù nhiều người hay có thói quen kể những câu chuyện khó tin, và điều này cũng vô hại trong đa số trường hợp, nhưng đây là một trong những đặc tính quan trọng làm tiền đề để ghét một người. Chúng tôi không đi sâu đến mức khẳng định rằng kể một câu chuyện hão huyền sẽ làm mất đi một người bạn, nhưng thói quen nói quá kéo dài thì chắc chắn là có đấy.

Đừng chế nhạo sau lưng người khác. Có một ví dụ cụ thể. Tôi biết một giáo đốc điều hành của một công ty, một người đàn ông khá khôn ngoan trong các vấn đề giao tiếp. Công ty của ông thống trị một thị trấn nhỏ. Khi ông đến người dân nơi đó gần như gõ trống khua chiêng để chào đón. Sáu tháng sau ông lại không thể nhờ một người dân nào cho đi nhờ xe mà họ không cau có cả.

Người đàn ông này có tài năng phi thường. Điều khiến ông ta gặp vấn đề không liên quan gì đến công việc cả, mà là những gì xảy ra sau giờ làm. Ở sân golf chín lỗ tại địa phương, trong bưu điện chờ thư gửi đến buổi tối, hoặc để mua vui cho khách đến chơi nhà, ông sẽ kể những câu chuyện cười xấu hổ xảy ra với những người dân khác, hoặc bắt chước điệu bộ hài hước của một người bạn chơi golf khi vung gậy. Vui thì vui đấy, nhưng điều này khiến mọi người cảm thấy lo ngại rằng “biết đâu ngày mai ông ta sẽ chế giễu mình”.

Đừng mỉa mai. Thói quen này kích thích phản ứng tinh thần ở đối phương giống y như thói quen chế giễu ở trên vậy.

Không hành xử hách dịch.

Đó là toàn bộ những đặc tính mà tôi cho điểm 3. Đó cũng đủ để ta có cái nhìn khá công tâm về sở thích, sở ghét và lý do của con người. Người ta thường không thích nghe ai nói quá, không thích người không đáng tin cậy, không thích người không sẵn lòng giúp đỡ người khác. Những đặc tính bao quát này đem lại cảm giác rất mạnh. Bản chất của những sở ghét này đều ẩn chứa những phẩm chất đạo đức tốt. Không phải nói nhiều, đó là phẩm chất nằm sâu hơn nhưng biểu hiện bề mặt như là dễ yếu lòng với rượu bia, cờ bạc, hay những câu chuyện không rõ ràng. Những biểu hiện này không có ảnh hưởng gì đến cảm xúc của người khác đối với bạn.

Trước khi đến với những đặc tính điểm 2, ta nên tìm hiểu về những giả thuyết tâm lý có liên quan, để liên hệ với những đặc tính còn lại. Từ dữ liệu của chúng tôi và trao đổi với những người tham gia nghiên cứu, nhìn chung chúng ta không thích người khác vị một trong ba lý do. Ta không thích họ vì sợ họ. Họ hay mỉa mai, và có thể hay chế giễu sau lưng. Ta không thích họ vì họ hạ thấp cái tôi của ta. Họ thích sai bảo, hống hách, họ biết nhiều hơn ta, hoặc bằng cách nào đó họ khiến ta cảm thấy thấp bé. Ta không thích họ vì họ làm những việc hèn mọn khiến ta khó chịu. Những đặc tính điểm 3 hoặc 2 liên hệ mật thiết với việc hạ thấp cái tôi hoặc khiến ta cảm thấy sợ. Ngược lại, những đặc tính tốt ở bất kỳ thang điểm đều mang lại niềm vui và cảm xúc hứng khởi đối với người được tiếp xúc. Những đặc tính có tầm quan trọng thấp, ở thang điểm 1, thường nghiêng về phần khó chịu, phiền nhiễu nhiều hơn.

Dưới đây là những đặc tính điểm 2.

Giữ quần áo gọn gàng và tươm tất. Sự sạch sẽ gần như là một đức hạnh vĩ đại nhất. Nó được yêu thích tương đương với độ tin cậy và sự giúp đỡ.

Đừng cười nhạo sai lầm của người khác. Không bao giờ cười nhào một người vì họ ăn mặc kỳ quặc đến nơi công cộng, hay dùng sai nĩa trên bàn ăn, hoặc đi ngoài đường mà đuôi áo sơ mi không đóng thùng hết. Muốn cười hãy đi xem phim, đi nhạc hội, hoặc đọc báo Pháp luật và Đời sống. Đừng lấy người khác ra làm trò cười trong cuộc sống.

Không tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác giới. Dù đa số mọi người không phản đối những câu chuyện bất minh, nhưng chắc chắn họ sẽ phản đối những thái độ miệt thị đối với người khác giới.

