Tầm quan trọng và phương pháp tự nhận thức bản thân

tam-quan-trong-va-phuong-phap-tu-nhan-thuc-ban-than

Thừa nhận những vấn đề mình đang gặp phải là bước đầu tiên để hoàn thành tốt khía cạnh của cuộc sống. Tự nhận thức và khả năng xem xét nội tâm

Thừa nhận những vấn đề mình đang gặp phải là bước đầu tiên để hoàn thành tốt khía cạnh của cuộc sống. Tự nhận thức và khả năng xem xét nội tâm (hay sự nội quan – introspection) có vẻ là lời hứa cho đích đến cuối cùng của những người thầy self-help, nhưng đó chỉ là điểm khởi đầu trong quá trình phát triển bản thân mà thôi.

Không thể tự phát triển nếu không biết tự nhận thức bản thân

Tự nhận thức bản thân (self-awareness, đôi khi cũng được gọi là self-knowledge hoặc nội quan – introspection) là việc một cá nhân thấu hiểu được những nhu cầu, ước muốn, tình cảm, thói quen và tất cả những điều khác liên quan tới bản thân mình. Một người càng biết nhiều về chính mình thì sẽ càng dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc sống và tìm cách đáp ứng những nhu cầu của mình.

Tự nhận thức bản thân là một bộ phận quan trọng của liệu pháp trị liệu và triết học. Nó cũng là cơ sở của việc phát triển cá nhân, giả thiết này có nghĩa là một người nếu thu thập được nhiều thông tin về chính mình thì anh ta có thể phát triển mình dựa trên những thông tin đó. Tờ New York Times đưa ra nguồn gốc của việc này như sau:

Quan điểm của Socrate là “Hãy tự biết chính mình (Know thyself)”. Dù điều này khiến nhiều triết gia ngạc nhiên nhưng tự nhận thức về mình đòi hỏi không chỉ khả năng nhận thức, đánh giá trí tuệ mà cả tình cảm của chính mình. Theo kinh nghiệm của tôi (tác giả bài viết trên NYT), không phải tất cả các triết gia đều nhận thức được cá nhân trên phương diện cảm xúc. Nhiều người có khuynh hướng coi những trạng thái lên xuống trong cảm xúc của mình như những vật cản của lý trí. Freud, hơn nhiều nhà thông thái ở Athens, đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc nhìn thấu cảm xúc của con người (emotional self-transparency). Cũng như những bi kịch Hy Lạp nhưng không cần phải có kiến thức về thơ ca, ông nhắc nhớ chúng ta rằng việc tìm được sợi dây liên kết với những cảm xúc phong phú của chính mình là không hề đơn giản.

Về cơ bản thì, càng chú ý tới những cảm xúc của mình, bạn sẽ càng hiểu rõ vì sao mình cư xử như vậy trong mọi tình huống. Khi biết rõ hơn về những thói quen của mình thì bạn cũng sẽ dễ dàng cải thiện chúng. Trong hầu hết các trường hợp, điều này cần trải qua vài lần thử nghiệm. Một bài báo khác của tờ NYT nhắc tới vấn đề tự nhận thức bản thân và một phương pháp gọi là phương pháp vòng lặp kép (double-loop learning). Trong phương pháp này, chúng ta sẽ đặt câu hỏi cho mọi khía cạnh của cách thức tiếp cận, bao gồm cả phương pháp luận, khuynh hướng thành kiến (bias) và những giả thiết đã được thiết lập vững chắc. Việc tự xem xét lại chính mình (self-examination) có chút khác biệt về mặt tâm lý này yêu cầu chúng ta phải trung thực, sẵn sàng nghi ngờ niềm tin của chính mình và can đảm hành động theo những thông tin có được. Điều đó có thể dẫn tới cách nghĩ hoàn toàn mới về cuộc sống và những mục tiêu của cuộc đời.

