Tại sao thất tình lại gây cảm giác đau khổ?

tai-sao-that-tinh-lai-gay-cam-giac-dau-kho

Yêu đương khiến mọi người lâng lâng và hưng phấn nhưng việc cắt đứt mối liên kết đó gây ra một loạt cảm xúc tiêu cực, có thể gây đau đớn về mặt thể xác.

Các nhà khoa học giải thích, những cảm xúc tiêu cực này bị ảnh hưởng bởi hormone "tan vỡ trái tim" (broken-heart). Với sự gia tăng hormone căng thẳng cortisol, adrenaline, noradrenaline và sự giảm hormone hạnh phúc serotoninoxytocintrong cơ thể, các triệu chứng về thể chất xuất hiện, khiến mọi người cảm thấy đau đớn.

Tiến sĩ Deborah Lee (Anh) cho biết có một lý do về mặt sinh lý khiến việc đau khổ khi thất tình trở thành một trải nghiệm đau đớn và các triệu chứng không chỉ nằm trong tâm trí.

Khi bạn yêu, sẽ có một sự tuôn trào hormone tự nhiên. Chúng bao gồm hormone oxytocin tạo cảm giác ấm áp và hormone dopamine khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Nhưng khi bạn hết yêu, mức oxytocindopamine giảm xuống, trong khi cùng lúc đó, mức độ của một trong những hormone gây căng thẳng là cortisol lại tăng lên.

Điều này dẫn đến các tình trạng như huyết áp cao, tăng cân, mụn trứng cá và tăng lo âu.

Sự từ chối xã hội khi thất tình cũng kích hoạt các vùng não liên quan đến nỗi đau thể xác, một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Khoa học Sinh học đã ghi nhận.

Người tham gia nghiên cứu vừa thất tình được cho xem một bức ảnh về người yêu cũ của họ. Chụp cộng hưởng từ MRI phát hiện ra các vùng não thường liên quan đến chấn thương thể chất, bao gồm vỏ não cảm giác thứ cấp và thùy đảo sau lưng, đã được kích hoạt.

Những tác động thần kinh của tình trạng "tan vỡ trái tim" có thể đạt đến mức độ của nỗi đau thể xác với triệu chứng như đau ngực và các cơn hoảng loạn, khiến một người cảm thấy bị đánh gục hoặc bị đè bẹp. Tình trạng "tan vỡ trái tim" dường như liên quan đến một số cơ chế thần kinh giống như cơ chế của nỗi đau thể xác.

Trong những trường hợp hiếm hoi, tình trạng này có thể là một dạng bệnh lý được gọi là bệnh cơ tim takotsubo. Theo các chuyên gia y tế của trung tâm Mayo, Mỹ, tình trạng tim này do mức độ căng thẳng cao hoặc cảm xúc cực đoan. Nó gây ra những thay đổi tạm thời về cách tim bơm máu và đôi khi khiến tim bơm mạnh hơn, thường gây ra đau ngực.

Eric Ryden, bác sĩ tâm lý lâm sàng và nhà trị liệu tại phòng khám Trị liệu cho các cặp đôi ở Anh nói rằng mặc dù nỗi đau khổ là điều tàn khốc nhưng việc vượt qua những cảm xúc này có thể là một đặc điểm mà con người đã tiến hóa để giúp họ tồn tại.

Nguy cơ và tác động của sự tan vỡ trái tim có thể được coi là một phần của động lực thúc đẩy tìm kiếm sự gắn bó an toàn với một đối tác lãng mạn khác.

Thùy Linh (Theo Livescience)

menu
menu