Đừng cố vạch lá tìm sâu với tất cả mọi người. Cũng như rất nhiều đặc tính làm người ta ghét, hành vi này thường gia tăng theo số tuổi, đặc biệt là ở tuổi cao. Việc tuổi tác khuếch đại những đặc tính khó ưa như thế này giải thích được vì sao người trẻ thường nghĩ mình khó nói chuyện được với người lớn tuổi.

Đừng chỉnh sửa lỗi sai của người khác. Đừng cố gắng tỏ ra là cảnh sát chính tả hay một quyển sách đạo đức với bạn bè. Nếu họ muốn nghe chỉ trích, họ hoàn toàn có thể hỏi, hoặc biết được sai sót của mình bằng một quyển sách chính thống. Đưa ra lời khuyên tưởng chừng là háo phóng ấy không đem lại lợi ích gì cả.

Đừng đùa giỡn ảnh hưởng đến người nghe. Khá tương đồng với việc chế nhạo sau lưng người khác, nhưng không hoàn toàn giống nhau.

Đừng cố làm theo ý mình. Điều này không giống với cư xử hách dịch! Nếu cấp trên của bạn bảo bạn làm một việc theo một cách nhất định, đừng bướng bỉnh tiếp tục làm theo cách cũ bạn hay làm.

Đừng nổi giận.

Đừng bắt đầu một cuộc tranh cãi.

Mỉm cười ôn hòa.

Đừng nói chuyện không ngừng. Không quan trọng giọng của bạn cao hay thấp, khàn hay lảnh lót, hoặc bạn dùng câu cửa miệng, từ tiếng nước ngoài, hay tiếng lóng. Những thói quen này đều khá trung lập, nhưng nói dài nói dai nói không ngừng thì khác. Tật này có vẻ phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới, nhưng chúng tôi nhận thấy trong một vài thực nghiệm, nam giới trẻ tuổi nói nhiều hơn nữ giới trẻ tuổi. Ngoài ra, người trẻ nữ không thích đặc tính này ở người bạn khác giới của mình.

Đừng hiếu kỳ chuyện của người khác.

Những đặc tính sau có điểm 1.

Đừng nhờ vả người khác.

Đừng mất kiên nhẫn với những ý tưởng hiện đại.

Đừng nói về những vấn đề cá nhân. Bạn có thể nói về sức khỏe, nhưng đừng bàn luận về những vấn đề khác, như là khó khăn tài chính, gia đình bất hòa, hoặc những điều xấu tính mà người khác đối xử với bạn.

Đừng lan truyền lời đồn. Những kẻ ngồi lê đôi mách còn chẳng được chính đồng đạo của mình ưa thích.

Luôn vui tươi.

Sống nhiệt tình, chứ không phải thụ động.

Đừng phát âm sai. Trong vở kịch “A Kiss for Cinderella” (Nụ hôn cho nàng Lọ Lem), James M. Barrie đã dùng đặc tính này làm một cách thông minh để xây dựng sự khó ưa của một nhân vật, người cảnh sát thường xuyên mắc lỗi phát âm.

Đừng hoài nghi người khác đang cố gắng lừa bạn.

Đừng lười biếng. Là một nhân viên áp lực hay thoải mái đều không ảnh hưởng cụ thể đến độ yêu thích của bạn, nhưng nếu lười biếng, bạn sẽ bị ghét đấy.

Đừng mượn đồ.

Đừng sữa chữa lỗi sai của người khác.

Đừng cố gắng khiến người khác tin điều bạn tin. Thói quen này cũng tương tự với bắt đầu một cuộc tranh cãi.

Đừng tuyên truyền chính trị.

Đừng nói quá nhanh. Nói nhiều thì điểm 2, nói nhanh thì điểm 1.

Thích để được thích

Có một giai đoạn trong thực nghiệm chúng tôi bảo người tham gia viết ra thật nhanh chữ viết tắt tên của người mà họ rất không thích. Nửa phút sau chúng tôi bảo mọi người dừng bút. Trong nửa phút đó có người chỉ nghĩ được một cái tên làm họ ghét. Có người khác viết được tận 14 người. Có người vừa đặt bút viết đã rất nhanh nghĩ ra được người mà họ ghét.

Thực nghiệm này cho thấy người không thích nhiều người nhất lại chính là người bị có nhiều đặc tính hay bị ghét nhất. Điều này khiến chúng tôi tự tin nói rằng nhìn chung thì nếu bạn ghét nhiều người thì ngược lại có thể bạn cũng bị nhiều người không ưa. Và tương tự nếu bạn thích nhiều người bạn cũng có thể được nhiều người yêu mến.

 

Janie dịch

Nguồn: Why We Like Some People and Don't Like Others | The Art of Manliness

menu
menu