Bạn có thể đọc mọi lời khuyên, áp dụng lịch trình hàng ngày của các thiên tài, nuốt từng lời của những trang viết self-help trên màn hình máy tính nhưng sẽ là vô ích nếu bạn không biết rõ mình để áp dụng chúng.

Tự nhận thức bản thân không phải là liều thuốc thần thánh nhưng nó là bước quan trọng đầu tiên

Rất dễ nhầm lẫn rằng việc hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề, vì thực ra đó chỉ là bước đầu tiên. Tâm trí ta dễ bị tác động và nuôi dưỡng bởi các quan niệm thành kiến, từ đó khiến ta đưa ra quyết định. Trong cuốn sách Thinking, Fast and Slow, nhà nghiên cứu Daniel Kahneman chỉ ra rằng thậm chí sau nhiều năm nghiên cứu về thành kiến và khả năng ra quyết định của con người, ông vẫn mắc phải những lỗi đã từng mắc trước đó. Thêm vào đó ông cũng nói trong TED Talk rằng cách chúng ta nhớ về các sự kiện không phải luôn luôn chính xác. Ngay cả khi dành nhiều thời gian nhìn lại quá khứ, góc nhìn vẫn có những thay đổi.

Một bài báo trên tạp chí Psychological Sience chỉ ra rằng có khá nhiều điểm mù mà ta không thể tự nhận thức được. Về cơ bản thì chúng ta chỉ có thể tạo dựng 1 hình ảnh cá nhân tới điểm mà ta không thể nhìn thấy những điểm yếu của mình.

Cải thiện khả năng nhận thức bản thân với các bài tập

Nhận thức chính mình không đơn giản và rất khó để loại bỏ mọi thành kiến nhận thức mà bạn có. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta không thể cố gắng. Tuy không thể giải quyết mọi vấn đề nhưng ít nhất cũng sẽ tạo ra một số thay đổi khi bạn thực hiện các cách sau.

  • Nhìn nhận bản thân khách quan hơn: Học cách xem xét, đánh giá và có thể là chỉ trích những quyết định của chính mình. Tốt hơn nữa là nói chuyện và lắng nghe những phê bình từ người mà bạn tin tưởng.
  • Viết ra mục tiêu (manifesto): Mục đích chính của tự nhận thức là tự phát triển bản thân. Vì thế việc viết ra 1 danh sách mục tiêu mình muốn đạt được sẽ là cách đẩy bản thân tới nơi bạn muốn.
  • Viết nhật kí: Như đã được nhà nghiên cứu Kahneman đề cập, trí nhớ chúng ta nhận thức quá khứ khá sâu. Nếu muốn có cái nhìn chính xác thì viết nhật kí là phương pháp khá hay. Nhật kí giúp bạn nhận thức những gì mình đang làm và từ đâu mà các vấn đề phát sinh. Dành thời gian viết ra ngay cả những chuyện nhỏ nhất như ăn uống, tắm rửa hay ngủ nghỉ sẽ giúp bạn chú ý tới xu hướng chung. Để có cái nhìn sâu hơn về kĩ năng ra quyết định, Harvard Business Review gợi ý cách viết ra những gì bạn nghĩ sẽ xảy ra trong tương lai và chờ khoảng 9, 10 tháng rồi đánh giá lại những gì mình đã viết.
  • Đánh giá bản thân: Đánh giá bản thân là việc làm khá gây bực mình ở công sở, nhưng bạn có thể tận dụng nó theo cách có ích. Thay vì dành thời gian nghĩ xem mình cần cải thiện điều gì thì những gì sếp và đồng nghiệp nghĩ về bạn sẽ giúp bạn nhìn mình từ góc độ của người khác, từ đó sẽ có thêm hiểu biết về chính mình.

Lược dịch.

Nguồn: Lifehacker

Dịch bởi https://banchihoa.wordpress.com/2016/01/17/tam-quan-trong-va-phuong-phap-tu-nhan-thuc-ban-than/

menu
menu