Tại sao tình yêu không cần phải kéo dài mãi mãi...

tai-sao-tinh-yeu-khong-can-phai-keo-dai-mai-mai

Đây không phải là tiêu chí mà ta áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào khác trong đời sống.

Đây không phải là tiêu chí mà ta áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào khác trong đời sống. Khi yêu thích một cuốn sách, ta không nghĩ rằng mình sẽ phải đọc nó mãi mãi. Nếu một câu chuyện cười khiến ta vui vẻ, ta cũng không cho rằng cần phải nghe đi nghe lại nó không ngừng. Ta có thể say mê công việc mình làm, nhưng điều đó không có nghĩa ta sẽ gắn bó với nó đến cuối đời. Ta có thể yêu một ngôi nhà, nhưng đến một lúc nào đó, vẫn thấy cần phải chuyển đi nơi khác.

Thế nhưng, sự tỉnh táo, thực tế và sự chấp nhận rằng mọi thứ đều có giới hạn ấy lại không mấy hiện diện ở một lĩnh vực mà chính sự thiếu vắng này có thể gây ra tổn thương lớn nhất: lĩnh vực tình yêu. Ở đây, một cách phi lý và không cần thiết, ta bị ràng buộc bởi một luật lệ vô hình của xã hội, rằng tình yêu phải kéo dài mãi mãi – bằng không, nó sẽ bị xem như chưa từng có chút giá trị nào ngay từ đầu.

Celia Johnson saying farewell to Trevor Howard in David Lean’s 1945 film Brief Encounter

Hãy nghĩ đến cảnh Celia Johnson nói lời từ biệt với Trevor Howard trong bộ phim Brief Encounter (1945) của David Lean. Có những cặp đôi chia tay sau 20 năm đầy mật ngọt, thấu hiểu và những cuộc phiêu lưu cùng nhau, để rồi khi họ thông báo điều này, lại bị người khác nhìn nhận như thể họ vừa trải qua một vụ sát hại hay một ca phẫu thuật hỏng. Có những người bị thúc ép phải nhìn nhận thất bại trong sự kết thúc của 40 năm chung sống vốn thường tràn ngập sự bình yên và hạnh phúc.

Chúng ta bị xã hội dẫn dụ để nhìn thấy bi kịch ở nơi đáng ra chẳng có, để than khóc và tra vấn bản thân ngay cả khi không có những nỗi đau xứng đáng hay những cuộc kiểm điểm sâu sắc nào cần thực hiện. Nhưng bản chất của cuộc sống là một chuỗi những hành trình và giai đoạn khác nhau. Ta có quyền đắm mình vào những bộ phim, những vùng đất, những người bạn, những món ăn – và rồi, một ngày nào đó, rời xa chúng. Thế nhưng, vì lý do nào đó, trong tình yêu, mọi sự chia tay đều bị gắn với sự đổ vỡ, phản bội hoặc thất bại.

Trong một thế giới công bằng hơn, chúng ta sẽ đánh giá thành công của một mối quan hệ bằng một tiêu chí duy nhất: liệu nó có cho phép hai người hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau trong bầu không khí của sự tử tế, niềm vui, sự bao dung và đồng cảm hay không. Khi ấy, không quan trọng mối quan hệ đó kéo dài 30 năm, hai tháng rưỡi, sáu ngày, hay chỉ một buổi tối dài. Dựa trên cách đánh giá này, bất kỳ mối tình nào cũng sẽ được xem như một thành công không thể chối cãi.

Chúng ta đã gây ra cho mình và cho người đồng hành cùng ta sự bất công lớn lao – và rơi nước mắt nhiều hơn những gì đáng lẽ phải có – chỉ vì không hiểu được giới hạn hợp lý của tình yêu, và không trân trọng đóng góp của tất cả những con người thú vị, tử tế và đầy phức tạp đã từng bước vào cuộc đời ta, cũng như ta đã từng bước vào cuộc đời họ.

Câu thề nguyện “cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta” xứng đáng được nhìn nhận như một trong những điều luật tàn nhẫn và xa rời cảm xúc thực tế nhất mà nhân loại từng tự giam mình vào.

Nguồn: WHY IT SHOULD NOT HAVE TO LAST FOREVER…The School Of Life

menu
menu